THẢO LUẬN (18/05/15 06:171)
HỒNG THỦY
(GDVN)
- Đáng chú ý nhất là việc Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy trung
ương được Tập Cận Bình đẩy ra tiếp John Kerry trước khi ông Bình đích
thân tiếp.
Mỹ bỏ Ukraine, tập trung lật bài ngửa ở Biển Đông với Trung Quốc?"Putin đã bước vào vòng xoáy Biển Đông"Đa Chiều: Obama đã thay đổi hẳn lập trường về Biển Đông
Tập Cận Bình là người cuối cùng tiếp Ngoại trưởng Mỹ khi ông đến thăm Trung Quốc 2 ngày trước. |
Đa
Chiều ngày 18/5 bình luận, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã thăm chính
thức Bắc Kinh hôm 16 và 17/5, đây là chuyến công du thứ 6 của ông Kerry
đến Trung Quốc. Chủ nhà đã bày binh bố trận sẵn sàng đón Kerry khi Biển
Đông trở thành điểm nóng công khai được Washington tuyên bố sẽ đặt lên
bàn hội nghị với lãnh đạo Trung Nam Hải.
Vương
Nghị, Dương Khiết Trì, Phạm Trường Long, Lý Khắc Cường và Tập Cận Bình
lần lượt tiếp Ngoại trưởng Hoa Kỳ. Việc Tập Cận Bình đích thân tiếp ông
John Kerry theo Đa Chiều cho thấy quy mô đón tiếp của Trung Nam Hải lần
này trọng thị hơn hẳn mọi khi. Ngay cả đặc sứ của Tổng thống Obama sang
Bắc Kinh tháng 3 cũng không được Tập Cận Bình tiếp.
Trước khi ông Kerry đặt chân tới Bắc Kinh thì Mỹ đã có hành động ở Biển Đông. Báo chí MỹLOAN tin
tàu chiến USS Fort Worth Hoa Kỳ đã tuần tra sát các đảo nhân tạo Trung
Quốc xây (bất hợp pháp) ở Biển Đông trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Ash
Carter yêu cầu cấp dưới chuẩn bị phương án kéo chiến hạm, máy bay vào
hẳn 12 hải lý các đảo nhân tạo này.
Nhưng
khi hội đàm, Vương Nghị đã bác bỏ mọi quan ngại cũng như đề xuất của
John Kerry về các hành động giảm căng thẳng ở Biển Đông, đặc biệt là
việc Bắc Kinh xây dựng, cải tạo (bất hợp pháp) đảo nhân tạo ở Trường Sa
(thuộc chủ quyền Việt Nam). Vương Nghị nói với John Kerry rằng: "Ngài
đến đây không phải để cãi nhau đấy chứ?"
Còn
Lý Khắc Cường lúc tiếp John Kerry lại hết lời ca ngợi ông "cống hiến
không nhỏ cho quan hệ Trung - Mỹ, là người bạn tốt của nhân dân Trung
Quốc và Bắc Kinh mong muốn du trì hợp tác thiết thực với Hoa Kỳ". Nhưng
đáng chú ý nhất là việc Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy trung
ương được Tập Cận Bình đẩy ra tiếp John Kerry trước khi ông Bình đích
thân tiếp.
Phạm Trường Long được Tập Cận Bình đẩy ra tiếp John Kerry trước khi ông Bình gặp gỡ. |
Động
thái này được Đa Chiều cho là nước cờ "chiếu tướng" của Trung Nam Hải
đối với ý định nói thẳng chuyện Biển Đông của Ngoại trưởng Hoa Kỳ. Phạm
Trường Long đã lên giọng nói với Ngoại trưởng Mỹ rằng Washington nên
"cẩn thận trong phát ngôn và hành động". Ông Long lại tiếp tục luận điệu
(sai trái) quen thuộc rằng Bắc Kinh có (cái gọi là) chủ quyền không
tranh cãi ở Trường Sa.
Hoạt
động xây dựng (bất hợp pháp) được Phạm Trường Long đổi tên thành sự
việc nội bộ trong "phạm vi chủ quyền" không ai có quyền can thiệp, hy
vọng Washington có "cái nhìn khách quan, công bằng về Biển Đông, hiểu
chính xác ý đồ, sách lược của Trung Quốc và cam kết không ủng hộ bên nào
trong các bên tranh chấp".
Bản
tin của Đa Chiều nói rằng, ông John Kerry đã nói với Phạm Trường Long
"một số bình luận trên báo chí vừa qua không phải quyết định của Nhà
Trắng". Tuy nhiên Đa Chiều không nói rõ là thông tin, bình luận nào hay
muốn ám chỉ việc Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter yêu cầu phương án kéo
tàu bay, chiến hạm Mỹ vào trong 12 hải lý đảo nhân tạo Trung Quốc xây
dựng bất hợp pháp ở Trường Sa. Không thấy hãng truyền thông quốc tế lớn
nào nhắc tới nội dung này - PV.
Còn
Phạm Trường Long cũng nhắc đến thông tin Bộ trưởng Quốc phòng Ash
Carter yêu cầu phương án kéo chiến hạm, máy bay Mỹ vào khu vực 12 hải lý
các đảo nhân tạo. Long tuyên bố đây sẽ là hành vi "khiêu khích nghiêm
trọng" và có thể dẫn đến xung đột quân sự. Vì vậy Trung Quốc sẽ lựa chọn
chính sách tiên lễ (với John Kerry) hậu binh (chống chiến hạm, máy bay
Mỹ tiến vào 12 hải lý), Đa Chiều bình luận.
Tập
Cận Bình là người cuối cùng tiếp ông John Kerry. Trước đó truyền thông
Mỹ đưa tin ông John Kerry sẽ đặt thẳng vấn đề Biển Đông lên bàn trong
cuộc họp với Tập Cận Bình. Nhưng Trung Nam Hải chủ trương, Tập Cận Bình
là nguyên thủ quốc gia tiếp kiến John Kerry sẽ không bàn các vấn đề cụ
thể.
Mặt
khác 2 lần trước thăm Bắc Kinh vào tháng 4/2013 và tháng 2/2014, Tập
Cận Bình tiếp John Kerry trước rồi mới đến lượt Vương Nghị, Dương Khiết
Trì hội đàm. Còn lần này, Tập Cận Bình cho bộ sậu tiếp Ngoại trưởng Mỹ
trước và nói hết những gì cần nói.
Lúc
tiếp John Kerry tại đại lễ đường Nhân Dân, Tập Cận Bình tuyên bố, quan
hệ Trung - Mỹ vẫn ổn định toàn diện, đồng thời hai nước cần kiểm soát,
quản lý, xử lý các tranh chấp một cách thích hợp để định hướng mối quan
hệ tổng thể song phương sẽ không bị ảnh hưởng. "Thái Bình Dương đủ rộng
lớn cho cả Trung Quốc và Hoa Kỳ", Tập Cận Bình nhắc lại điều này với
Ngoại trưởng Mỹ. Hiện chưa rõ Nhà Trắng và Lầu Năm Góc sẽ phản ứng ra
sao trước diễn biến mới này.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen