Dienstag, 13. Januar 2015

Tâm lý người Việt: Giàu thì ghét, nghèo thì khinh, thông minh thì diệt

11.01.2015 19:20
Tâm lý người Việt: Giàu thì ghét, nghèo thì khinh, thông minh thì diệt. Giá trị xã hội bị đảo lộn, những điều băng hoại lại lên ngôi, nhiều sự cố gắng và nỗ lực không được đền đáp bằng những thành quả xứng đáng.


Tâm lý người Việt: Giàu thì ghét, nghèo thì khinh, thông minh thì diệt 
Quá nhiều những vấn đề được thổi phồng xa với giá trị thực tế cũng là một phần khiến công chúng mất lòng tin vào cuộc sống. Từ đó sinh ra đố kỵ ganh ghét và tìm cánh triệt hạ lẫn nhau.
Từ lâu đã có câu ví von: “một người Nhật đem so sánh với một người Việt, thì người Nhật thua xa. Những năm người Nhật ngồi lại với nhau họ sẽ thắng xa năm người Việt. Vì năm người Việt vẫn loanh quanh tìm ra ai là người lãnh đạo họ, và những người còn lại sẽ ở vị trí nào trong nhóm của năm người”
Một trong những nguyên nhân khiến người Việt ngày càng khắt khe, cay cú với sự thành công của người khác là bởi vì trong cuộc sống của họ ít nhiều cũng đã đôi lần đối diện với sự bất công. Chúng ta chỉ sống luẩn quẩn trong đống lý thuyết, nào là đề án, đề tài thuyết trình dài miên man nhưng không có tính thực tiễn, nghiên cứu xong lại xếp vào tủ hồ sơ. Lâu lâu lại sang nước ngoài “tham quan và trao đổi kinh nghiệm”.
Nhiều người Việt cứ tự huyễn hoặc bản thân về cái gọi là “đi tắt đón đầu”, mua công nghệ của nước ngoài và tự cho là mình tiến bộ. Trong khi đó, ngành khoa học nước nhà bao nhiêu năm vẫn cứ giậm chân tại chỗ. Bằng chứng là bao nhiêu năm qua, người Việt không thể tự mình sản xuất nổi một chiếc xe hơi rẻ, trong khi nước láng giềng Campuchia đã sản xuất thành công chiếc xe công nghệ cao với giá chỉ 5.000 USD.
Chính những rào cản quá lớn như vậy nên những người có tâm huyết, có tài năng đành “đắp chiếu” giấc mơ vươn ra biển lớn của mình, mãi quay về với cai ao làng đầy bon chen, đố kỵ. Chính cái tư tưởng ghen ăn tức ở của người Việt, không muốn ai giàu hơn mình, không cho phép ai giỏi hơn mình đã vô tình khiến toàn dân tộc mãi lạc hậu.
giau-thi-ghet-01Nghèo lại bị người khác khinh thường, nghèo đi với hèn, còn thông minh thì lại bị đố kỵ, xa lánh, tìm cách hãm tài. Đó chính là những tật rất xấu của người Việt hiện nay. Tôi mong rằng các phương tiện truyền thông đừng vì cái “bao tử” mà viết thiếu định hướng cho một xã hội. Và nền tảng giáo dục của chúng ta nên thường xuyên và liên tục kêu gọi, nhắc nhở cộng đồng về những điều này và cả các ý thức khác như: “giữ gìn vệ sinh cộng cộng, giao thông trật tự, xếp hàng ở chổ đông người, yêu thương tôn trọng và học tập lẫn nhau ....quan điểm rõ như thế thì lo gì các thế hệ sau sẽ không thành công!
Mọi hô hào khẩu hiệu, như dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh, sống thượng tôn pháp luật, tất cả mọi công dân điều bình đẳng, quan phạm pháp như thứ dân, không ai được ngồi xổm trên trên hiến pháp…những ý tưởng tuyệt vời đó nếu không biến nó thành hiện thực thì tất cả chỉ để chúng ta nói với nhau cho vui mà thôi.
Suy cho cùng đó là trách nhiệm của hai mũi nhọn “giáo dục, và truyền thông”. Chúng ta hãy lắng lòng mà nhìn lại vì sao một bộ phận con rồng cháu tiên lại đổi thay nhanh như thế này, trong khi nền tảng trong văn hoá, giáo dục của chúng ta từ xưa đến nay là hào khí dân tộc, tinh thần dân tộc. Ba lần đẩy lùi giặc Nguyên-Mông, vó ngựa của Thành Cát Tư Hãn chinh phục từ Âu sang Á, lại thất bại dưới triều đại nhà Trần. Phải chăng, trong sức sống của dân tộc trải dài qua các triều đại đã có một tinh thần Phật giáo, tự tin, tự chủ, không chịu khuất phục bất cứ một sức mạnh nào, dù đó là Thượng đế, nếu có thật đi chăng nữa!
Chúng ta đừng chỉ trích nhau nữa, hãy hiểu, cảm thông và thay đổi suy nghĩ, thì người Việt sẽ chẳng thua kém một dân tộc nào trên thế giới! Định Hương

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen