Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2015-05-06
2015-05-06
05062015-human-resou-issues.mp3
Cứ
mỗi lần Hội nghị Trung ương mở ra là giới quan sát trong cũng như ngoài
nước đểu chú ý tới vấn đề chọn lựa nhân sự hơn bất cứ vấn đề nào khác.
Trong bải diễn văn lần này Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh tới
vấn để nhân sự và báo chí đồng loạt nhắc lại điều này như một biến cố
có thể khiến Đảng lung lay.
Đối
với các nước dân chủ có chế độ bầu cử tự do thì việc chọn lựa người
lãnh đạo quốc gia là cơ hội cho dân chúng thực hiện quyền phổ thông đầu
phiếu của mình. Riêng tại các nước theo chế độ Cộng sản thì cuộc đầu
phiếu theo ý dân sẽ được vài trăm Ủy viên Bộ chính trị họp kín với nhau
để chọn người lãnh đạo cho chính họ và cho người dân cả nước.
Tổng
bí thư là vị trí quyền lực cao nhất, trên cả Quốc hội và chính phủ, sẽ
được Hội nghị Trung ương lần này thảo luận và bàn bạc cho kỳ Đại hội
Đảng 12 sẽ diễn ra vào năm tới.
Cuộc tranh giành quyền lực
Mặc
dù Hội nghị được xem là tuyệt mật nhưng chưa bao giờ thoát khỏi sự rò
rỉ từ bên trong cùng những thông tin được tổng hợp từ bên ngoài sẽ cho
thấy một kết quả nào đó từ các ứng viên có ý định đại diện cho phe nhóm
của mình tiến tới việc nắm giữ vị trí then chốt nhất của chế độ.
Nhiều
chuyên gia quan sát chính trường Việt Nam đồng ý rằng có hai phe được
các nhóm lợi ích hỗ trợ trong cuộc tranh giành quyền lực. Hai phe này đã
hình thành ít nhất từ Hội nghị Trung ương 6 hai năm trước đây khi ông
Tổng bí thư, đại diện cho nhóm Đảng đã cố lật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
nhưng thất bại một cách cay đắng và từ đó tới nay mối bất đồng ngày một
đào sâu, đặc biệt khi đường đua tới đích ngày một rút ngắn.
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, một nhà bất đồng chính kiến nổi bật đưa ra nhận xét về vấn đề mà Hội nghị đang bàn tới:
-Bây
giờ chủ yếu vấn đề được quan tâm là vấn đề nhân sự, phe nào thì được
những ghế nào. Một số nhân vật được coi như đã an bài rồi ví dụ như
Nguyễn Phú Trọng, thì ngoài vấn đề tuổi tác, mà nếu ông ta còn trẻ thì
chắc cũng bị cho về vườn thôi vì với một bản lĩnh non kém như thế thì
chắc chắn không tồn tại được trong vị trí Tổng bí thư nữa. Còn những vị
trí khác thì rõ ràng bây giờ trước Đại hội 12 thì có phe Nguyễn Phú
Trọng và một phe cầm đầu bởi Nguyễn Tấn Dũng. Hai phe này đã từng giao
chiến mà trận giao chiến ác liệt nhất là Hội nghị Trung ương 6 mà Nguyễn
Phú Trọng đã khóc lóc sụt sùi khi không hạ bệ được Nguyễn Tấn Dũng.
Bây giờ trước Đại hội 12 thì có phe Nguyễn Phú Trọng và một phe cầm đầu bởi Nguyễn Tấn Dũng. Hai phe này đã từng giao chiến mà trận giao chiến ác liệt nhất là Hội nghị Trung ương 6 mà Nguyễn Phú Trọng đã khóc lóc sụt sùi khi không hạ bệ được Nguyễn Tấn DũngTS Nguyễn Thanh Giang
TS
Nguyễn Thanh Giang cho rằng mặc dù bị đánh tận lực trong Hội nghị Trung
ương 6 nhưng ông Dũng không có cơ hội phản kích. Điều ông Dũng cố làm
là hạ uy tín ông Trọng khi chọn thái độ đi ngược lại những gì mà ông
Tổng Bí thư đã làm hay đã tuyên bố. Trong khi ông Trọng giữ vững lập
trường xem Trung Quốc là bạn thì ông Dũng lại cho rằng “nhất định không
chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu
nghị viển vông, lệ thuộc”, TS Nguyễn Thanh Giang nhận xét về thế mạnh
của ông Dũng trong Hội nghị lần này:
-Sau
này ông Dũng không đánh thẳng vào Nguyễn Phú Trọng như các tuyên ngôn
khác hẳn của Nguyễn Phú Trọng đối với vấn để Trung Quốc, đối với vấn đề
kinh tế thị trường hay vấn đề diều luật biểu tình hay xã hội, thái độ
với doanh nghiệp nhà nước…người ta thấy hai bên có những cái sai biệt
nhau vấn đề quan trọng nhất và cao nhất là vị trí Tổng bí thư thì người
ta nghĩ rằng trong thế thượng phong hiện giờ thì rất có thể là ghế Tổng
bí thư sẽ nằm trong tay Nguyễn Tấn Dũng, vấn đề là ông ấy có kiêm nhiệm
luôn Chủ tịch nước hay là sau đó có chuyển biến thành chế độ Tổng thống
hay không thì còn phải chờ xem.
TS
Phạm Chí Dũng, một nhà báo, chuyên gia kinh tế và có rất nhiều bài viết
nhận định chính trị chú ý tới khía cạnh nhân quyền trước khi Hội nghị
khai mạc. Chỉ dấu im ắng không khủng bố, càn quét người đối lập như
trước đây cho thấy một diễn biến khác lạ có thể là dọn đường cho ông
Trọng sang Mỹ nhưng cũng có thể cho thấy một chủ trương nào đó từ phía
Đảng:
Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng (giữa) mỉm cười đi phía sau Tổng Bí thư Đảng Cộng
sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (trái) và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
tại một kỳ họp Quốc hội ở Hà Nội năm 2012.
-Hội
nghị Trung ương 11 lần này tôi muốn đề cập đầu tiên là vấn đề nhân
quyền. Trong vòng hai năm qua đây là Hội nghị Trung ương lần thứ hai mà
trước Hội nghị không diễn ra bắt người còn hầu như tất cả các Hội nghị
Trung ương trước đây đều diễn ra tình trạng bắt các blogger, các nhà bất
đồng chính kiến trước khi diễn ra Hội nghị đó là vấn đề mà chúng ta cần
xem xét.
Thứ
hai, ta có thể so sánh Hội nghị Trung ương 11 lần này với Hội nghị
Trung ương 7 vào năm 2013 khi đó diễn ra sự kiện khá lớn trong Bộ chính
trị là bổ xung hai Ủy viên Bộ chính trị. Có 4 ứng cửa viên mà sau đó chỉ
chọn hai người là ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyễn Thị Kim Ngân còn
ông Nguyễn Bá Thanh và ông Vương Đình Huệ bị trượt và Hội nghị Trung
ương lần thứ 7 vấn đề nhân sự rất quan trọng.
Từ
quan trọng kỳ này đổi thành hệ trọng theo lời của Tổng bí thư Nguyễn
Phú Trọng mà thậm chí báo chí còn rút tít là vấn để nhân sự kỳ này ảnh
hưởng sinh mệnh của Đảng điều đó cho thấy công tác nhân sự khi Đại hội
Đảng lần thứ 12 diễn ra vào năm 2016 hệ trọng đến thế nào.
Bài diễn văn chống Mỹ
Mặc
dù Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chiếm được khá nhiều cảm tình của người
dân qua các tuyên bố cứng cỏi, nhưng bài diễn văn đọc nhân ngày 30 tháng
4 vừa qua là một tì vết cho sự nghiệp chính trị của ông. TS Phạm Chí
Dũng nhận xét:
Thái độ của ông Dũng hầu như chưa tỏ ra có mối quan hệ với TQ nhưng đặc biệt khi mà ta nhắc lại cái diễn văn chào mừng ngày 30/4 của ông Dũng có thể nói thẳng đó là một bài diễn văn chống Mỹ...Đó là một diễn văn bất cập với những ngôn từ gay gắt quyết liệt, kể cả mang tính chất khiêu khíchTS Phạm Chí Dũng
-Trong
suốt hai nhiệm kỳ làm thủ tướng của ông Dũng cho tới nay ông chưa xuất
hiện ở Bắc Kinh và điều đó không cho thấy một tín hiệu quá rõ ràng về
việc Thiên triểu có thể có một ảnh hưởng lớn đối với ông Nguyễn Tấn
Dũng.
Tôi
cho rằng thái độ của ông Dũng hầu như chưa tỏ ra có mối quan hệ với
Trung Quốc nhưng đặc biệt khi mà ta nhắc lại cái diễn văn chào mừng ngày
30 tháng 4 của ông Dũng có thể nói thẳng đó là một bài diễn văn chống
Mỹ. Hầu như không nhắc đến vai trò hỗ trợ kinh tế của Mỹ trong vấn đề
đầu tư nước ngoài và viện trợ kể cả vai trò của Mỹ trong Biển Đông trong
thời gian gần đây. Đó là một diễn văn bất cập với những ngôn từ gay gắt
quyết liệt, kể cả mang tính chất khiêu khích điều đó có lợi gì cho ông
Dũng khi ông được coi là một trong những người có thân nhân gần gũi nhất
với Hoa Kỳ?
Có
lẽ từ những sai lầm chiến lược này của ông Dũng đã khiến ông Trọng có
một bài diễn văn khá tự tin trước Hội nghị Trung ương 11 lần này, mặc dù
ông Trong vốn nổi tiếng là rất khô cứng khi đọc diễn văn. TS Phạm Chí
Dũng nhận xét:
-Hội
nghị Trung ương lần thứ 11 chúng ta chứng kiến một bài diễn văn có vẻ
khá tự tin của ông Nguyễn Phú Trọng, nó khác với diễn văn kết thúc Hội
nghị Trung ương 6 vào cuối tháng 9 năm 2012 đã cho thấy ưu thế phía Đảng
đang tăng lên đáng kể.
Người
dân không tin rằng Đảng sẽ làm được điều gì đột phá, ý nghĩa trong các
Hội nghị như thế này nhưng rất nhiều người trong đó có TS Nguyễn Thanh
Giang, vẫn ước ao sẽ có một cuộc vận động nào đó khiến Đảng Cộng sản
Việt Nam đổi máu để có thề tiếp tục con đường mà họ cho là phục vụ dân
tộc, phục vụ nhân dân:
-Trong
giai đoạn mà ông Nguyễn Phú Trọng cầm quyền thì mỗi một ngày Đảng với
dân lại chia hai con đường khác biệt cho nên người ta trông chờ hai phía
tích cực và tiêu cực. Phía tiến bộ và phía lạc hậu nó tự vận động trong
các hội nghị trung ương từ đây đến Đại hội đảng như thế nào thì may ra
cái Đại hội 12 nó sẽ khá lên một chút thì dần dần Đảng còn có thê một
phần nào giữ được cái vai trò lãnh đạo đất nước và dân tộc. Dù non kém
nhưng không đến nỗi quá tệ và thậm chí không đếnnỗi phản động như hiện
nay.
Hội nghị Trung
ương lần thứ 11 chưa kết thúc nhưng hầu như giới quan sát và đa số
người có quan tâm đều cho rằng sẽ không có bất kỳ một cuộc cách mạng
nhân sự nào vì Đảng vẫn giữ truyền thống chia sẻ ghế ngồi cho nhau nhằm
ổn định chính trị và nhất là giữ vững sự cai trị của mình.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen