VRNs (03.12.2014) –
Sài Gòn – “Công việc đấu tranh cho nhân quyền là công việc chính của
người dân VN. Trong suốt thời gian vừa qua, phong trào dân chủ ở VN mặc
dù có sự phát triển rất là mạnh, nhưng chưa đủ sức mạnh để có thể gây áp
lực buộc nhà cầm quyền cs phải thay đổi luật lệ hay tôn trọng quyền con
người -như nó vốn có theo Công ước quốc tế cũng như đã được quy định
trong Hiến pháp VN. Cho nên, các thông điệp mà các Tổ chức Xã hội Dân sự
[XHDS] VN đưa ra yêu cầu nhà cầm quyền VN phải tôn trọng, thì chúng ta
cũng cần nhờ sự can thiệp của Liên Hiệp Quốc [LHQ] và các quốc gia dân
chủ trên thế giới…” Luật sư Nguyễn Văn Đài, sống ở Hà Nội, bình luận.
Luật
sư Nguyễn Văn Đài, Đại diện cho Hội Anh Em Dân Chủ tham gia ký Thông
điệp Xã hội Dân sự Việt Nam nhân ngày quốc tế nhân quyền ngày
10.12.2014.
Đây cũng là thông điệp mà 24 Tổ chức XHDS tại Việt Nam lần đầu tiên gởi đến quần chúng VN.
Sau
đây xin mời Quý vị theo dõi cuộc phỏng vấn giữa Pv VRNs với Luật sư
Nguyễn Văn Đài về quan điểm của ông trong bức thông điệp này.
Luật sư Nguyễn Văn Đài, thành viên Hội anh em dân chủ, đang bị quản chế tại Hà Nội.
Huyền Trang, VRNs: Thưa
Luật sư Nguyễn Văn Đài, 24 tổ chức Xã hội Dân sự [XHDS] ở VN vừa ra
thông điệp nhân ngày Quốc tế Nhân quyền 10.12 -mà ông là người đại diện
cho Hội Anh Em Dân Chủ tham gia ký- vậy ông có thể cho biết nội dung
chính của thông điệp năm nay này là gì ạ?
Ls Nguyễn Văn Đài: Thông
điệp này tổng kết lại các thành tích vi phạm nhân quyền của nhà cầm
quyền trong một năm vừa qua. Có năm điểm nổi bật: thứ nhất phản đối tất
cả mọi hành vi vi phạm nhân quyền trong năm 2014. Thứ hai, yêu cầu nhà
cầm quyền sửa lại Hiến pháp cũng như hệ thống pháp luật phù hợp với
thông luật quốc tế. Thứ ba, yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trả
tự do ngay tức khắc và vô điều kiện cho tất cả các tù nhân lương tâm mà
họ đã bắt trong suốt những năm vừa qua. Thứ tư, yêu cầu nhà cầm quyền
chấm dứt việc sử dụng bạo lực để chống lại những người hoạt động nhân
quyền ở trong nước. Thứ năm, yêu cầu nhà cầm quyền tôn trọng tất cả các
quyền tự do cơ bản của công dân như quyền tự do ngôn luận, tự do báo
chí, tự do lập hội, quyền sở hữu đất đai của người dân.”
Huyền Trang, VRNs: Thưa
Luật sư, những nội dung chính ông vừa đề cập trên, theo ông, những điểm
nào thì các tổ chức Xã hội Dân sự [XHDS] trong nước cần thúc đẩy làm
ngay, và những điểm nào cần được sự yểm trợ bởi Liên Hiệp Quốc [LHQ],
các nước dân chủ trên thế giới và đặc biệt là cộng đồng hải ngoại ạ?
Theo ông nên làm như thế nào ạ?
Ls Nguyễn Văn Đài: Thực
ra, công việc đấu tranh cho nhân quyền là công việc chính của người dân
VN. Trong suốt thời gian vừa qua, phong trào dân chủ ở VN mặc dù có sự
phát triển rất là mạnh, nhưng chưa đủ sức mạnh để có thể gây áp lực buộc
nhà cầm quyền cs phải thay đổi luật lệ hay tôn trọng quyền con người
-như nó vốn có theo Công ước quốc tế cũng như đã được quy định trong
Hiến pháp VN. Cho nên, các thông điệp mà các Tổ chức XHDS VN đưa ra yêu
cầu nhà cầm quyền VN phải tôn trọng, thì chúng ta cũng cần nhờ sự can
thiệp của LHQ và các quốc gia dân chủ trên thế giới. Người dân VN có thể
làm được ngoài việc như chúng ta lên tiếng và phản đối đến các cơ quan
truyền thông quốc tế, các quốc gia dân chủ, thì hiện nay chúng ta chưa
đủ sức tập hợp lực lượng lớn để gây áp lực với nhà cầm quyền thay đổi,
vì thế hầu hết các công việc chúng ta đều nhờ đến sự can thiệp từ bên
ngoài. Đó là những gì chúng ta có thể làm được trong giai đoạn hiện nay.
Huyền Trang, VRNs: Thưa
Luật sư, trong thông điệp nhấn mạnh “từ nhiều năm nay, đặc biệt trong
năm 2014 này, các cơ quan an ninh Việt Nam đột ngột gia tăng thực hiện
những hành vi côn đồ và sử dụng những tay chân côn đồ để tấn công có hệ
thống, đàn áp cách dã man các nhà hoạt động tích cực cho nhân quyền, dân
chủ và tôn giáo”, thế thì bằng chứng nào cho thấy côn đồ hành hung
những ‘Người bảo vệ nhân quyền’ là tay chân của cơ quan an ninh VN ạ?
Ls Nguyễn Văn Đài: Nếu
để trình ra một bằng chứng cụ thể thì rất khó. Nhưng qua các hiện tượng
xảy ra vừa qua, chúng ta có thể đánh giá và cho rằng, một là nhóm an
ninh giả danh lưu manh côn đồ, hai là an ninh thuê mướn dân xã hội đen
tấn công những người hoạt động nhân quyền, dân chủ, tự do tôn giáo ở
trong nước.
Ví
dụ như bản thân tôi, trước khi tôi bị đánh và đang trên đường đi đến
địa điểm đã hẹn, có những viên an ninh đi theo đằng sau tôi. Khi họ tấn
công tôi, tôi phát hiện ra có những viên an ninh đứng từ xa theo dõi các
diễn biến này. Đặc biệt trong vụ họ tấn công anh Trương Minh Đức thì
anh Đức đã phát hiện ra các công an địa phương huyện Bến Lức đã chỉ đạo
tấn công. Rất nhiều trường hợp khác của các anh em dân chủ bị tấn công,
đều nhận ra có sự xuất hiện của những viên an ninh đứng gần hoặc đứng xa
xung quanh khu vực mà những anh em dân chủ bị tấn công. Do vậy, chúng
ta có thể khẳng định, đó là những người được thuê mướn hoặc an ninh giả
danh côn đồ để tấn công.
Điều
quan trọng chính yếu là những người hoạt động nhân quyền, dân chủ và
tôn giáo trong nước hoàn toàn không có thù hằn với bất kỳ một nhóm người
nào hay cá nhân nào, ngoài cái mâu thuẫn bất đồng chính kiến với nhà
cầm quyền, ngoài ý thức hệ cũng như quan điểm về chính trị xã hội thì
không có mâu thuẫn với ai. Cho nên, ngoài việc nhà cầm quyền tấn công
chúng tôi thì chúng tôi cho rằng không có một lực lượng nào khác.
Huyền Trang, VRNs: Thưa
Luật sư, trong thông điệp có đưa ra một vài giải pháp mong muốn và yêu
cầu các nước dân chủ trên thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ can thiệp nếu nhà
cầm quyền VN tiếp tục vi phạm nhân quyền, thì có người nhận định rằng
“các biện pháp này đang cầu viện nước ngoài can thiệp vào chuyện nội bộ
của VN”, Luật sư bình luận như thế nào về lời nhận xét này ạ?
Ls Nguyễn Văn Đài: Tôi
cho rằng, lời nhận định trên không chính xác. Bởi vì, thứ nhất, nhân
quyền ngày nay có tính chất phổ quát toàn cầu, được LHQ ghi nhận trong
bản Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền được công bố vào ngày 10.12.1948 và
từ đó trở thành ngày Nhân quyền Quốc tế. Thứ hai, nhân quyền được thể
hiện trong các Công ước quốc tế về nhân quyền chính trị và dân sự, hoặc
là Công ước quốc tế về các quyền kinh tế mà VN là một nước thành viên
của LHQ đã phê chuẩn. Vì vậy, sự vi phạm nhân quyền xảy ra bất kỳ ở nơi
nào trên thế giới thì các nước trong LHQ cần phải có những hành động lên
án, có sự can thiệp mạnh mẽ để quốc gia vi phạm nhân quyền đó phải chấm
dứt những vi phạm nhân quyền; phải cải thiện luật pháp, Hiến pháp để
đảm bảo tôn trọng quyền con người cho dù con người sinh ra ở VN, ở Châu
Âu, Châu Mỹ thì đều được hưởng các giá trị quyền con người như nhau. Bởi
tính chất phổ quát của nhân quyền như vậy, cho nên, tất cả các quốc gia
thành viên của LHQ đều có quyền can dự vào việc vi phạm nhân quyền của
một quốc gia khác khi mà sự vi phạm quá giới hạn cho phép. Đó là trách
nhiệm của họ.
Huyền Trang, VRNs: Thưa
Luật sư, ngoài các biện pháp kể trên -cho thấy chưa đạt được kết quả
mong muốn- thì ông còn có giải pháp nào để bảo vệ những người hoạt động
nhân quyền được tốt hơn không ạ?
Ls Nguyễn Văn Đài: Tất
nhiên là sẽ có những giải pháp, mặc dù phong trào đấu tranh cho nhân
quyền ở trong nước chưa đủ số lượng cần thiết tối thiểu để chúng ta có
thể tự vệ cho chính mình được, nhưng với số lượng hiện nay nếu chúng ta
biết cách đoàn kết với nhau, bảo vệ lẫn nhau thì chúng ta vẫn có thể
giảm thiểu những hành vi vi phạm, những hành vi bạo lực tấn công.
Ví
dụ khi một anh chị em hoạt động nhân quyền cần đi đến những vùng nhạy
cảm, hay trong thời gian bị an ninh theo dõi, giám sát… rất cần sự giúp
đỡ của những anh chị em khác đi cùng, như thế chúng ta có thể giảm thiểu
được sự tấn công. Ngoài ra, khi nhà cầm quyền có bất kỳ những hành vi
vi phạm nhân quyền nào, mà nếu như chúng ta tập trung lực lượng ở Hà Nội
hay Sài Gòn đầy đủ để có thể tạo ra sự phản đối.
Điều
quan trọng nhất tạo ra được sự kết nối với những người đang bị áp bức
trong xã hội Việt Nam, như Dân oan, các nhóm sắc tộc hay những người
thuộc tôn giáo khác nhau. Chúng ta có thể tạo ra sự liên kết, kết hợp
cùng với nhau để cùng nhau đấu tranh cũng như phản đối những vi phạm
nhân quyền.
Tôi
tin nếu như những tất cả những người hoạt động nhân quyền trong nước
tạo ra một sự kết nối, gắn kết thì chúng ta cũng có đủ sức tự bảo vệ
chính mình, cùng với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế và LHQ thì chắc
chắn việc chấm dứt tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam sẽ sớm chấm
dứt.”
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen