13.01.2015
Người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam vừa gợi ý như vậy trong bài
phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Việt Nam hôm 12/1.
Ông Nguyễn Phú Trọng nói rằng “đổi mới chính trị [ở Việt Nam] không
phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của Đảng, nhà
nước mà là đổi mới cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy; chống tham nhũng,
lãng phí, quan liêu; tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập,
chủ quyền quốc gia”.
Tuyên bố của ông Nguyễn Phú Trọng phản ánh sự bảo thủ về quan điểm của ông đối với tương lai chính trị của Việt Nam...
Tiến sỹ Jonathan London, chuyên gia về Việt Nam, tại Đại học Thành thị Hong Kong.
Về phát biểu của ông Trọng, Tiến sỹ Jonathan London, chuyên gia về
Việt Nam, tại Đại học Thành thị Hong Kong, nhận định với VOA Việt Ngữ
bằng tiếng Việt:
“Tuyên bố của ông Nguyễn Phú Trọng phản ánh sự bảo thủ về quan
điểm của ông đối với tương lai chính trị của Việt Nam. Vấn đề không phải
chủ yếu là có chế độ như thế nào mà vấn đề là chất lượng của lãnh đạo
chính trị của Việt Nam phải được xem là vấn đề quan trọng nhất. Tôi nghĩ
rằng người dân Việt Nam đang muốn nghe những ý tưởng về nội dung và bản
chất của nền chính trị Việt Nam trong thời gian tới, thay vì chỉ tuyên
bố về việc không thay đổi chế độ”.
Hội nghị kéo dài một tuần với sự tham gia của nhiều nhân vật cao cấp
trong đảng nhằm thảo luận các bước chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ 12,
dự kiến sẽ diễn ra vào năm sau.
Theo báo chí trong nước, hội nghị đã “cho ý kiến về việc quy hoạch
cán bộ cấp chiến lược” cũng như “giới thiệu nguồn bổ sung quy hoạch Bộ
Chính trị, Ban Bí thư”.
Việc đảng cộng sản Việt Nam chưa sẵn
sàng công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm là một hạn chế. Và nếu đảng
cộng sản Việt Nam thực sự muốn nâng cao lòng tin của dân thì họ phải
phấn đấu để làm cho quá trình này hết sức minh bạch.
Tiến sỹ Jonathan London.
Ngoài ra, hội nghị cũng đã lấy phiếu tín nhiệm đối với Ủy viên Bộ
Chính trị, Ban Bí thư khóa XI, nhưng cho tới ngày bế mạc, kết quả của
việc lấy phiếu này không được công bố, dẫn tới nhiều đồn đoán trên các
trang mạng xã hội.
Tiến sỹ Jonathan London cho rằng việc làm này cần phải minh bạch:
“Việc Bộ Chính trị Việt Nam có một quá trình lấy phiếu tín nhiệm
để đánh giá sự hài lòng đối với việc lãnh đạo đảng cũng có thể được xem
là một phát triển hứa hẹn cho nền chính trị của Việt Nam nếu ý nghĩa của
quá trình này là cố gắng nâng cao hiệu quả của lãnh đạo chính trị Việt
Nam. Việc đảng cộng sản Việt Nam chưa sẵn sàng công bố kết quả lấy phiếu
tín nhiệm là một hạn chế. Và nếu đảng cộng sản Việt Nam thực sự muốn
nâng cao lòng tin của dân thì họ phải phấn đấu để làm cho quá trình này
hết sức minh bạch”.
Nhà nghiên cứu này nói thêm rằng nhiều người Việt, cả ở trong lẫn
ngoài nước, “đều muốn Việt Nam hướng tới một chế độ chính trị minh bạch
hơn”.
Ngoài các tuyên bố mang tính chung chung của các quan chức Đảng, ít có các thông tin chi tiết về hội nghị trên.
VOA Việt Ngữ đã hỏi chuyện một số nhà báo độc lập cũng như các nhà
quan sát tình hình chính trị ở trong nước, nhưng đa phần đều từ chối trả
lời phỏng vấn vì “không có đủ thông tin để đưa ra bình luận”.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen