- Được đăng ngày Thứ sáu, 15 Tháng 5 2015 07:00
Chọn
cỡ chữ
Dự
luật mới cho phép Nhật triển khai tối thiểu lực lượng cần thiết nếu một quốc gia
có quan hệ gần gũi bị tấn công. Nó cũng cho phép quân đội Nhật được hỗ trợ hậu
cần cho lực lượng nước ngoài hoạt động phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc.
Nội các Nhật Bản vừa chính thức thông qua dự luật thay
đổi chính sách an ninh lớn nhất kể từ Thế chiến 2, cho phép quân đội được tham
chiến ở nước ngoài.
Thủ tướng Shinzo Abe thăm lực lượng phòng vệ Nhật
Bản. Ảnh : Reuters
Đây được coi là bước đi đáng kể, tách dần khỏi chủ nghĩa
hòa bình thời hậu chiến và là một chiến thắng lớn về mặt chính trị của Thủ tướng
Shinzo Abe.
Thay đổi này phù hợp với những chỉ dẫn trong thỏa thuận
quốc phòng mới giữa Mỹ và Nhật Bản đưa ra tháng trước, giúp Nhật đóng vai trò
lớn hơn trong liên minh song phương khi Tokyo và Washington đối mặt với thách
thức từ sự trỗi dậy của quân đội Trung Quốc.
Tháng 7 năm ngoái, nội các của ông Abe đã thông qua nghị
quyết sửa đổi hiến pháp hòa bình, xóa bỏ lệnh cấm đối với việc thực thi quyền
phòng thủ tập thể, hay trợ giúp quân sự cho một quốc gia thân thiện trong trường
hợp nước này bị tấn công.
Tại cuộc họp báo sau khi nội các thông qua dự luật, ông
Abe đã bác bỏ những quan ngại rằng chính sách mới có nguy cơ đẩy Nhật vào những
cuộc chiến thông qua liên minh với Mỹ.
Ông khẳng định, chính sách mới chỉ nhằm tăng cường tính
răn đe. "Nhật Bản sẽ tiếp tục giữ vững cam kết 70 năm của mình là không trở
thành một nước hiếu chiến. Nhưng cũng không thể nhắm mắt trước những thay đổi
của thời gian, không thể đứng yên một chỗ. Phải hướng về phía trước với niềm tin
một nước Nhật hòa bình cho con cháu chúng ta".
Bình luận động thái của Nhật, Trung Quốc kêu gọi Tokyo
xem lại những bài học lịch sử còn Hàn Quốc thúc giục Nhật tuân thủ tinh thần
hiến pháp. Quan hệ giữa Nhật và hai nước này từng có nhiều căng thẳng trong thời
gian chiến tranh, do tranh chấp lãnh thổ.
Theo giới phân tích, cuộc tranh luận tại quốc hội Nhật
về dự luật này sẽ rất căng thẳng nhưng nó có nhiều khả năng được thông qua nhờ
phe cầm quyền chiếm ưu thế trong quốc hội.
Thăm dò dư luận cho thấy, các cử tri Nhật khá mâu thuẫn
trong chọn lựa ủng hộ hay phản đối dự luật. Kết quả khảo sát của truyền hình NHK
tuần này cho biết, có tới 49% người được hỏi không hiểu thay đổi bước ngoặt nói
trên có thực sự tốt hay không.
Dự luật mới cho phép Nhật triển khai tối thiểu lực lượng
cần thiết nếu một quốc gia có quan hệ gần gũi bị tấn công. Nó cũng cho phép quân
đội Nhật được hỗ trợ hậu cần cho lực lượng nước ngoài trong điều kiện hoạt động
phù hợp với Hiến chương LHQ.
Trong cuộc họp báo thường kỳ chiều nay, người phát ngôn
Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết : "Việt Nam mong muốn tất cả các
nước trong đó có Nhật Bản có những đóng góp mang tính tích cực và xây dựng vào
việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực Châu Á - Thái
Bình Dương cũng như trên toàn thế giới".
Thái An - Hồng Nhì (theo
Reuters)
Theo VietnamNet, 14/05/2015
********************
Bài đọc thêm :
Nhật cho phép viện trợ quân đội nước
ngoài
Nội các Nhật Bản lần đầu tiên đã phê chuẩn việc hỗ trợ
cho quân đội nước ngoài với điều kiện "phi quân sự".
"Dựa vào khuôn khổ mới, chúng tôi sẽ tăng cường hỗ trợ
phát triển chiến lược và đóng góp nhiều hơn cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng
của cộng đồng quốc tế", Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida nói với báo giới sau
cuộc họp nội các hôm qua.
Ngoại trưởng Nhật khẳng định viện trợ sẽ không được
sử dụng cho mục đích quân sự. Ảnh : Reuters
Đây là sửa đổi lần đầu tiên trong vòng gần 12 năm quy
định viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật với chính sách bấy lâu là
viện trợ nước ngoài không sử dụng cho các mục đích quân sự.
Nội các Nhật đã quyết định "nới rộng" điều khoản viện
trợ, cho phép giúp các lực lượng vũ trang nước ngoài trong việc cứu trợ thiên
tai. Tuy nhiên, việc này sẽ được thông qua trên cơ sở biểu quyết ở từng trường
hợp cụ thể. "Khi lực lượng quân sự hoặc quân nhân có liên quan tới viện trợ phát
triển cho các mục tiêu dân sự hoặc phi quân sự như cứu trợ thiên tai, mỗi trường
hợp sẽ được xem xét cụ thể tập trung vào ý nghĩa thiết thực", quy định mới nêu
rõ.
Ngoại trưởng Kishida đã khẳng định rằng, viện trợ sẽ
không được sử dụng cho mục đích quân sự, và việc sửa đổi chính sách là nhằm mục
tiêu ở khu vực Châu Á, nhất là Đông Nam Á - nơi Trung Quốc đang gia tăng hiện
diện hải quân. "Nhật sẽ hỗ trợ tăng trưởng toàn diện và ổn định cho ASEAN",
tuyên bố sửa đổi nhấn mạnh.
Theo Diplomat, ODA là công cụ ngoại giao chính của Nhật
kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, nó cho phép Nhật tham gia trong cộng đồng
viện trợ quốc tế do nước này không được phép can dự quân sự theo hiến pháp hòa
bình.
Sửa đổi quy định về ODA diễn ra giữa bối cảnh Thủ tướng
Shinzo Abe đang nỗ lực thúc đẩy vai trò quân sự lớn hơn của Nhật trong khu vực
và khiến nước này trở thành một người chơi quốc tế lớn. Gần đây, nội các Nhật đã
thông qua một nghị quyết chống khủng bố.
Thái An (theo
Ibtimes)
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen