Người biểu tình của phong trào 'Hoa Dù' đòi dân chủ ở Hồng Kông đánh dấu 1 tháng đấu tranh. Ảnh 28/10/ 2014,REUTERS/Damir Sagolj
Một
cựu Tổng thống Pháp trở lại sân khấu chính trị, một cựu Thủ tướng Ba
Lan lên làm Chủ tịch Hội Đồng Châu Âu, Đức Giáo Hoàng tông du Thổ Nhĩ Kỳ
là ba đề tài chiếm các trang chính của báo chí Pháp. Tuy nhiên, phản
ứng của dân Hồng Kông và Đài Loan chống lại bàn tay Trung Quốc được phân
tích cặn kẽ.
Đây
là tựa đề dưới dạng câu hỏi của một bài phân tích trên trang quốc tế
của Le Figaro. Tác giả bài báo, Patrick Saint-Paul, thông tín viên từ
Bắc Kinh đặt thêm một loạt câu hỏi : Phải chăng ván cờ đường phố đã kết
thúc? Tại sao dân Hồng Kông bị chia rẽ ? Cuộc chiến chưa đánh đã thua
trước hay không ? Chiến lược của Bắc Kinh như thế nào ? Và câu hỏi cuối
cùng là "về lâu về dài, dân chủ có thắng điểm hay không ?"
Các chuyên gia mà phóng viên Pháp đặt câu hỏi đều nghĩ rằng " phong trào cách mạng Hoa Dù "
trong giai đoạn một đã héo úa. Sau 60 ngày huy động lực lượng dân chủ,
cuộc đấu sức có vẻ nghiêng về phía Bắc Kinh. Tuy nhiên, làn sóng bất
bình này là một " lời cảnh cáo " đối với chế độ Trung Quốc.
Nếu
đa số người dân Hồng Kông muốn chấm dứt chiến thuật biểu tình phong tỏa
sinh hoạt kinh tế thì không một ai, kể cả Bắc Kinh, dự đoán được là
phong trào sinh viên học sinh có thể cầm cự lâu dài như thế.
Nếu
chính quyền Trung Quốc có nhiều công cụ gài đặt tại Hồng Kông để gây
chia rẽ giữa dân và phong trào dân chủ, giữa thế hệ già và thế hệ trẻ
thì ngay trong nội bộ phong trào cũng có những bất đồng do một bên là
sinh viên học sinh " bồng bột " muốn đánh
đến cùng, và một bên là giới giáo chức trầm tĩnh hơn, muốn thay đổi
chiến thuật, tái chinh phục lòng tin của dân chúng, trước khi tìm ra một
biện pháp đấu tranh mới mà mục tiêu sau cùng là buộc Bắc Kinh tôn trọng
tinh thần tự quyết.
Phe
thân Trung Quốc chống phong trào dân chủ lý luận là Anh Quốc trong suốt
thời gian kiểm soát Hồng Kông đã không cho nhượng địa này dân chủ,
trong khi Bắc Kinh còn chấp nhận hình thức " một quốc gia hai chế độ " và
bầu cử. Nhưng theo Le Figaro, từ thập niên 1950, Chu Ân Lai đã đe dọa
Luân Đôn là mọi động thái dân chủ hóa Hồng Kông sẽ bị Trung Quốc xem là
hành động gây hấn và Bắc Kinh ngầm cảnh báo là sẽ động binh can thiệp.
Theo tuyên bố của Toàn quyền cuối cùng Chris Patten thì Trung Quốc lo sợ
dân chủ sẽ phát triển mạnh tại Hồng Kông một cách không thể tránh được
và một ngày kia, Hồng Kông sẽ độc lập như Singapore.
Do
vậy, chiến lược đối phó của Bắc Kinh là sử dụng các công cụ cài đặt tại
Hồng Kông để đánh phá phong trào dân chủ. Thành phần tranh đấu ý thức
hệ sẽ trả giá rất đắt : Bị cấm sang Hoa lục, không tìm được việc làm ở
các công ty bị Bắc Kinh lũng đoạn mà thành phần này khá đông.
Tuy
nhiên, nếu cho đến nay, sinh viên Hồng Kông chưa thành công buộc Bắc
Kinh nhượng bộ thì về lâu về dài, cuộc chiến này sẽ mang lại hoa trái
rất nhiều. Chuyên gia Pháp François Godment nhấn mạnh : Muốn lãnh đạo
Hồng Kông được bầu theo kiểu dân chủ Tây phương ngược lại quan điểm của
Hoa lục là chuyện ngây thơ. Tuy nhiên, một chuyên gia khác ở Hồng Kông
là Jean-Pierre Cabestan nhắc, tuy đây là một cuộc chiến không tương xứng
này, nhưng cuối cùng Trung Quốc phải nhượng bộ như đã nhiều lần trong
quá khứ 2003, 2010 và 2012. Trung Quốc ngày nay không thể hành xử như
Trung quốc 1989 đàn áp Thiên An Môn. Tập Cận Bình biết rằng có những
giới hạn không thể vượt qua, không thể muốn làm gì thì làm.
Tuổi trẻ Hồng Kông thành công đặt nền móng cho tương lai
Thông
tín viên Le Figaro ở Bắc Kinh kết luận : Tuổi trẻ Hồng Kông đã thành
công đặt nền móng cho tương lai chính trị và trở thành tác nhân không
thể thiếu. Phong trào cách mạng Hoa Dù làm Trung Quốc phải thận trọng
hơn trong cách quản trị Hồng Kông và tạo điều kiện cho thành phần xã hội
trung lưu và bình dân thêm can đảm, không còn khuất phục trước một bộ
sậu chính trị chỉ biết tuân theo lệnh của Bắc Kinh.
Nhận
định về tương lai Hồng Kông của Le Figaro, do một sự tình cờ của thời
cuộc, được củng cố thêm qua cuộc bầu cử địa phương tại Đài Loan mà phe
chính quyền Quốc Dân đảng thân Trung Quốc bị cử tri trừng phạt nặng nề :
Thua đậm tại 5 trên 6 thành phố lớn, làm toàn bộ nội các Đài Loan từ
chức.
"Tại Đài Loan, chính sách tiến lại gần Bắc Kinh bị lá phiếu trừng phạt", tựa của Le Figaro. "Trừng phạt bằng lá phiếu tại Đài Loan, người dân lo ngại chính sách cải thiện quan hệ với Bắc Kinh",
tựa của Les Echos. Theo Le Figaro, chính sách thân thiện với Bắc Kinh
của Tổng thống Mã Anh Cửu có thể phải ngưng lại sau khi Quốc Dân đảng
cầm quyền bị đại bại. Cung cách cư xử của Hoa lục đối với phong trào dân
chủ tại Hồng Kông càng làm cho dân Đài Loan nghi ngờ dã tâm của Bắc
Kinh : Lời hứa " một quốc gia hai chế độ "
mà Trung Quốc cam kết với Đài Loan chỉ là hứa hão. Người dân Đài Loan
rất hãnh diện về nền dân chủ của mình và không bao giờ để Trung Quốc
nuốt chửng. Phát ngôn viên Quốc Dân đảng phải nhìn nhận là chính sách
thân thiện với Hoa lục không được hậu thuẫn của dân chúng.
Nhật
báo kinh tế Les Echos qua thông tín viên Gabriel Grésillon từ Bắc Kinh
cũng cùng phân tích : Bầu cử địa phương tại Đài Loan, nhưng tác động đến
tình hình quốc tế. Tuổi trẻ Đài Loan xem các thỏa thuận tự do hóa
thương mại và dịch vụ với Hoa lục là vô trách nhiệm và nguy hiểm cho
quốc gia.
Khi
trừng phạt Quốc Dân đảng, cử tri Đài Loan khẳng định mối lo âu mất chủ
quyền do chính sách của Mã Anh Cửu : Giảm xung khắc với Bắc Kinh song
song với tăng cường quan hệ kinh tế.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen