Mittwoch, 12. Februar 2014

Gặp Dương Văn Mình: Tội nhân hay bệnh nhân bị từ chối cứu chữa giữa Thủ đô?

 11/02/14 | Tác giả: 

Gặp Dương Văn Mình: Tội nhân hay bệnh nhân bị từ chối cứu chữa giữa Thủ đô?

Người H’Mông và những hủ tục
Có nhiều dịp đến với đồng bào H’Mông trên những bản làng cao tít tận đỉnh núi quanh năm mây phủ của các tỉnh miền Tây Bắc, chúng tôi tiếp xúc nhiều với những người dân nơi đây và phần nào thấu hiểu nỗi khốn khổ của họ. Không chỉ khốn khổ vì cuộc sống vật chất quanh năm suốt tháng với nắm mèn mén (bột ngô) không đủ no, manh áo không đủ mặc cho con trẻ, đường đi lối lại là nỗi kinh hoàng, mà họ còn đau khổ bởi cuộc sống tinh thần nghèo nàn, lạc hậu và nhiều khi bị lợi dụng, chà đạp do thiếu hiểu biết. Đặc biệt những hủ tục khủng khiếp bởi “con ma” hoành hành suốt cuộc đời họ từ khi chưa sinh ra cho đến khi đã chết đi từ lâu.
Cuộc sống trên vùng Tây Bắc
Cuộc sống trên vùng Tây Bắc
Sau những chuyến đi đó, chúng tôi đã có những bài viết về họ, nói lên nỗi đau khổ của những con người ở vùng cao heo hút với đầy đủ sự hà khắc bởi thiên nhiên và xã hội đưa đến. Với những gì mắt thấy, tai nghe, chúng tôi đã thuật lại trong các bài viết. Ở đó, có những chi tiết già làng Cứ A Ký của bản Chiềng Ân, thuộc huyện Mường La, Tỉnh Sơn La đã kể cho chúng tôi nghe về tục ma chay của người H’Mông như sau:
“Làm ma như thế này nhé: Khi người chết, bỏ vào cái hòm, treo lên tường, hoặc góc nhà để gọi đầy đủ họ hàng về mới được chôn, ở xa đâu đâu cũng gọi về dù ở Nghĩa Lộ hoặc Sông Mã, chưa đủ họ hàng thì không được đem đi chôn. Nhà có mỗi con phải mổ một con trâu hoặc một con bò, nếu có 7 đứa con thì phải mổ 7 con, có nhà mổ chín con trâu bò mới chôn xong bố mẹ. Vì vậy có người chết để đến chín mười ngày, mới đưa đi chôn.
Khi chưa chôn được, xác người còn treo ở vách nhà, thì vẫn phải bón cơm, bón thức ăn cho người chết hàng ngày, vì vậy những thức ăn cứ thế hoai rữa cùng với xác chết, chảy nước ngay trong nhà. Khi đưa con ma ra khỏi nhà đi chôn là cứ đi, đến khi nào con ma thích nằm ở đâu thì chôn ở đó. Cái thích của con ma là chỗ xác chết rơi xuống. Do đó, xác rơi xuống ở đâu, thì chôn ở đó, có người khi đưa đòn ra bị rơi ở cửa và phải chôn ở đó.
Bố mẹ chết từ lâu rồi, đúng ba năm phải mổ trâu mổ bò cho bố mẹ, lần thứ nhất mổ con lợn, lần thứ 2 là mổ con trâu, và lần thứ 3 mổ con trâu hoặc con bò mời cả bản mới xong”.
Vì vậy, nỗi lo lắng lớn nhất của người H’Mông là ma chay, những trâu to, bò mộng luôn được nuôi sẵn để chờ ngày đại họa giáng xuống gia đình người họ.
Người dân H”Mông từ khi sinh ra đến khi nhắm mắt luôn có “con ma” đi bên cạnh, sinh đẻ thì cúng ma, làm nhà thì cúng ma, lấy vợ gả chồng cúng ma, đau ốm cúng ma, chết vẫn cứ cúng ma… “Con ma” luôn đồng hành với cuộc sống của họ suốt cả một đời người. (Mời đọc thêm ở đây: Chiềng Ân, Sơn La: khổ đau trên hành trình đến với Thiên Chúa – Kỳ I. Và Kỳ II )
Câu chuyện nguyên Chủ tịch xã, Bí thư Đảng ủy xã Cứ A Ký tìm đạo cho bà con để thoát khỏi những hủ tục và chấp nhận biết bao nhiều khốn khổ, hệ lụy từ nhà cầm quyền vẫn in sâu trong tâm trí chúng tôi dù câu chuyện đó đã cách đây đến 4-5 năm trước.
Đến hôm nay, nhận được những thông tin về những ngời H’Mông theo ông Dương Văn Minh đang kéo về Hà Nội để khiếu kiện và họ đã bị đánh đập, bị bốc, hốt, bắt bớ như bắc giặc. Những tờ báo ngành Công an như An ninh Thủ đô quen nghề bịa chuyện và bóp méo lại trở thành tên lính xung kích kết tội họ. Thế rồi đám Dư Lợn viên lại đua nhau tung hứng bất chấp liêm sỉ những bài báo mà người có chút lý trí, ai cũng hiểu đó là thứ bẩn thỉu và đáng tởm chỉ nói và viết theo chỉ thị, theo đơn đặt hàng.
Nhưng, điều này chỉ có tác dụng làm cho người dân, những người quan tâm tìm hiểu rõ hơn về những vấn đề mà những tờ báo này kêu như phải bỏng, nghĩa là ở đó có những vấn đề không minh bạch.
Và chúng tôi chú ý kiểm chứng thông tin.
Gặp Dương Văn Mình giữa thủ đô: Tôi phạm tội gì?
  Ông Dương Văn Mình tại Hà Nội.

Ông Dương Văn Mình tại Hà Nội.
Tôi không nghĩ mình có thể lặn lội lên miền núi Lạng Sơn, Cao Bằng hay Tuyên Quang để có thể gặp được Dương Văn Mình, một người mà báo chí nhà nước đã phải tốn nhiều giấy mực, thông tin thì ít mà chửi bới vu cáo, kết tội thì nhiều. Cũng con người này, đã làm cả các cơ quan từ Bộ Công an, các Ban Chỉ đạo, cho đến các tỉnh phải tìm nhiều cách đối phó bằng nhiều văn bản, từ khen thưởng, ve vuốt có, đến khiển trách, kiểm điểm, chỉ đạo có… tất cả đều nói rõ phải triệt hạ, xoá sổ nhóm Dương Văn Mình. Thế nhưng ông vẫn tồn tại, hẳn nhiên là không phải vì chính sách nhân đạo của đảng và nhà nước.
Cũng thật buồn cười, một số báo chí nhà nước, bọn Dư Lợn viên tố ông ta rằng: “Dương Văn Mình nói với bà con với các luận điệu mê tín, phản khoa học như: ai theo Dương Văn Mình thì không làm cũng có ăn, không học cũng biết chữ, người chết sẽ sống lại, người già sẽ lột xác trẻ lại, người trẻ trẻ mãi không già, ốm đau sẽ tự khỏi bệnh…”. Đọc đến đoạn này, tôi cứ bật cười không thể cầm được. Những cái mà báo chí nhà nước và đám Dư lợn viên tố Dương Văn Mình nếu có thì cũng chỉ từa tựa, thậm chí chưa bằng một phần cái viễn tượng rằng: “Chúng ta đang tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên Chủ Nghĩa xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản. Ở đó của cải tuôn ra dào dạt như không khí, mọi người làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu, con người hoàn thiện đến mức có thể sáng là một nông dân, chiều là nhà du hành vũ trụ…”. Giờ chửi Dương Văn Mình về một ngày mai “không làm cũng có ăn, không học cũng biết chữ…” thì khác gì chửi chính Mác và Lênin rằng là đồ mê tín và phản khoa học?
Thật ra, tôi không tin những lời đám báo chí công an và Dư lợn viên kia nói ra. Nhưng những lời kia nếu có, cũng chẳng qua là Dương Văn Mình đã cụ thể hóa những lời anh cán bộ tuyên giáo của đảng rót vào tai mọi công dân xưa nay mà thôi. Tội đó đâu phải của Dương Văn Mình?
Gặp chúng tôi, Dương Văn Mình chỉ duy nhất muốn biết: Ông ta đã phạm tội gì, khi ông ta chỉ muốn người dân tộc H’Mông tuyên bố “bỏ ma” để đưa bà con ra khỏi các hủ tục lâu đờn gây bao nhiều đau đớn và đưa đời sống người dân tộc ông đi lên khỏi lạc hậu đói nghèo?
Nghe ông nói, văng vẳng bên tai tôi câu thơ được cho là của Hồ Chí Minh “Phạm tội gì đây? Ta thử hỏi? Tội trung với nước, với dân à”?
Trả lời câu hỏi của ông thật ra chẳng khó. Bởi chúng tôi đã gặp câu hỏi này ở những nơi chúng tôi đi qua trên miền núi Tây Bắc, nơi chính quyền đã từng ra văn bản tuyên bố: “Sơn La không có nhu cầu tôn giáo” để chặn việc giáo dân sinh hoạt tôn giáo. Nội dung việc làm và những vấn nạn của ông ta chịu hôm nay, chẳng khác mấy câu chuyện ông già Cứ A Ký ở Chiềng Ân, Mường La, Sơn La đã chịu mà chúng tôi đã có dịp nói đến.
(Còn tiếp)
Hà Nội, Ngày 12/2/2014

Blog Nguyễn Hữu Vinh (RFA)

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen