Bảo Giang
-
Cờ Vàng là màu cờ mang theo Hồn Nước, mang
theo trọn niềm tin yêu, hy vọng của con dân và của núi sông Việt Nam hôm nay và
mai sau. Cờ Vàng là truyền thống, là lịch sử là nền văn hóa của chúng ta và
thuộc về chúng ta. Đó là màu cờ của sự sống của Tự Do của Độc Lập Dân
Tộc.
- Cờ Đỏ là cờ của sự
chết, của man rợ. Nó là màu cờ mang tâm huyết của CS Phúc Kiến. Nó giết chết hết
tất cả mọi niềm tin, mọi hy vọng, mọi yêu thương, mọi nhân ái trong lòng người
Việt nam. Nó là tội ác và là gian trá. Nó là cờ của Nô Lệ, có truyền thống, lịch
sử và nền văn hóa thuộc về nô lệ. Không thuộc về truyền thống, lịch sử, văn hóa
Việt Nam...
*
Sau Hiệp Định Genève 20-7-1954
Việt Nam bị phân chia thành hai lãnh thổ. Cả hai đều được công nhận trên trường
Quốc Tế. Mỗi bên thành lập chính phủ riêng và xây dựng xã hội theo một thể chế
chính trị khác nhau. Từ đó, tạo ra hai truyền thống, lịch sử và nền văn hóa,
giáo dục công dân hoàn toàn khác nhau.
Miền Bắc được gọi là Việt Nam Dân
Chủ Cộng Hòa, đặt dưới sự lãnh đạo và quản chế của khối cộng sản quốc tế. Nửa
phần đất nước này có dân số đông hơn ở miền Nam, được lèo lái, được (bịt mắt)
dẫn đi theo chủ nghĩa cộng sản. Cộng sản chủ trương xây dựng xã hội miền Bắc
theo thuyết Tam Vô: Vô Gia Đình, Vô Tổ Quốc, Vô Tôn Giáo. Lấy bạo lực chính trị
và dối trá làm nền tảng để áp đặt và cai trị đất nước. Vì theo chủ nghĩa Tam Vô,
CS đã có những quy trình và học tập nhằm tiêu diệt nền tảng văn hóa nhân bản của
xã hội và của gia đình. Khởi đầu là bài giáo khoa cơ bản dùng để đào tạo các
đoàn đảng viên, và buộc mọi học viên phải đạt trong học tập. Bài giáo khoa này
vừa được Trần Đĩnh, một cựu đảng viên từ thời 1949-50 tiết lộ trong Đèn Cù
"Định nghĩa đảng viên là ngọc là vàng của đảng cho nên vào tổng kiểm thảo, Tố
Hữu yêu cầu học viên rất ngặt... Không đạt yêu cầu căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt với
bố mẹ thì bản tổng kiểm thảo bị “phá sản,” học viên đó phải ngồi học lại cho tới
khi nào lập trường vô sản, lập trường nông dân thắng, anh ta công khai tuyên bố
căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt với bố mẹ mình (mới thôi)” (trang 74-75). Kế đến
là bản cáo trạng phi nhân tính, phi đạo nghĩa “Địa chủ ác ghê” do Hồ Chí Minh
viết ra để khởi đầu và làm nền tảng, không phải chỉ cho cuộc đấu tố nhân dân
Việt Nam thời 1953-56, nhưng còn là cho cuộc sống của đảng.
Việc định nghĩa và thực tế áp dụng
những bài giáo khoa cho các đoàn đảng viên, song hành với việc triệt để tuân thủ
tinh thần bản cáo trạng “địa chủ ác ghê” vào cuộc sống của đảng, Cộng sản đã tạo
ra hỗn loạn và làm đảo lộn mọi sinh hoạt trong xã hội. Ở đó là cuộc sống vô văn
hóa, vô kỷ cương, vô luân thường, vô đạo lý. Chỉ có bạo lực khủng bố và dối trá
làm chủ thể trên cả luật pháp và xã hội. Ở đó, lá cờ màu đỏ có một sao vàng là
tâm huyết của đảng cộng sản Phúc Kiến, (Đây là cờ của đảng cộng sản Phúc Kiến
do Li Ji Shen (Lý Kỳ Thân) sáng lập vào khoảng 11.1933 đến 1-1934. Sau cuộc nổi
dậy ở Phúc Châu, Phúc Kiến bị phe Tưởng Giới Thạch dẹp yên, Li Ji Shen đem tàn
quân sáp nhập vào với Mao Trạch Đông. Sau này Y làm phó chủ tịch nhà nước Trung
cộng vào năm 1949) được thiếu tá Hồ Chí Minh, trong đội quân giải phóng nhân
dân Trung cộng, (theo tài liệu còn lưu trữ của Quân ủy trung ương Trung
Cộng) đem vào Việt Nam khoảng 1940 và trở thành biểu tượng màu cờ sắc áo cho
nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trong việc thực hiện mọi chỉ thị từ Trung
cộng. Rồi sau khi Cộng sản chiếm trọn miền Nam Việt Nam vào ngày 30-4-1975, lá
cờ Phúc Kiến của nhà nước CHXHCNVN trở thành một bàn đạp cho Trung cộng tràn
xuống phương Nam.
Miền Nam Việt Nam sau ngày
20-7-1954 vẫn còn là một nước theo hệ quân chủ Lập Hiến với tên gọi Quốc Gia
Việt Nam. Chính phủ do Thủ Tướng Ngô Đình Diệm lãnh dạo được thành lập vào ngày
7-7-1954. Dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Ngô Đình Diệm, miền Nam xây dựng xã hội
theo con đường Tự Do, Dân Chủ, dần đổi sang thể chế Cộng Hòa. Về văn hóa và
giáo dục công dân được mở rộng theo hướng đi nhân bản, lấy Công Bình, Bác Ái,
Nhân Bản Vị (nay gọi là Nhân Quyền) làm gốc sinh. Tất cả đều hướng đến mục đích
phục vụ con người trong công ích và Công Lý theo tiêu chuẩn của luật pháp. Miền
Nam cương quyết bảo vệ sự Độc Lập và toàn vẹn lãnh thổ nên ngoại trưởng Trần
Văn Đỗ không ký vào bản hiệp định chia đôi đất nước.
Trong chủ trương bảo vệ đời sống
an sinh của đồng bào và nhằm đem lại hạnh phúc, ấm no và đời sống yên vui, thanh
bình cho công dân. Ủy Ban Bảo Vệ Bắc Việt Nam của Quốc Gia Việt Nam đã được
thành lập. Vào ngày Ủy Ban 28-4-1954 đã tìm cách kêu gọi dân chúng và bảo vệ dân
chúng trốn thoát chế độ cộng sản tại miền Bắc. Kết quả của chính sách đúng đắn
này là có hơn một triệu người đạp trên cái chết để trốn chạy cộng sản, di cư vào
Nam tìm tự do. Lá Cờ Vàng ba sọc đỏ, trước đó và cho đến ngày 30-4-1975 (nhiều
nơi đến ngày 01-5-1975) là nghi biểu, là màu cờ sắc áo, biểu tượng cho dân tộc
và Quốc Gia Việt Nam. Sau đổi là Việt Nam Cộng Hòa.
Sau ngày quốc hận 30-4-1975, màu
cờ của Quốc Gia Việt Nam đã tung bay trên khắp nẻo đường thế giới. Bất cứ nơi
nào có người Việt Nam trốn chạy cộng sản đến sinh sống, nơi ấy có Cờ Vàng tung
bay, và chính phủ sở tại đã có những văn bản chính thức công nhận đây là màu cờ
của người Việt Nam Tự Do. Từ đó, Cờ Vàng là biểu tượng, là màu cờ của những
người yêu và được sống trong Tự Do, sống trong nền văn hóa Nhân Bàn, tôn trọng
Công Lý và Nhân Quyền.
I. Truyền thống và lịch sử của màu cờ nói gì?
Trên đây là vài nét về hai màu cờ
sắc áo riêng biệt của hai thể chế tại Việt Nam. Nhưng màu cờ nào sẽ là cuộc
sống, là Niềm Tin Yêu và Hy Vọng của chúng ta và của đất nước hôm nay và mai
sau?
Khi nói về Truyền Thống và Lịch Sử của một màu cờ, tôi cho rằng có viết hàng trăm trang sách cũng chưa hết những điều cần viết, nói chi đến một vài trang giấy ngắn. Ở đây, tôi xin đưa ra hai hình ảnh mang tính truyền thống, bao gồm cả tính lịch sử và giáo dục công dân, mà hai tấm ảnh là biểu tượng từ hai màu cờ này muốn truyền đi. Truyền đi như là một chứng minh căn bản nhất, hùng hồn nhất, chính xác nhất và có thể là câu trả lời, giải nghĩa hoàn hảo nhất cho màu cờ và sắc áo mà nó đại điện.
1. Tấm hình thứ
nhất
Tấm hình ghi lại cảnh có một đứa
bé độ lên ba, mặt mũi lem luốc, mặc áo quá khổ, không có quần, hai tay cầm lá
Cờ Đỏ lớn quá khổ so với tuổi đời. Tuy thế, nó diễn một dáng diệu đầy uy phong
khi đi vòng quanh đấu trường, nơi được gọi là tòa án nhân dân. Ở đó không thấy
có quan tòa, nhưng có hai đấu tố viên tuổi chưa quá 6,7 tuổi, vẻ như đang hạch
tội và kết án một tên “địa chủ” ác ôn, hay viên cựu lý trưởng, chánh tổng, viên
chức nào đó. Ông ta đang cúi mặt nhận tội trước khi bị xử tử? Rồi trong vòng vây
của người, và dưới sự hướng dẫn đầy khí thế của đứa trẻ lên ba, tay cầm cờ quét
lê trên mặt đất là hai tên du kích với cây súng dài lăm lăm trong tay. Đây là
một tấm hình rất đặc biệt. Nó nói lên toàn bộ nền văn hóa giáo dục cũng như
truyền thống và lịch sử của lá Cờ Đỏ do Hồ Quang đem từ bên Tàu sang. Rồi chẳng
bao lâu sau, nó đã tạo nên một “chiến thắng long trời lở đất” trong mùa đấu tố
1953-56.
a, Về Truyền thống,
Tấm hình truyền đi một truyền thống giết người man rợ của chế độ. Chỉ trong vòng
có khoảng ba bốn năm, nó đã giết chết gần 200,000 ngàn người Việt Nam và làm
tan hoang hàng triệu gia đình khác. Theo truyền thống này, việc xử án giết người
(qua tấm hình) không cần luật lệ, đôi khi không cần cả quan tòa. Chỉ cần những
kẻ vô tri, ngây ngô, bất giáo, không có một chút hiểu biết gì giống như đứa trẻ
lên ba, chưa biết mặc quần kia, nhưng biết cầm cờ, biết hò hét, trợ thủ cho vài
ba đứa trẻ vô tri khác làm quan tòa như hai đứa trẻ trong hình là đạt, là có thể
tạo ra một thành tích lẫy lừng cho đảng theo khẩu hiệu “thà giết lầm hơn bỏ
xót”. (Đỗ Mười là tác giả của khẩu hiệu này?). Ngẫm, nhìn. Tấm hình đã nói lên
trọn những điều nó cần nói. Chỉ những kẻ vô tri làm điều bất giáo mới mở ra được
cái truyền thống này.
b, Về Lịch sử. Tấm
hình ghi lại và truyền đi một hình ảnh tạo nên lịch sử của lá Cờ Đỏ và CS là,
những kẻ vô tri kia, áo thì quá khổ, quần không có, đồng nghĩa với việc CS tự
khoác cho nhau cái áo thụng cách mạng, nhưng không thể che được phần ngây ngô,
vô kiến thức như một đứa trẻ lên ba. Nó không có quần, giống như kẻ trong thời
ăn lông ở lỗ chưa được giáo hóa. Tuy thế, thành phần chưa được giáo hóa này lại
được coi là những kẻ tiên phong cầm cờ đi tạo lịch sử, đi làm cách mạng. Tiếc
rằng, những nhà “cách mạng” chưa biết mặc quần này thuộc diện vô tri, chẳng
biết cái cờ nó cầm trên tay là cái gì, có nguồn gốc lịch sử ra sao. Tất cả, từ
trên xuống dưới đều giống như các hạng mục voi giấy, ngựa giấy, chó giấy quay
tít trong cái Đèn Cù mà Trần Đĩnh diễn tả. Đó là lịch sử của gian trá và tội ác!
c, Về Giáo dục, văn
hóa. Tấm hình truyền đi một lối, một nền văn hóa man rợ, đầy dối trá,
không có hàm tính người của Cộng sản. Nó dạy cho người, cho trẻ thơ còn vô tri
biết vui mừng, hồ hởi phấn khởi đi theo đảng giết người vô tội. Nó dạy cho trẻ
bài học vô giáo dục, vô văn hóa để đạp đổ lễ giáo, tôn nghiêm trong trật tự gia
đình và xã hội. Chúng dạy cho trẻ thuộc lòng những vô lễ, tao, mày, thằng trọc
phú, thằng lý trưởng ác ôn… để tạo khi thế giết người. Ai cũng biết, trong nội
bộ, CS đã thành công trong việc huấn luyện, đào tạo các học viên qua bài giáo
khoa "phải căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt với bố mẹ" thì đây, tấm hình này chính là
cảnh diễn lại bài học lịch sử mà rất nhiều đứa trẻ đã phải học, phải tập trước
khi được đẩy vào đấu trường. Cô tôi, một người chứng kiến nhiều cuộc đấu tố ở
Thái Bình kể lại là: “Nó chỉ tay vào mặt bố mẹ đẻ mà đấu theo lời dặn dò, mớm
mồi của những kẻ vô tri bất giáo trong đội đấu”. Đội xúi bảo chúng, “Cháu có
muốn cứu bố mẹ cháu không? Nếu muốn thì cứ ra làm như thế. Có tự tay ra đấu tố
bố mẹ cháu thì mới cứu bố mẹ cháu khỏi chết!” Đến khi, đứa bé vừa diễn xong lời
dạy của đội. Những nhà cách mạng không có quần kia, liền vỗ tay, bác loa mồm
oang oang: “Đấy đồng bào nghe rõ cả rồi đấy. Chính con cái của tên trọc phú này
đã ra lời tố cáo tội ác của nó, thì nó còn chối vào đâu được nữa”! Hỡi ôi, một
bài học mà Lưu cộng Hòa, một đảng viên CS từ thời 1949-50 đã phải thốt lên “Nay
phải nhận mình là con vật mới đúng!” (Đèn Cù tr.75)
Đó là sự nghiệp lớn mang trọn ý
nghĩa, chủ đích, truyền thống, lịch sử rồi giáo dục và văn hóa của Cờ Đỏ. Hỏi
thử xem, nơi có Cờ Đỏ quản trị có phải là nơi để cho những ước mơ, cho những con
người đã có trí khôn, đã được giáo hóa, tìm về để nương náu và đặt tin yêu hy
vọng vào nó hay không?
2. Tấm hình thứ
hai
Tấm hình của Thiếu tá Ngụy Văn Thà
và đồng bạn đã hy sinh cùng với con tàu ở Hoàng Sa. Họ chết cho quê hương trong
cuộc chiến bảo vệ Hoàng Sa vào ngày 19-1-1974.
a, Về Truyền thống.
Tấm hình truyền đi hình ảnh người chiến binh Ngụy Văn Thà đã hiên ngang bước đi
theo truyền thống bất khuất của người xưa Anh đã nối theo chí hùng ngàn năm của
tiền nhân, nêu cao ý chí của dân tộc, lấy chính máu xương của mình để bảo vệ lấy
bờ cõi của non sông.
Đất của Mẹ, một ngọn cỏ ta thề
không bỏ,
Núi nước Nam, một viên đá ta
quyết chẳng rời!
Như thế, máu hồng từ trái tim anh
nhỏ xuống trên chiến trường Hoàng Sa vào ngày 19-1-1974 chính là dòng máu nêu
cao một truyền thống bất di bất dịch từ ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Đó là
truyền thống bảo vệ màu cờ sắc áo Độc Lập tự chủ của dân tộc.
b, Về Lịch sử. Tấm
hình ghi lại một chiến tích lẫy lừng của con dân Việt Nam trước cảnh ngoại xâm.
Vào cuộc chiến, sinh tử, thắng bại là lẽ thường tình, người ta không luận một
chiến thắng, một cái chết trong cuộc thắng, thua. Nhưng lịch sử là sử luận về
một thiên anh hùng ca của những người đã hy sinh vì màu cờ sắc áo của dân tộc mà
Ngụy Văn Thà và các chiến hữu của anh trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa đang mang
trên vai. Lịch sử cũng còn ghi lại rằng. Trong ngày người chiến binh Ngụy Văn
Thà và đồng đội của anh hy sinh mạng sống của mình để bảo vệ nền Độc Lập và sự
vẹn toàn lãnh thổ Việt Nam, thì ở nơi phương Bắc kia, một nửa phần đất của quê
hương bị dẫn đi theo chủ nghĩa Tam Vô, Tập đoàn cộng sản đã đứng dưới lá cờ Phúc
Kiến, hát ca, nhảy mừng khi quân Tàu Ô chiếm được Hoàng Sa, là phần đất Việt
Nam, trực thuộc chính phủ Việt Nam Cộng Hòa theo hiệp định Genève 1954, nhưng CS
đã ký giao, bán chủ quyền cho Trung cộng vào năm 1958. Lịch sử này ngàn năm đã
dễ phôi pha!
c, Về văn hóa giáo dục công
dân. Tấm hình ấy truyền đi nét cao đẹp và trân quý của nền Văn Hóa nhân
bản dân tộc mà những người trai Ngụy Văn Thà và các đồng đội của anh đã thụ
hưởng tại miền Nam ở dưới lá Cờ Vàng. Họ đã hy sinh bản thân mình vì cuộc sống
của dân tộc. Tấm hình ấy chính là di sản thuộc nền Văn Hóa Nhân Bản của Quốc Gia
Việt Nam sẽ còn mãi mãi truyền lại mai sau. Nói gì, nghĩ gì? Hẳn nhiên là không
còn một truyền thống, một lịch sử, một nền văn hóa giáo dục công dân nào hoàn
hảo và cao quý hơn thế nữa.
Như thế, màu CỜ VÀNG lẫm liệt, phủ
trên quê hương Việt Nam, phủ trên thân xác Ngụy Văn Thà và đồng đội của ông, có
phải là Màu Cờ của mọi ước mơ nhân bản Việt Nam sẽ tìm về để giữ gìn và lưu
truyền lại cho dòng sử mai sau hay không? Nơi có Cờ Vàng tung bay, có phải là
nơi có đủ tin yêu hy vọng để cho con người tìm về nương thân không? Hay trên
phần đất có đứa trẻ kéo lê cái CỜ ĐỎ trên mặt đất kia, với những cuộc đấu tố
kinh hoàng trong lịch sử, mới chính là nơi để mọi người cùng tìm về để sống bên
nó, hưởng yên vui, hạnh phúc với nó? Tôi cho rằng, không có câu trả lời nào
chính xác hơn là việc nhìn vào cuộc sống của người dân ở dưới mỗi màu cờ này.
II. Cuộc sống dưới mỗi màu cờ cho ta thấy những
gì?
1. Cờ Vàng: Màu cờ
có mang theo Hồn Nước, có mang theo trọn niềm tin yêu, hy vọng của con dân và
của núi sông Việt Nam hôm nay và mai sau hay không?
Phải. Tôi khẳng định là như thế.
Tôi khẳng định không phải vì có người thân, cũng không phải vì đã có hàng triệu
quân dân cán chính miền Nam, ròng rã trong hơn hai mươi năm cuối cùng trước ngày
30-4-1975 đã hy sinh vì màu cờ, và sắc áo của Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng khẳng
định vì Đại Nghĩa của dân tộc Việt. Khẳng định vì Truyền Thống, vì Lịch sử, vì
nền Văn hóa và giáo dục công dân mà màu cớ ấy đã tiếp nhận từ tiền nhân, rồi
mang theo trong dòng sinh mệnh của lịch sử mà truyền đến hôm nay. Màu cờ này
được tạo ra từ tâm huyết Việt Nam. Tâm huyết bảo vệ sự trường tồn và toàn vẹn
lãnh thổ Việt Nam. Tâm huyết bảo toàn trọn vẹn nền văn hóa nhân bản dân tộc. Tâm
huyết bảo vệ trọn vẹn ý nghĩa Đồng Bào trong dòng sử lập quốc Việt Nam. Hơn thế,
còn là tâm nguyện của ngàn ngàn sau. Bởi vì người Việt Nam chưa bao giờ ngừng đi
tìm sự Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền. Người dân Việt Nam chưa bao giờ rút lui trong
cuộc chiến bảo toàn nền Độc Lập và phần lãnh thổ của tiền nhân để lại. Như thế,
truyền thống này, lịch sử này, văn hóa này là của chúng ta và thuộc về chúng
ta, thuộc về con cháu chúng ta.
Bạn cho rằng tôi ca quá lời
chăng? Nếu thế, tôi mời bạn nhìn xem những cảnh thực tế trước mắt bạn đây. Xem
xong rồi, tự bạn hãy trả lời cho bạn, cho thân nhân, cho người quen của bạn
nghe, biết về câu trả lời của bạn ra sao nhá. Bạn có thấy bất cứ một người
thuyền nhân Việt Nam nào, kể cả cán cộng cho đến công dân đi trên nhưng chiếc
thuyền ra khơi, hay chạy băng qua đồi núi để ra khỏi Việt Nam sau ngày
30-4-1975, có ai trong đó muốn xin đến tỵ nạn, xây nhà, lập nghiệp tại một nước
là bằng hữu, là đồng chí của lá Cờ Đỏ của Việt Cộng như, trước kia thì có Liên
Xô, Tàu, khối Đông Âu... Nhưng nay chỉ còn lại Trung Cộng, bắc Triều Tiên và Cu
Ba không?
Tôi quả quyết là không. Những kẻ
điên cũng không dám xin đến những nơi ấy. Trái lại, tất cả những người kể trên,
bao gồm luôn cả những người chết trên biển hay những người không có cái may mắn
xuống được thuyền ra khơi, đều ước mơ đến được bến bờ tự do, bao gồm Hoa Kỳ, Úc,
Canada, Pháp, Đức… và các đồng minh trong khối Tây Âu, là bằng hữu đồng vai sát
cánh với là Cờ Vàng của Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975 để xây nhà dựng nghiệp,
để mưu cầu cho con cái được hưởng lấy một nền giáo dục nhân bản. Cách riêng, bản
thân được hưởng tự do, được công lý bảo vệ và được sống trong yên bình. Tôi
chẳng thấy một ma dại nào dám xin đến những nước bằng hữu, đồng chí với Cờ Đỏ.
Tại sao thế?
Thực tế hơn, bạn hãy nhìn xem,
những Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, hay những Triết, Hùng, Phúc, Thanh,
Quang, thậm chí, Mười, Anh… và con cái, thân nhân của những Đồng, Chinh, Giáp,
Duẩn và của tất cả những cán cộng có quyền chức từ hàng tướng tá, tỉnh thành
đến phường quận huyện xem. Tại sao họ không mua đất, mua nhà, mua dinh thự, mua
xe, mua tàu du lịch, không đưa con cái đi học, lập nghiệp ở những quốc gia mang
tên Trung cộng, Bắc Triều Tiên, Cu Ba là những anh em đồng chí với Cờ Đỏ, mà lại
đua nhau lén lút, đi chui lòn, tìm đến những nước họ luôn mồm gọi là thuộc thế
lực thù địch bao gồm Mỹ, Canada, Úc, Pháp, Đức…. là bằng hữu với Cờ Vàng của
Việt Nam Cộng Hòa vào trước năm 1975 mà nương thân? Họ là những thằng người điên
loạn, hay là những “bọn ma cô đĩ điếm” chính hiệu như lời Phạm Văn Đồng đã
nói?
Tôi chẳng bảo họ điên, cũng chẳng
bảo họ là những "ma cô đĩ điếm" như lời Phạm Văn Đồng, nhưng là những đa trá.
Mồm thì oang oang chống Cờ Vàng, nhưng thực trong bụng thì ngày đêm mơ ước tìm
về nương náu, mong hưởng nhờ ân huệ ở những nơi chốn có lá Cờ Vàng của Việt Nam
Cộng Hòa hiện diện. Có lạ lắm không? Thử hỏi xem, tại sao những quan cán cộng,
từ nhớn đến nhỏ, từ trung ương đến địa phương đều âm thầm, lặng lẽ tìm đến những
nơi có Cờ Vàng “thù địch” để nương nhờ? Họ là những kẻ đã phản đảng, hay những
nơi đây có trọn tin yêu hy vọng và bao dung, khoan hậu, nhân bản. Là nơi đặt ước
mơ của mọi người? Tại sao họ không đến nương nhờ những nơi có Cờ Đỏ tung bay?
Chẳng lẽ, nơi đó chỉ có sự chết và dối trá?
2. Cờ Đỏ: Cờ của sự
chết, của man rợ, của dối trá làm cho người người sợ hãi, phải chạy trốn. Hay
của hy vọng để cho mọi người tìm về với thiên đàng CS?
Trước hết, bạn có thấy gia đình
nào phải lén lút trốn vùng Cờ Vàng để tìm đến sinh sống và nương nhờ dưới ánh Cờ
Đỏ để mong cầu có Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền và được công lý bảo vệ trong cuộc
sống yên vui không? Nếu có, nay họ ra sao rồi? Xin bạn đừng vẽ vời ra câu chuyện
là có dăm ba kẻ chui lòn từ phía Cờ Vàng vào nơi có Cờ Đỏ quản trị để kiếm năm
ba miếng ăn qua ngày đấy nhá. Đấy không phải là một cuộc di cư tìm sống, xây nhà
dựng nghiệp, không phải là một ý thức đứng đắn, nhưng là cuộc chui lòn tìm miếng
ăn nhất thời mà thôi. Và những người vì lý do này, lý do khác, phải trở lại nơi
đó năm ba tuần, nửa tháng, cũng không thuộc về câu hỏi này. Xác định như thế thì
tôi không thấy bất cứ ai từ phía Cờ Vàng tìm về với Cờ Đỏ để hưởng phúc. Tôi chỉ
thấy người bỏ ra đi.
Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có
dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập. Bởi vì, sau đêm Việt
Minh về là ngay sáng hôm sau, trên đầu cái cọc cắm giữa đường làng, nơi có nhiều
người qua lại là có cái đầu của một viên chức, hay của người có con em làm việc
trong thành phố, đôi khi là những phú hộ, treo ở đó. Rồi ở ngay phía bên dưới
là một cái lá Cờ Đỏ với hàng chữ có khi sai cả chính tả. “Việt Minh xử tử Việt
gian bán nước”! Ghê chưa! Họ có luật về đêm và luật ấy viết rằng. Việt Minh đến
gõ cửa nhà nào vào ban đêm thì sáng hôm sau sẽ có cái đầu của nạn nhân treo ở
ngã ba đầu làng hay giữa chợ! Chẳng cần nói thêm, dân chúng nhìn thấy cảnh khủng
bố ấy là mặt không còn giọt máu. Kẻ có phương tiện thì âm thầm lặng lẽ bỏ làng
mà về thành. Có nhiều nơi, cả làng cùng bảo nhau bỏ chạy hay vào tề. Làng tôi ở
Thái Bình là một làng tề nổi tiếng. Sau ngày 20-7-54 cả làng đã di cư vào Nam.
Đến sau ngày 20-7-1954, không phải
một vài người, một vài làng, mà khéo toàn miền Bắc đã lên cơn sốt, bỏ chạy khi
biết tin Cờ Đỏ sẽ kéo vào thành phố. Kết quả, có khoảng một triệu người may mắn
chạy thoát. Mà xúi quẩy làm sao, đã chạy vào Nam rồi vẫn chưa yên. Ông già 54
vào chiều ngày 30-4-1975, chống cái gậy ra đến đầu ngõ. Mắt mờ chưa nhìn rõ mặt
người, tai chỉ nghe được câu nói Việt cộng đã vào làng, cái gậy rời khỏi tay.
Ông run rẩy ngã sấp mặt xuống đất khi có tiếng hoan hô “cách mạng” thành công!
Tội cho ông, chạy trốn đã hai mươi năm ròng, vẫn không thoát được cái ách
cộng!
Trước khi đó, đồng bào Việt Nam từ
Gio Linh, Quảng Trị đến cao nguyên miền Trung, hay Bình Long, Tây Ninh, Xuân Lộc
đã phải gồng gánh, bồng bế nhau trên tay, trên vai, dù phải chết trên đường vì
đạn pháo của Cờ Đỏ đuổi theo. Họ vẫn quyết đạp lên cả xác người để tìm về nơi có
Cờ Vàng tung bay (1972). Rồi đến những đoạn đường… chết, Pleku, Kon Tum, Tư
Hiền, Hội An, Đà Nẵng… bạn thấy những gì? Tại sao đồng bào Việt Nam phải đạp
trên cái chết, chồng mất vợ, cha lìa con, anh mất em, người mất sản nghiệp… để
trốn cái Cờ Đỏ như thế? Rồi đến hàng triệu người ra khơi, vượt biển trên những
chiếc thuyền mong manh để đi tìm Cờ Vàng Tự Do? Mà nào họ có được thoải mái ra
đi đâu. Tất cả đều lặng lẽ trốn mà đi. Khi đi, lại cũng đạp trên cái chết mà đi.
Có người chưa kịp xuống thuyền, một loạt đạn của Cờ Đỏ vang lên trong đêm tối,
máu đỏ của người vượt biên thấm vào lòng biển đen! Người sống vội lao xuống
thuyền đã trúng đạn. Sóng gào đưa họ vào lòng biển đen. Cõi chết hay Tự Do?
Khi nhìn lại những cảnh thực này,
bạn có cho rằng người Việt Nam dại đột khi đem mạng sống của mình ra để đánh
đổi, một là Tự Do, hai là cái chết, khi họ tìm về với Cờ Vàng hay không? Nếu
không dại, có phải là họ điên chăng? Nghe nói, những kẻ điên cũng sợ chết. Chỉ
có người Việt Nam yêu Tự Do mới không sợ chết, mới đạp trên cái chết mà đi khi
thấy Cờ Đỏ kéo đến. Tại sao? Tại vì nó còn kinh hoàng hơn cả sự
chết!
Tóm lại, truyền thống, lịch sử văn
hóa và thực tế trong đời sống chứng minh rằng:
Cờ Vàng là màu cờ
mang theo Hồn Nước, mang theo trọn niềm tin yêu, hy vọng của con dân và của núi
sông Việt Nam hôm nay và mai sau. Cờ Vàng là truyền thống, là lịch sử là nền văn
hóa của chúng ta và thuộc về chúng ta. Đó là màu cờ của sự sống của Tự Do của
Độc Lập Dân Tộc.
Cờ Đỏ là cờ của sự
chết, của man rợ. Nó là màu cờ mang tâm huyết của CS Phúc Kiến. Nó giết chết hết
tất cả mọi niềm tin, mọi hy vọng, mọi yêu thương, mọi nhân ái trong lòng người
Việt nam. Nó là tội ác và là gian trá. Nó là cờ của Nô Lệ, có truyền thống, lịch
sử và nền văn hóa thuộc về nô lệ. Không thuộc về truyền thống, lịch sử, văn hóa
Việt Nam.
Tháng 1,
2015
Bảo
Giang
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen