Dienstag, 18. Februar 2014

Lập Quỹ Yểm trợ Kết nghĩa với Tù nhân Lương tâm Việt Nam

Tù Nhân Lương Tâm
Lập Quỹ Yểm trợ Kết nghĩa với Tù nhân Lương tâm Việt Nam
Thứ tư 12 Tháng Hai 2014
 
Điều trần về nhân quyền Việt Nam tại Quốc hội Hoa Kỳ, 16/01/2014. Cùng ngày dân biểu Chris Van Hollen chính thức nhận đỡ đầu tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh (ảnh giữa), cùng hai tù nhân lương tâm Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương.
Điều trần về nhân quyền Việt Nam tại Quốc hội Hoa Kỳ, 16/01/2014. Cùng ngày dân biểu Chris Van Hollen chính thức nhận đỡ đầu tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh (ảnh giữa), cùng hai tù nhân lương tâm Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương.
Ảnh BPSOS
Trọng Thành
Đầu tháng 2/2014, Quỹ Yểm trợ và Kết nghĩa Với Tù nhân Lương tâm Việt Nam tại Hoa Kỳ ra mắt, với tên chính thức « Quỹ Tù nhân Lương tâm ». Nếu như trong nhiều năm gần đây, có không ít hoạt động hỗ trợ các tù nhân chính trị và những nhà tranh đấu nhân quyền Việt Nam, từ phía các định chế quốc tế, các quốc gia dân chủ phát triển, các cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại và một số nhóm trong nước, thì dường như hiếm có tổ chức nào chủ trương mang lại các hỗ trợ cụ thể đối với toàn bộ các tù nhân lương tâm tại Việt Nam.
Trong Cuộc kiểm điểm định kỳ phổ quát (Universal Periodic Review - UPR) về nhân quyền của Việt Nam trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở Genève (Thụy Sĩ) ngày 05/02, Việt Nam đã gặp nhiều chỉ trích mạnh mẽ về tình trạng nhân quyền. Nhiều quốc gia đề nghị Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho tất cả các tù nhân lương tâm bị giam cầm khi thực thi những hành vi nhân quyền căn bản (vì bị khép vào tội danh hình sự theo các Điều 88, Điều 79, Điều 279 Luật Hình sự…). Đặc biệt đại diện Hoa Kỳ đề nghị chính quyền Việt Nam trả tự do trước hết cho bốn tù nhân lương tâm Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Hải (tức « Điếu Cày ») và Trần Huỳnh Duy Thức.

Nhóm làm việc của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, với đại diện ba nước Costa Rica, Kazakhstan và Kenya, đưa ra 227 khuyến nghị để Việt Nam cải thiện tình trạng nhân quyền, cụ thể là có các biện pháp để bảo đảm việc thực hiện các quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận và tự do lập hội, chấm dứt việc truy tố những người biểu tình ôn hòa, trả tự do cho các tù nhân bị giam vì lý do chính trị và tôn giáo...


Theo một số nhà quan sát, mặc dù Việt Nam đã có một số chuyển biến theo chiều hướng tích cực trong thời gian gần đây trong lĩnh vực nhân quyền, nhưng một loạt các vụ trấn áp bắt bớ nhắm vào những người bất đồng chính kiến khiến công luận lo ngại. Đơn cử như : các vụ hành hung những người đến thăm cựu tù nhân chính trị Phạm Văn Trội (Hà Nội), vụ đàn áp hồi tháng 10/2013 những người H’Mông các tỉnh miền núi phía Bắc thuộc chi phái Tin Lành do ông Dương Văn Mình chủ trương, hay vụ câu lưu thô bạo đối với cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển tại Đồng Tháp xẩy ra cách đây ít hôm…, chưa kể nhiều vụ đàn áp ít được truyền thông loan tải hơn.
An ninh của các tù nhân lương tâm đang bị giam giữ và những người bất đồng chính kiến trong xã hội Việt Nam nói chung cho đến nay vẫn luôn là một chủ đề gây nhiều quan ngại trong nước và trên thế giới.
Để chuyển đến quý vị các thông tin về Quỹ Tù nhân Lương tâm, ý nghĩa, mục đích và các hoạt động căn bản của Quỹ, cũng như cuộc tranh đấu nói chung vì các tù nhân lương tâm Việt Nam nhìn từ Hoa Kỳ, RFI tiếng Việt có cuộc phỏng vấn với Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc BPSOS (cơ sở cứu trợ thuyền nhân Việt Nam trước đây). Ông Nguyễn Đình Thắng là người chủ trương Quỹ Tù nhân Lương tâm Việt Nam.
Xem tiep: http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140212-thanh-lap-quy-yem-tro-ket-nghia-voi-tu-nhan-luong-tam-viet-nam

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen