Tin tức / Việt Nam
Phỏng vấn nhà hoạt động Nguyễn Bắc Truyển sau khi được phóng thích
Nhà hoạt động Nguyễn Bắc Truyển (phải) đã được thả tối ngày 10/2,
một ngày sau khi bị bắt tại Đồng Tháp.
24 giờ sau khi thông tin về vụ hàng trăm công an bao vây, dùng
võ lực tấn công, bắt giam nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Bắc Truyển tại Đồng
Tháp hôm 9/2 nhanh chóng được loan tải trên các trang mạng xã hội, ông Truyển đã
được phóng thích vào tối hôm nay ngày 10/2 tại Sài Gòn.
Trao đổi với VOA Việt ngữ sau khi về tới nhà, nhà hoạt động cổ xúy nhân quyền và tự do tôn giáo và cũng là một cựu tù nhân lương tâm, Nguyễn Bắc Truyển, thuật lại chi tiết vụ bắt giữ gây xôn xao cộng đồng mạng chỉ vài ngày sau khi Việt Nam kiểm điểm thành tích nhân quyền UPR tại Liên hiệp quốc.
Ông Nguyễn Bắc Truyển: Cách đây 1 tiếng, tôi được thả từ trại giam Chí Hòa.
VOA: Khi anh bị bắt, họ đưa anh đi đâu và làm việc với anh về những vấn đề gì?
Ông Nguyễn Bắc Truyển: Họ chở tôi về Sài Gòn. Họ nói: ‘Chúng tôi chỉ áp giải anh từ Lấp Vò (Đồng Tháp) về Sài Gòn về vấn đề công nợ của công ty cũ của anh trước đây. Trước khi bị bắt tháng 11/2006, tôi là giám đốc công ty vận tải quốc tế Việt-Thịnh-Phú và tổng giám đốc của công ty khai thác đá granite ở Kontum. Khi tôi bị bắt, toàn bộ hai công ty ngưng hoạt động, xảy ra tình trạng công nợ một số người và dĩ nhiên cũng nhiều người nợ công ty. Khi ra tù, tôi bị quản chế nhưng trong thời gian đó tôi vẫn cố gắng trả. Thời gian gần đây, không hiểu sao tự nhiên các chủ nợ đưa đơn lên công an nói rằng tôi ‘chiếm đoạt tài sản’ trong khi họ biết rằng công ty tôi bị phá sản do vụ án ‘tuyên truyền chống nhà nước’ mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cáo buộc tôi hồi 2006. Tôi rất đau lòng khi có những tài sản giá trị lớn mà phải bán đi với giá rất rẻ để trả nợ, nhưng tôi vẫn làm.
VOA: Trong 24 giờ câu lưu anh vừa qua, họ còn làm việc với anh về vấn đề nào khác không và thỏa thuận như thế nào trước khi phóng thích anh?
Ông Nguyễn Bắc Truyển: Họ yêu cầu tôi trả lời các câu hỏi nhưng tôi nói tôi chỉ trả lời khi có luật sư của tôi ở đây. Trước khi họ thả tôi, họ nói: ‘Chúng tôi là cảnh sát điều tra, chỉ làm việc với anh về vấn đề công nợ, không liên quan đến chính trị hay an ninh quốc gia. Do đó, đề nghị anh liên hệ với các chủ nợ đưa đơn tố cáo anh để dàn xếp với họ, chúng tôi sẽ đóng vụ án này lại.” Mai tôi sẽ gặp các chủ nợ hỏi lý do vì sao họ gửi đơn như vậy vì đây là một vụ án dân sự, tại sao họ lại gửi đơn cho cảnh sát điều tra biến thành một vụ án hình sự. Làm việc với cảnh sát điều tra, tôi đã nói thẳng rằng: “Các anh đã vi phạm luật pháp, bắt người không đúng mà còn đánh đập tôi nữa. Do đó, tôi từ chối trả lời thẩm vấn của các anh và không ký vào các văn bản.” Cảnh sát điều tra ở Sài Gòn cũng nhìn nhận vấn đề đó là không đúng. Còn công an tỉnh Đồng Tháp chủ trương tấn công gia đình chúng tôi, họ đi rất đông. Họ đập phá đồ đạc trong nhà. Khi họ bắt tôi, họ bẻ tay, lấy băng bịt miệng bịt mắt tôi lại. Họ ấn tôi xuống nền gạch và rất nhiều người đánh vào đầu, lưng, bụng, hai vai tôi.
VOA: Với cáo buộc ‘chiếm đoạt tài sản’ mà anh bị bắt với một lực lượng võ trang đông đảo như vậy, kể cả hành hung và bắn chỉ thiên. Anh có thắc mắc gì không?
Ông Nguyễn Bắc Truyển: Tôi nghĩ công an tỉnh Đồng Tháp đã ghim tôi từ rất lâu rồi. Khi tôi về huyện Lấp Vò này, họ đã nhiều lần nhắn tin vào Facebook và điện thoại di động đe dọa nếu tôi không rời khỏi Lấp Vò về Sài Gòn thì những người thân bên vợ tôi sẽ bị chém. Thậm chí họ còn đòi thảy chất nổ vào nhà. Nhà tôi đêm nào cũng bị họ chọi gạch vào. Ống thoát nước thì họ bít kín lại. Chúng tôi yêu cầu công an xã can thiệp thì họ nói không phải trách nhiệm của họ. Tôi nghĩ họ rất căm tức khi tôi có mặt tại Lấp Vò vì sự có mặt của tôi ở đây cản trở việc đàn áp tôn giáo của họ ở khu vực miền Tây này.
VOA: Anh có những hoạt động thế nào liên quan?
Ông Nguyễn Bắc Truyển: Bất cứ chuyện đàn áp nào đối với Phật giáo Hòa Hảo cũng như những thông tin liên quan đến Phật giáo Hòa Hảo, tôi đều cố gắng đưa lên Facebook cũng như các trang truyền thông khác để mọi người hiểu rằng đây là một tôn giáo rất ôn hòa, nhưng nhà cầm quyền luôn cấm đoán hoạt động sinh hoạt tôn giáo của họ.
VOA: Anh có nghĩ tới các phương pháp nào để tự vệ cho mình?
Ông Nguyễn Bắc Truyển: Ở Việt Nam, chúng tôi không còn cách nào khác là phải chịu trận. Họ có bắt mình bỏ tù, mình cũng phải chịu trận thôi. Tôi tin rằng đồng bào bên ngoài luôn cổ võ, ủng hộ chúng tôi. Tôi đã nhiều lần nói với công an rằng: “Bắt tôi thì dễ nhưng thả thì nhức đầu lắm đó. Nếu anh không tin, anh lên mạng xem mọi người đang nghĩ gì về tôi.”
VOA: Anh muốn gửi thông điệp gì đến những người quan tâm đến anh, chẳng hạn như những nhà lập pháp-hành pháp Hoa Kỳ từng trao đổi với anh về vấn đề nhân quyền Việt Nam?
Ông Nguyễn Bắc Truyển: Cơ quan hành pháp-lập pháp Hoa Kỳ luôn ủng hộ tiến trình dân chủ tại Việt Nam. Tôi mong rằng sắp tới đây họ sẽ có những phương thức hữu hiệu hơn để ủng hộ những nhà đấu tranh trong nước Việt Nam. Một lần nữa, tôi xin cảm ơn các cơ quan hành pháp-lập pháp Hoa Kỳ rất nhiều đã luôn ủng hộ chúng tôi.
Trao đổi với VOA Việt ngữ sau khi về tới nhà, nhà hoạt động cổ xúy nhân quyền và tự do tôn giáo và cũng là một cựu tù nhân lương tâm, Nguyễn Bắc Truyển, thuật lại chi tiết vụ bắt giữ gây xôn xao cộng đồng mạng chỉ vài ngày sau khi Việt Nam kiểm điểm thành tích nhân quyền UPR tại Liên hiệp quốc.
Ông Nguyễn Bắc Truyển: Cách đây 1 tiếng, tôi được thả từ trại giam Chí Hòa.
VOA: Khi anh bị bắt, họ đưa anh đi đâu và làm việc với anh về những vấn đề gì?
Ông Nguyễn Bắc Truyển: Họ chở tôi về Sài Gòn. Họ nói: ‘Chúng tôi chỉ áp giải anh từ Lấp Vò (Đồng Tháp) về Sài Gòn về vấn đề công nợ của công ty cũ của anh trước đây. Trước khi bị bắt tháng 11/2006, tôi là giám đốc công ty vận tải quốc tế Việt-Thịnh-Phú và tổng giám đốc của công ty khai thác đá granite ở Kontum. Khi tôi bị bắt, toàn bộ hai công ty ngưng hoạt động, xảy ra tình trạng công nợ một số người và dĩ nhiên cũng nhiều người nợ công ty. Khi ra tù, tôi bị quản chế nhưng trong thời gian đó tôi vẫn cố gắng trả. Thời gian gần đây, không hiểu sao tự nhiên các chủ nợ đưa đơn lên công an nói rằng tôi ‘chiếm đoạt tài sản’ trong khi họ biết rằng công ty tôi bị phá sản do vụ án ‘tuyên truyền chống nhà nước’ mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cáo buộc tôi hồi 2006. Tôi rất đau lòng khi có những tài sản giá trị lớn mà phải bán đi với giá rất rẻ để trả nợ, nhưng tôi vẫn làm.
VOA: Trong 24 giờ câu lưu anh vừa qua, họ còn làm việc với anh về vấn đề nào khác không và thỏa thuận như thế nào trước khi phóng thích anh?
Ông Nguyễn Bắc Truyển: Họ yêu cầu tôi trả lời các câu hỏi nhưng tôi nói tôi chỉ trả lời khi có luật sư của tôi ở đây. Trước khi họ thả tôi, họ nói: ‘Chúng tôi là cảnh sát điều tra, chỉ làm việc với anh về vấn đề công nợ, không liên quan đến chính trị hay an ninh quốc gia. Do đó, đề nghị anh liên hệ với các chủ nợ đưa đơn tố cáo anh để dàn xếp với họ, chúng tôi sẽ đóng vụ án này lại.” Mai tôi sẽ gặp các chủ nợ hỏi lý do vì sao họ gửi đơn như vậy vì đây là một vụ án dân sự, tại sao họ lại gửi đơn cho cảnh sát điều tra biến thành một vụ án hình sự. Làm việc với cảnh sát điều tra, tôi đã nói thẳng rằng: “Các anh đã vi phạm luật pháp, bắt người không đúng mà còn đánh đập tôi nữa. Do đó, tôi từ chối trả lời thẩm vấn của các anh và không ký vào các văn bản.” Cảnh sát điều tra ở Sài Gòn cũng nhìn nhận vấn đề đó là không đúng. Còn công an tỉnh Đồng Tháp chủ trương tấn công gia đình chúng tôi, họ đi rất đông. Họ đập phá đồ đạc trong nhà. Khi họ bắt tôi, họ bẻ tay, lấy băng bịt miệng bịt mắt tôi lại. Họ ấn tôi xuống nền gạch và rất nhiều người đánh vào đầu, lưng, bụng, hai vai tôi.
VOA: Với cáo buộc ‘chiếm đoạt tài sản’ mà anh bị bắt với một lực lượng võ trang đông đảo như vậy, kể cả hành hung và bắn chỉ thiên. Anh có thắc mắc gì không?
Ông Nguyễn Bắc Truyển: Tôi nghĩ công an tỉnh Đồng Tháp đã ghim tôi từ rất lâu rồi. Khi tôi về huyện Lấp Vò này, họ đã nhiều lần nhắn tin vào Facebook và điện thoại di động đe dọa nếu tôi không rời khỏi Lấp Vò về Sài Gòn thì những người thân bên vợ tôi sẽ bị chém. Thậm chí họ còn đòi thảy chất nổ vào nhà. Nhà tôi đêm nào cũng bị họ chọi gạch vào. Ống thoát nước thì họ bít kín lại. Chúng tôi yêu cầu công an xã can thiệp thì họ nói không phải trách nhiệm của họ. Tôi nghĩ họ rất căm tức khi tôi có mặt tại Lấp Vò vì sự có mặt của tôi ở đây cản trở việc đàn áp tôn giáo của họ ở khu vực miền Tây này.
VOA: Anh có những hoạt động thế nào liên quan?
Ông Nguyễn Bắc Truyển: Bất cứ chuyện đàn áp nào đối với Phật giáo Hòa Hảo cũng như những thông tin liên quan đến Phật giáo Hòa Hảo, tôi đều cố gắng đưa lên Facebook cũng như các trang truyền thông khác để mọi người hiểu rằng đây là một tôn giáo rất ôn hòa, nhưng nhà cầm quyền luôn cấm đoán hoạt động sinh hoạt tôn giáo của họ.
VOA: Anh có nghĩ tới các phương pháp nào để tự vệ cho mình?
Ông Nguyễn Bắc Truyển: Ở Việt Nam, chúng tôi không còn cách nào khác là phải chịu trận. Họ có bắt mình bỏ tù, mình cũng phải chịu trận thôi. Tôi tin rằng đồng bào bên ngoài luôn cổ võ, ủng hộ chúng tôi. Tôi đã nhiều lần nói với công an rằng: “Bắt tôi thì dễ nhưng thả thì nhức đầu lắm đó. Nếu anh không tin, anh lên mạng xem mọi người đang nghĩ gì về tôi.”
VOA: Anh muốn gửi thông điệp gì đến những người quan tâm đến anh, chẳng hạn như những nhà lập pháp-hành pháp Hoa Kỳ từng trao đổi với anh về vấn đề nhân quyền Việt Nam?
Ông Nguyễn Bắc Truyển: Cơ quan hành pháp-lập pháp Hoa Kỳ luôn ủng hộ tiến trình dân chủ tại Việt Nam. Tôi mong rằng sắp tới đây họ sẽ có những phương thức hữu hiệu hơn để ủng hộ những nhà đấu tranh trong nước Việt Nam. Một lần nữa, tôi xin cảm ơn các cơ quan hành pháp-lập pháp Hoa Kỳ rất nhiều đã luôn ủng hộ chúng tôi.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen