Cập nhật: 11:34 GMT - thứ ba, 20 tháng 3, 2012
Nguyễn Phương Đông là một trong hai vận động viên bỏ trốn
Hai tuyển thủ quốc gia bộ môn đua
thuyền của Việt Nam bị nghi là đã ‘bỏ trốn’ khi đang tập huấn ở Úc chuẩn bị cho vòng loại của Olympic London.
Thông tin đã được báo chí trong nước loan báo 10 ngày sau khi vụ việc xảy ra.
Hai
vận động viên Nguyễn Phương Đông, 22 tuổi, quê Hải Phòng và
Lương Đức Toàn, 20 tuổi, quê Hải Dương đã đột ngột biến mất
khỏi khách sạn vào đêm 10/3 – đêm cuối cùng ở Úc trước khi cả
đoàn đáp chuyến bay về Việt Nam.
Trước
đó, đoàn vận động viên đua thuyền Việt Nam đã có chuyến tập
huấn kéo dài một tháng ở Úc kể từ ngày 11/2 để chuẩn bị cho
vòng loại khu vực châu Á của Olympic London sắp diễn ra tại Hàn
Quốc vào tháng 4.
Tổng
cục Thể dục Thể thao Việt Nam cho biết cả hai người này đều
là vận động viên được Nhà nước tập trung ‘đầu tư đặc biệt’.
Năm 2011 họ đã từng đoạt huy chương tại Sea Games 26 tại
Indonesia.
'Người thân ở Úc'
Trả
lời báo Thanh Niên, ông Nguyễn Hải Đường, trưởng bộ môn đua
thuyền của Việt Nam, cho biết cả hai vận động viên này đều
‘không có bất kỳ biểu hiện gì bất thường’ đáng nghi ngờ trong
suốt thời gian ở Úc.
"Đùng
một cái, 22h ngày 10/3, nhân lúc các thầy và đồng đội đi ngủ sớm, hai
tuyển thủ này đã mặc mỗi áo may ô, quần đùi, để lại toàn bộ va li, thậm
chí cả visa tại khách sạn rồi lẻn ra ngoài được người bên ngoài đón,”
ông Đường kể lại.
Ông
Đường cho biết là hai vận động viên này đều có người thân ở
Úc. Ông đã liên lạc với những người thân này thì được trả lời
là họ cũng không biết hiện giờ các tuyển thủ đang ở đâu.
Theo báo chí trong nước, hai vận động viên
này đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn và có thể tìm cách ở lại Úc để kiếm việc làm.
Hai
vận động viên này được trả tiền ăn 200.000 đồng một ngày bên
cạnh chế độ tiền công, phụ cấp tập huấn nước ngoài và tiền
thưởng khi có thành tích trong thi đấu, theo ông Trưởng bộ môn
Đường.
Tổng
cục Thể dục Thể thao đã báo cáo vụ việc lên Bộ Ngoại giao,
Bộ Công an và Đại sứ quán Việt Nam tại Úc trong khi ban huấn
luyện đội tuyển đua thuyền cũng đã báo cáo chính quyền và
cảnh sát sở tại.
Hai
vận động viên này hiện giờ không có bất cứ giấy tờ tùy thân
gì trong người trong khi visa của họ sẽ hết hạn vào ngày 4/5,
theo Tổng cục.
Tuy
nhiên, hai ông Đông và Toàn không phải là trường hợp cá biệt
vận động viên Việt Nam bỏ trốn khi đang tập huấn ở nước ngoài.
Theo
thống kê thì cho đến nay đã có hơn 10 trường hợp bỏ trốn tương
tự của các thành viên các đội tuyển thể thao quốc gia của
Việt Nam.
Đội tuyển đua thuyền Việt Nam đang chuẩn bị cho vòng loại Olympic London
Đội tuyển đua thuyền Việt Nam đang chuẩn bị cho vòng loại Olympic London
Năm
2008, ba tuyển thủ môn vật đã bỏ trốn ngay
tại sân bay Incheon của thủ đô Seoul, Hàn Quốc sau khi đã tham
gia thi đấu giải vật tự do và cổ điển tổ chức ở nước này.
Trước
đó sáu năm, hai tuyển thủ quốc gia khác của môn vật cũng biến
mất trong chuyến tập huấn ở Hàn Quốc chuẩn bị cho Asiad 13.
Năm 1996, ba tay đua xe đạp và hai đô vật cũng tìm cách ở lại Moscow trong chuyến tập huấn ở Nga.
Trao đổi với BBC, phó Chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam Hoàng Vĩnh Giang nhận xét đây là ‘một hành động hết sức
dại dột của các vận động viên’.
“Hai
vận động viên này có người nhà ở Úc. Không rõ có phải người
nhà lôi kéo ở lại hay không,” ông Giang nghi vấn.
Ông
Giang cho biết do visa Úc của hai tuyển thủ này còn một tháng
rưỡi nữa mới hết hạn nên lúc này là giai đoạn ‘liên lạc tìm
kiếm để quy các vận động viên này về chịu tội’.
“Nếu
không chịu về thì sẽ rất là nặng,” ông nói, “Đến giai đoạn
này mà về là đã chịu tội rồi chứ không đơn giản
đâu.”
“Chính phủ Việt Nam cũng như ngành thể dục thể thao sẽ không chấp nhận, không tha thứ đâu.”
“Hai
vận động viên này coi như thế là hết rồi đấy,” ông nói và cho
biết có người đã được giao trách nhiệm liên lạc với gia đình
của hai tuyển thủ này ở Việt Nam và thông qua các đầu mối để
tìm kiếm họ ở Úc.
Nếu
tìm được hai vận động viên này thì Tổng cục sẽ khuyên họ
‘Thôi đi về đi. Úc chẳng chấp nhận cho ở lại đâu,’ ông Giang cho
biết.
Về
hậu quả của hành động ‘bỏ trốn’ này, ông Giang nói sẽ ảnh
hưởng đến quốc gia và cả tương lai của các vận động viên này.
“Ở thì không ở được. Chui lủi ở đâu bây giờ?” ông nói.
“Việc
này dứt khoát ảnh hưởng đến uy tín thể thao Việt Nam và
thành tích Việt Nam có thể đạt được ở vòng loại (Olympic) mà
hiện nay đang không phải là nhiều lắm,” ông nói.
Ông
Giang
cho biết có một người ‘bỏ trốn’ nằm trong đội thuyền đôi hạng
nhẹ – một trong những hy vọng của Việt Nam có thể vượt qua
vòng loại.
Đề cao tự giác
Về
tác động của vụ việc đối với việc đi tập huấn nước ngoài
của các đội tuyển Việt Nam, ông Giang nói ‘việc tập huấn nước
ngoài đương nhiên vẫn phải đi’ chứ không thể hạn chế vì ‘có
những môn tập huấn trong nước thì không thể nào lên thành tích
được’.
Tuy nhiên ông cũng nói ‘phải thắt
chặt những quy định (tập huấn) và nâng cao giáo dục tư cách và tinh thần yêu nước của vận động viên’.
Ông
cho biết biện pháp chính vẫn là đề cao tính tự giác của các
vận động viên nhất là ở những quốc gia có ‘nhiều người Việt
Nam sang lao động và định cư nên lôi kéo vận động viên của Việt
Nam’.
"Ở thì không ở được. Chui rủi ở đâu bây giờ?"
Hoàng Vĩnh Giang, phó Chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam
“Đã gửi vận động viên đi nước ngoài thì không thể gửi kèm theo một người công an đi bảo vệ được,” ông nói.
Ông
cũng nói việc làm của các vận động viên này chỉ là ‘việc
cá nhân’ nên không ảnh hưởng gì đến quan hệ giữa Việt Nam và
Úc.
“Khi
nước chủ nhà không chấp nhận việc đó thì không bao giờ có
thể xảy ra được nữa,” ông giải thích, “Trước đây không ai thông
báo tình hình cho các vị đi Úc mà có tư tưởng ở lại rằng
các vị sẽ trở thành những người không chốn nương thân.”
“Năm
nào Việt Nam cũng có hàng chục đoàn, hàng trăm vận động viên
sang Hàn Quốc tập huấn,” ông dẫn chứng, “Khi đã có sự để ý
quan tâm đến nơi đến chốn thì hiện tượng đó (bỏ trốn) không
còn nữa.”
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen