Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 9 tháng 8, 2014
Trong
những ngày gần đây các phái đoàn của Quốc Hội Hoa Kỳ nối nhau đến Việt
Nam. Mới tuần trước là Thượng Nghị Sĩ Bob Corker (Cộng Hoà, Tennessee)
và bây giờ là Thượng Nghị Sĩ John McCain (Cộng Hoà, Arizona) và Thượng
Nghị Sĩ Sheldon Whitehouse (Dân Chủ, Rhode Island).
Hiện
tượng này nói lên hai điều: Việt Nam có cơ hội để phát triển quan hệ
đối tác toàn diện, bao gồm cả an ninh và mậu dịch, với Hoa Kỳ, và cánh
cửa cơ hội chỉ mở đến cuối năm nay - sau đó thì quá trễ.
Các
thượng nghị sĩ chỉ có mấy tuần để công du vì Quốc Hội vừa bãi khoá và
sẽ trở lại làm việc tuần thứ 2 của tháng 9. Chờ đến kỳ bãi khoá kế, vào
cuối tháng 9, thì e quá trễ vì từ đó đến đầu tháng 11 là cao điểm của
mùa tranh cử -- các dân biểu và thượng nghị sĩ không còn tâm trí đâu để
quan tâm đến những gì khác.
Do
đó, lần này các vị thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đến Việt Nam trong một hoàn
cảnh rất khác và một tâm lý cũng rất khác với trước đây: Việt Nam đang
bơ vơ vì mất thế dựa nơi Trung Quốc và đây là cơ hội vàng cho chính sách
chuyển trục của Hoa Kỳ
về Á Châu-Thái Bình Dương.
Tại
buổi điều trần về tình hình nhân quyền ở Đông Nam Á do DB Ed Royce, Chủ
Tịch Uỷ Ban Đối Ngoại của Hạ Viện, triệu tập ngày 9 tháng 7, tôi giải
thích cơ hội vàng này:
“Trong
6 tháng tới đây sẽ có một số cơ hội để Quốc Hội khoá này hành động đối
với Việt Nam nhằm bảo đảm rằng nhân quyền sẽ là một nền tảng trong chính
sách Hoa Kỳ đối với quốc gia này, cụ thể là qua Thoả Thuận về Hợp Tác
Nguyên Tử Lực, việc tháo gỡ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho
Việt Nam và, quan trọng nhất, các cuộc thương thảo với Việt Nam về việc
tham gia của họ vào Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương, hay TPP.
TNS
John McCain và TNS Jeff Flake tiếp đón phái đoàn cử tri Việt đến từ
Arizona cùng với DB Cao Quang Ánh, Quốc Hội Hoa Kỳ, ngày 16 tháng 7,
2014
“Chúng
ta cần đòi hỏi các cải thiện nhân quyền căn bản, gồm có trả tự do vô
điều kiện cho tất cả tù nhân lương tâm, xoá bỏ tất cả các công cụ đàn áp
mà chính quyền dùng để bắt giam và bỏ tù các người bất đồng chính kiến,
và tôn trọng trọn vẹn quyền của công nhân thành lập và tham gia các
công đoàn lao động tự do và độc lập.”
Do sự kiện giàn khoan HD-981, Hoa Kỳ có thể mạnh tay về nhân
quyền mà không phải e ngại là Việt Nam sẽ ngả thêm về Trung Cộng.
Bộ
Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng đã thấy điều này nên nhắn nhủ phái đoàn Việt Nam
tại buổi đối thoại nhân quyền diễn ra ở Hoa Thịnh Đốn ngày 12 tháng 5,
chưa đầy 2 tuần sau ngày Trung Cộng cắm giàn khoan HD-981 vào Biển Đông:
Muốn phát triển đối tác với Hoa Kỳ, Việt Nam cần cải thiện nhân quyền,
và điều này phải thực hiện trước cuối năm nay. Ngoại Trưởng John Kerry
bất ngờ có mặt ở buổi đối thoại.
Còn
một điều khác nữa: Lần này
các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đã tiếp xúc và lắng nghe tiếng nói của cử tri
gốc Việt trước khi họ gặp gỡ và trao đổi với giới lãnh đạo chính quyền
và đảng cộng sản Việt Nam.
Đó
chính là lý do Liên Minh Cho Một Việt Nam Tự Do và Dân Chủ đã gấp rút
thực hiện cuộc tổng vận động giữa tháng 7 vừa rồi. Trong hai ngày 15 và
16 tháng 7, trên 400 người Việt đổ về Hoa Thịnh Đốn từ 22 tiểu bang Hoa
Kỳ và 3 tỉnh bang Canada để tiếp xúc với khoảng 70 vị dân cử liên bang
hay nhân viên lập pháp của họ. Nhờ vậy hai vị thượng nghị sĩ như Bob
Corker và John McCain đều nắm rõ tình hình vi phạm nhân quyền, nhất là
đàn áp tự do tôn
giáo, đang diễn ra ở Việt Nam. Sau đó văn phòng của họ tiếp tục nhận
thông tin cập nhật và hồ sơ cho đến sát ngày họ lên đường đi Việt Nam.
Một phần các hồ sơ này được lưu trữ tại: http://dvov.org/religious-freedom/. Còn phần khác đã được chuyển riêng, vì những thông tin “nhạy cảm” trong đó.
Thêm
vào đó, buổi họp báo
ngày 31 tháng 7 của Ông Heiner Bielefeldt, Báo Cáo Viên Đặc Biệt của
Liên Hiệp Quốc về Tự Do Tôn Giáo hay Tín Ngưỡng, mang tầm vóc của một
“xì căng đan” quốc tế và rất được chú ý bởi các giới chức Hành Pháp và
Lập Pháp Hoa Kỳ. Ông khẳng định: không có tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Bởi vậy, TNS John McCain, người luôn nói thẳng, cũng khẳng định tại buổi họp báo ở Việt Nam:
"Chúng ta có thể làm được bao nhiêu, như trong các mục tiêu tham vọng nhất của chúng ta về mậu dịch và an ninh, tùy thuộc phần
lớn vào những hành động của Việt Nam về nhân quyền..."
Và
Ông nêu ra một số điều kiện nhân quyền: "trả tự do cho tù nhân lương
tâm, tạo không gian cho xã hội dân sự, và cuối cùng làm rõ trong luật và
chính sách rằng quyền của nhà nước là hạn chế và các nhân quyền phổ cập
-- quyền tự do phát biểu, lập hội, thờ phụng, xuất bản, và tiếp cận
thông tin-- được bảo vệ cho mọi công dân."
Ông
Sinh Cẩm Minh, Tín Đồ Cao Đài, hướng dẫn phái đoàn Tennessee tiếp xúc
TNS Bob Corker và TNS Lamar Alexander, Quốc Hội Hoa Kỳ, tháng 6, 2013
TNS
Bob Corker tế nhị hơn, không tuyên bố với báo chí nhưng nói thẳng với
giới lãnh đạo của chế độ. Ngay trong ngày đầu làm việc ở Việt Nam, Ông
đã gặp riêng một số chức sắc Cao Đài độc lập để phối kiểm các báo cáo
đàn áp mà Ông nhận được từ cử tri gốc Việt, trong đó có tín đồ Cao Đài.
Chế
độ cộng sản ở Việt Nam đang nhận ngày càng nhiều thông điệp rõ ràng và
dứt khoát từ các nhà Lập Pháp và các giới chức Hành Pháp Hoa Kỳ: cải
thiện nhân quyền ngay và đáng kể nếu muốn phát triển hợp tác với Hoa Kỳ
về an ninh và mậu dịch; càng chần chờ thì cánh cửa cơ hội càng khép lại
và sang năm thì hầu như không còn hy vọng gì nữa.
Đó
là lý do đằng sau các chuyến công du dồn dập của các thượng nghị sĩ Hoa
Kỳ: cảnh báo cho chính quyền Việt Nam biết về cơ hội đang có nhưng khép
lại rất nhanh; không hành động ngay thì sẽ quá trễ.
Bài liên quan:
Video buổi điều trần ngày 9 tháng 7, 2014, lúc 1 giờ 12 phút từ đầu đoạn video:
Cơ hội
vàng
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen