Xử án Ls. Lê Quốc Quân: Chế độ CSVN lại bị kết án
Bình
luận của Lê Nguyên Bình (ĐVDVN)
So
với nhiều vụ án chính trị trong vài năm qua, bản án 2 năm rưỡi của Luật sư Lê
Quốc Quân không nặng nề. Nhưng vấn đề không phải là ở số năm tù mà là tính chất
của vụ án. Tội danh "trốn thuế" mà chế độ cáo buộc ông đã không thuyết
phục được nhiều người, và công luận đã xem việc kết án tù này là một hành động
đàn áp nhân quyền.
Nhà
cầm quyền xét xử người đấu tranh bằng tòa án bít kín, nhưng dư luận phán xét chế
độ bằng mạng lưới truyền thông mở rộng công khai. Chế độ CSVN bắt giam thêm một
người nhưng đã vô tình khích động thêm tinh thần đấu tranh vì công lý của nhiều
người. Với chiều hướng này, vấn đề còn lại là thời điểm của một tình trạng có
thể tiên liệu được: "tức nước vỡ bờ". Sức nặng từ những vụ án
nghịch lý đang đè bẹp dần chế độ bất công.
Mặt
khác, như nhiều vụ án nhân quyền đã xảy ra, bản án phi lý dành cho Luật sư Lê
Quốc Quân là một thách thức công khai của chế độ đối với các cơ quan yểm trợ
nhân quyền quốc tế có tầm vóc như Human Rights Watch, Amnesty International và Reporters Without
Borders. Cùng lúc đó, tình trạng này mặc nhiên đặt ra câu hỏi về ảnh hưởng thực
tế của chính phủ các nước với CSVN, đặc biệt là chính phủ Hoa Kỳ. Ở một góc nhìn
khác, chế độ còn công khai thách thức thái độ của cộng đồng Công giáo Việt Nam ở
trong và ngoài nước.
Tương
tự như vụ án xử Ls. Nguyễn Văn Đài, nữ Luật sư Lê thị Công Nhân, Linh mục Nguyễn
Văn Lý, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, Nhạc sĩ Việt Khang, v.v..., sự lên tiếng can thiệp
của một số chính phủ và các cơ quan nhân quyền quốc tế nhằm đòi trả tự do ngay
cho Luật sư Lê Quốc Quân đã không được nhà cầm quyền CSVN đáp ứng một cách cụ
thể. Ngược lại, chế độ luôn cố gắng chứng tỏ rằng họ không thể bị các chính phủ,
cơ quan nước ngoài hay những người dân chủ làm áp lực. Trong một số trường hợp
được xem là có vẻ nhượng bộ thì thực chất thường là những "trao đổi ngoại
giao": thả tù hay giảm án để nhận được những quyền lợi nào đó từ các siêu
cường một cách kín đáo. Những sự lên tiếng can thiệp không hiệu quả đã bị nhạt
nhòa dần theo thời gian nhưng những người tù lương tâm vẫn tiếp tục bị giam cầm
trong tức tưởi.
Kể
từ đợt bắt giữ ồ ạt khởi đầu vào năm 2007 (sau khi CSVN được chấp nhận vào WTO),
nhà cầm quyền CSVN đã không ngừng đàn áp, bắt bớ và xử tù những người đứng lên
đòi tự do, dân chủ và công lý - dù những người này có tham gia các chính đảng,
tổ chức chính trị hay không. Điều đáng tiếc là những người đấu tranh dân chủ đã
luôn cố gắng thể hiện thái độ ôn hòa nhưng nhà cầm quyền thì mỗi lúc càng thêm
hung hãn và không ngần ngại tiếp tục đàn áp một cách thô bạo. Nói cách khác,
những người đấu tranh dân chủ cổ võ cho chủ trương đấu tranh bất bạo động nhưng
nhà cầm quyền thì công khai đàn áp bằng bạo lực. Chiều hướng này, tất nhiên lột
trần được bản chất của chế độ song tình trạng này cũng gợi lên một câu hỏi nhức
nhối cho phong trào dân chủ: Việt Nam thực sự có môi trường và điều kiện cụ thể
đế đấu tranh ôn hòa thuần túy một cách hiệu quả hay không?
Một
điều chúng ta cũng cần lưu ý ngay từ hôm nay là cách đây 5 năm, một vụ án tương
tự đã xảy ra. Vào tháng 4/2008, tội danh « trốn thuế
» đã từng được dùng để bắt giam blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải).
Sau 30 tháng tù, blogger Điếu Cày tức khắc bị truy tố tội danh "tuyên truyền chống Nhà
nước" và lại bị chế độ buộc nhận thêm bản án 12 năm tù. Như vậy,
chúng ta cần cảnh giác rằng: Nếu Việt Nam chưa thay đổi thể chế kịp trước ngày
Ls. Lê Quốc Quân mãn án (27/12/2015) và quốc tế cuối cùng cũng bó tay như trường
hợp Lm. Nguyễn Văn Lý, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, Blogger Điếu Cày.... thì sau khi
mãn án tù này, Ls. Lê Quốc Quân cũng sẽ có thể bị nhà cầm quyền CSVN truy tố và
giam cầm tiếp tục với tội danh "tuyên truyền chống Nhà
nước" hay
"âm mưu lật
đổ chính quyền"...
Đấu
tranh cho sự công bằng của các tù nhân chính trị là điều cần thiết để sự dấn
thân của những người có tâm huyết với đất nước được đồng bào biết đến và tri ân.
Tuy nhiên, nhu cầu khẩn thiết trước mắt là phải tương trợ, đoàn kết với nhau đế
tạo một sức mạnh chung hầu có thể chuyển thể chế độ độc tài toàn trị thành một
chính thể dân chủ đa đảng. Bởi lẽ, khi nào Việt Nam thật sự có dân chủ thì công
lý mới được có cơ hội thực thi, và các bản án bất công, nghịch lý mới chấm dứt
được. Lúc đó thì công lao những người tù đấu tranh chính trị và công lý mới được
đáp đền, và quyền con người mới có điều kiện được tôn trọng thực sự.
Những
người Bloggers yêu chuộng công lý đang bầu phiếu hàng giờ bằng ngòi bút, bàn
phím của mình cho tự do và dân chủ. Những chính đảng, tổ chức, phong trào đấu
tranh đang nỗ lực bằng mọi cách để thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa đất nước, để
giành lại sự sống và quyền sống cho toàn dân Việt Nam. Tin tưởng rằng với nỗ lực
chung của nhiều người, toàn dân Việt Nam sẽ sớm có cơ hội bầu phiếu chọn những
người lãnh đạo quốc gia trong một cuộc Tổng Tuyển Cử Tự Do trong một ngày không
xa.
Lê
Nguyên Bình
(ĐVDVN)
www.vidan.info
|
Donnerstag, 3. Oktober 2013
LÊ QUỐC QUÂN : Bình luận
Abonnieren
Kommentare zum Post (Atom)
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen