Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-12-01
2014-12-01
Sự
việc blogger, giáo sư Hồng Lê Thọ, một trí thức Việt kiều hồi hương từ
Nhật bản bị bắt, làm giới blogger và trí thức Việt Nam chú ý. Đài Á châu
tự do có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Đinh Kim Phúc, một chuyên gia nghiên
cứu biển Đông, đồng thời là một người bạn thân của Giáo sư Hồng Lê Thọ,
về sự việc này.
Tiến sĩ Đinh Kim Phúc:
Anh Hồng Lê Thọ là một nhà nghiên cứu rất uyên bác và không ồn ào. Tư
liệu tới đâu thì anh nghiên cứu tới đó. Anh đã tiên đán những chuyện
trên biển Đông rất là chính xác, nhất là cái bài Lý lẽ và âm mưu của chủ
nghĩa dân tộc Đại Hán. Anh là một người rất là điềm tĩnh, không muốn
xuất hiện chỗ đông người, không tham gia một hội đoàn, một nhóm nào cả.
Anh cứ âm thầm chuyển ý kiến của nhiều người ở trong và ngoài nước lên
blog Người lót gạch của anh, cũng như là tin tức được các báo nước ngoài
đăng tải mà người trong nước không có dịp tiếp cận được.
Tôi
rất là ngạc nhiên khi nghe tin anh bị bắt bởi điều luật 258, và cho đến
giờ phút này tôi vẫn không hiểu vì sao anh bị bắt. Nếu chỉ là cái blog
Người lót gạch của anh đăng tải tất cả những vấn đề hiện tình của đất
nước hay là chuyện về sự bành trướng của Trung Quốc trên biển Đông mà
anh bị bắt thì đó là một điều đáng tiếc.
Vì
sao? Gần anh tôi mới biết anh là một du học sinh ở Nhật bản rất là sôi
nổi. Anh đã tham gia vào phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam. Anh
đứng hẳn về phía Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, anh tin tưởng vào
sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam và chủ nghĩa Mác lê nin để giải
phóng dân tộc. Tôi còn biết được là anh đã từng nằm cản đầu xe tăng mà
Mỹ chuyển qua bên Việt Nam để tham gia chiến tranh.
Sau
năm 1975, khi mà đất nước thống nhất, anh làm việc bốn năm tại tòa đại
sứ Việt Nam tại Tokyo. Anh chuyển sang nghiên cứu sử học, quốc tế, biển
Đông. Con người anh rất là khẳng khái, cái gì đúng anh bảo vệ tới cùng,
cái gì sai thì phê phán. Không phải bất cứ người nào công kích chính phủ
Việt Nam hiện nay anh đều hùa theo mà anh có lý lẽ riêng. Tất cả đều
phải bắt đầu bằng sự trung thực, không nhằm vào mục đích lật đổ chế độ
hay tấn công một cá nhân nào.
Nếu chỉ là cái blog Người lót gạch của anh đăng tải tất cả những vấn đề hiện tình của đất nước hay là chuyện về sự bành trướng của Trung Quốc trên biển Đông mà anh bị bắt thì đó là một điều đáng tiếc.
- Tiến sĩ Đinh Kim Phúc
Tôi
rất tiếc, không biết là việc bắt anh Hồng Lê Thọ có chuyện gì đằng sau
hay không! Là người gần gủi và theo dõi thì tôi thấy blog của anh thì
cũng như bao nhiêu blog khác, thậm chí còn hiền hơn những blog tấn công,
phê phán chính phủ Việt Nam hiện nay.
Kính Hòa: Theo
như ông vừa nói thì nhân thân của ông Thọ, cũng như cách ứng xử của ông
Thọ gây ngạc nhiên là tại sao ông bị bắt. Thành ra có ý kiến cho rằng
phải chăng vì cái bài cuối cùng trên blog Người lót gạch đăng bài của
ông Hạ Đình Nguyên, có vẻ chỉ trích cái câu nói của Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng về chuyện vừa đấu tranh vừa hợp tác, chính là nguyên nhân làm cho
ông Thọ bị bắt không?
Tiến sĩ Đinh Kim Phúc:
Cái bài Vừa đấu tranh vừa hợp tác và Vường Thúy Kiều của Hạ Đình
Nguyên, theo tôi biết thì đăng trên trang Bauxite trước rồi Người Lót
Gạch đăng lại. tôi đã đọc từ đầu đến cuối thì thấy là tác giả Hạ Đình
Nguyên không phải là tấn công Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về chuyện vừa
hợp tác vừa đấu tranh trong quan hệ với Trung quốc. Toàn bộ bài của anh
Hạ Đình Nguyên là tâm sự. Anh nhận xét về số phận của Việt Nam, một nước
nhỏ nằm bên cạnh một anh khổng lồ bành trướng, và hiện nay cũng đang
bành trướng. Tôi nghĩ rằng đây là một bài của một người suy nghĩ về thời
sự, của một người có quan tâm đến tình hình đất nước chứ không nhằm tấn
công vào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Một
điều hết sức là ngạc nhiên là khi anh Hồng Lê Thọ bị bắt thì không có
anh em bạn bè nào hay biết hết. Khi vào cái trang Nguyentandung.vn thì
mọi người mới tá hỏa ra. Hiện nay ở trong nước có những trang như là
Nguyentandung, Truongtansang, Nguyenphutrong, theo tôi là những trang
mạng nặc danh, mà sao lại biết sự việc một cách chính xác ý như cổng
thông tin điện tử của Bộ công an sau này đăng lại. Tôi thấy như vậy
không chính danh. Những người chủ xướng những trang này là cái gì? Tại
sao trong lúc đảng và nhà nước kêu gọi mọi người tuân thủ pháp luật mà
một cái trang như vậy lại xuất hiện vào thời điểm này.
Tôi
nghĩ các trang mạng mượn tên người lãnh đạo này, người lãnh đạo kia, có
thể là của một nhóm nào đó, một nhóm quyền lực nào đó dùng các trang
mạng này để đấu đá nội bộ. Và tôi nghĩ rằng anh Hồng Lê Thọ là một nạn
nhân. Tôi nghĩ rằng các cơ quan nhà nước Việt Nam cần làm sáng tỏ các
trang này là ai? Tại sao lại biết chuyện bắt bớ của cơ quan chức năng
trong khí các tờ báo chính thống thì chưa loan tải?
Một điều hết sức là ngạc nhiên là khi anh Hồng Lê Thọ bị bắt thì không có anh em bạn bè nào hay biết hết. Khi vào cái trang Nguyentandung.vn thì mọi người mới tá hỏa ra.
- Tiến sĩ Đinh Kim Phúc
Kính Hòa: Giáo
sư Hồng Lê Thọ thì ngoài việc ông là một blogger thì còn là một trí
thức nữa, một trí thức hồi hương, mà theo ông nói thì có khuynh hướng
ủng hộ đảng cộng sản như ông nói, thì liệu rằng việc bắt Giáo sư Hồng lê
Thọ là một cái gì đó ngấm ngầm báo cho giới trí thức trong nước là sự
phản biện của họ đã đi quá đà?
Tiến sĩ Đinh Kim Phúc: Tôi cũng nghĩ vậy.
Tôi
nghĩ là nếu các cơ quan chức năng chọ anh Hồng Lê Thọ để mở đầu cho một
vụ án về chính trị trước thềm đại hội trung ương cũng như đại hội 12
đảng cộng sản Việt Nam, có lẽ là sự phản biện của giới trí thức trong và
ngoài nước đã làm mất lòng giới lãnh đạo Việt Nam. Nếu như vin vào bài
cuối cùng Vừa hợp tác vừa đấu tranh của anh Hạ Đình Nguyên đăng trên
blog Người lót gạch, thì tôi cho rằng đó chỉ là một duyên cớ, chứ không
phải là nguyên nhân chính làm anh Hồng lê Thọ bị bắt theo điều luật 258.
Kính Hòa: Liệu sự việc này có làm ảnh hưởng đến sự dấn thân của giới blogger và trí thức Việt Nam hiện nay không thưa ông?
Tiến sĩ Đinh Kim Phúc:
Trước nhất tôi phải nói rằng cá nhân anh Hồng lê Thọ là một người rất
có uy tín trong cộng đồng trí thức nguuwofi Việt trên toàn thế giới.
Tiếng nói của anh rất là quan trọng, thông qua anh tôi đã làm quen với
rất nhiều vị trí thức, mà thông qua nhiều vị này ở các trường Đại học,
tôi đã được giúp đỡ rất nhiều trong việc nghiên cứu biển Đông.
Câu
hỏi hiện nay là tại sao bắt? Tại sao là Hồng lê Thọ? Vấn đề này có tác
động rất lớn đến suy nghĩ của trí thức trong và ngoài nước về cái trăn
trở muốn phản biện, muốn đóng góp cho đất nước ngày một tốt hơn, chứ
không nhằm lật đổ đảng cộng sản, hay là cướp chính quyền, bạo loạn lật
đổ,…
Nếu
như các cơ quan chức năng muốn phục vụ một mục đích nào đó mà lại đi
bắt anh Hồng lê Thọ thì tôi đây là một sai lầm nghiêm trọng, đối với
giới trí thức người Việt trên thế giới cũng như hình ảnh của Việt Nam
hiện nay.
Kính Hòa: Cám ơn ông dành cho đài RFA cuộc phỏng vấn này.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen