Montag, 2. Dezember 2013

TƯỜNG TRÌNH TỪ REGENSBURG


Thân gởi các anh chị,

Bùi Thanh Hiếu Bloger Người Buôn Gió đến München gặp gỡ đồng hương người Việt tại Restaurant Hồ Gươm từ 17.30 giờ đến 22.30 giờ theo chương trình ghi rõ như vậy.

Dự buổi sinh nhật thứ 27 của Hội Cao Niên xong, tôi đến Restaurant Hồ Gươm khoảng 21.00 giờ buổi gặp gỡ đã giải tán, có khoảng 40 người tham dự, chỉ còn vài ba người còn nán lại, họ đã cho người đưa tôi sang quán cafê cách đó hơn trăm mét, Bùi Thanh Hiếu vẫn còn ở đó uống nước chuyện trò cùng một số thân hữu trẻ khoảng hơn 10 người.



 

Bùi Thanh Hiếu ngồi ở góc bàn chữ nhật ngay cửa ra vào của quán với một nhóm trên 10 người đa số là nữ. Tôi bắt tay Hiếu như người quen đã lâu ngày, tự giới thiệu với Hiếu tên là Dũng ở Regensburg quen biết với nhiều đàn anh Blogger của Hiếu ở Hà Nội, xin chụp một kiểu ảnh của Hiếu, đó là bức ảnh 025. Sau đó tôi được xếp ngồi ở bàn riêng cùng với hai người nữa ở München.

Bên bàn Hiếu ngồi tôi quan sát thấy mọi người nói chuyện với nhau rất rôm rả bỏ mặc Hiếu ngồi chơ vơ chẳng nói năng gì. Chỉ một lúc sau Hiếu bước sang bàn tôi đang ngồi, chưa ngồi vào bàn tôi đặt ngay câu hỏi hóc búa nhất dành cho những người trong nước từng nổi tiếng dám đấu tranh với nhà cầm quyền:

"Ở trong nước tôi từng ĐT tiếp xúc với rất nhiều Blogger nổi tiếng, tôi kể tên ra hàng loạt, tất cả Hiếu đều quen biết, tôi không thể hỏi quan điểm của những người đó qua điện thoại vì phần đông an ninh VN luôn theo dõi nghe lén, ở đây là đất nước tự do tôi muốn hỏi Hiếu nhận định trung thực về hai người HCM và VNG theo đánh giá của Hiếu hai người nầy có công hay có tội với người dân VN ?"

Một chút suy nghĩ Hiếu trả lời: "Theo em thì hai ông ý vừa có công và cũng vừa có tội" câu trả lời nầy bằng huề ? chưa thấy rõ được tội lỗi của hai tên đồ tể nầy thì không thể là người đấu tranh cho dân chủ, tự do một cách mạnh dạn được. Tôi rất thất vọng đối với những người đi đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền vẫn còn tư tưởng hai ông nầy có chút công trạng với đất nước với dân tộc thì hỏng bét.

Tôi mời chụp hình chung 027 sau đó Hiếu tự chọn một chiếc ghế ngồi đối diện với tôi để trò chuyện với hai người ngồi cùng bàn cho tới suốt buổi, bỏ hẳn hơn một chục người có chủ ý mời Hiếu đi uống Cafê phía bàn bên kia. Lý do Hiếu tự đến bàn tôi để trò chuyện, có lẽ gây chú ý của Hiếu là tôi đến từ một tỉnh khác biết khá rõ về đường lối đấu tranh của nhiều Blogger ở Hà Nội.

Hiếu ngồi nói chuyện tự nhiên trước mặt, tôi chụp bức ảnh 029. Hiếu chỉ có một câu hỏi duy hất cho tôi: "Anh tên là gì ấy nhỉ ? rồi cũng tự Hiếu trả lời à quên xin lỗi anh đã giới thiệu rồi tên là Dũng" người ngồi bên cạnh tên là Xô hỏi rất nhiều câu hỏi với Bùi Thanh Hiếu, tôi không buồn đặt thêm câu hỏi nào khác, một người vẫn còn cho rằng HCM và VNG vừa có công và vừa có tội thì không còn gì để trao đổi thêm.

Hiếu tâm sự cho biết được một hội đoàn của Đức ở Weimar gần Jena (Thüringen) mời sang sáng tác, lúc đầu có sự giúp đỡ của nhà văn Võ Thị Hảo ở Berlin. Bây giờ thì không. Sang Đức đã được hơn 7 tháng rồi, phần sáng tác đã hoàn tất, việc học tiếng Đức đang tiếp tục, thực ra toàn đi chơi có học hành được gì đâu! còn hơn 1 năm nữa thì trở về nước. Hiếu tự cho biết CA Việt Nam gởi E mail xui Hiếu ở lại Đức xin tị nạn sau đó bảo lãnh đưa vợ con sang sinh sống ở Đức luôn. Xô hỏi đó là CA nhân danh thuộc phòng ban nào ? Hiếu trả lời tụi đó viết E Mail với tính cách cá nhân chứ dại gì nhân danh cơ quan. Xô hỏi: vậy thì ý của Hiếu có muốn ở lại đây hay về ? Hiếu trình bày: hiện có một vợ và con trai 8 tuổi, đi xa như vầy nhớ nhà lắm, ở đây buồn, không vui như ở VN đâu. Xong thời gian học tiếng rồi em sẽ về, ở đây không biết làm gì. Xô hỏi tiếp những cuộc đi tiếp xúc như thế nầy có nhiều không ? và Hiếu có lo ngại khi về VN bị An ninh VN tra hỏi đã đi những đâu và gặp gỡ những ai ? Hiếu cười nhạt trả lời: Bọn em ở VN đi biểu tình chống Trung Quốc, đi đến các nơi dân kêu oan, bị bắt bị hỏi cung nhiều lần vào ra các đồn công an như đi ăn cơm bữa, không lo chuyện tra hỏi đó, bạn bè rất nhiều bố ai nhớ được đã gặp gỡ ai, ở đâu ! em sợ gì công an. Được hỏi về sinh hoạt ở đây thế nào ? Hiếu kể: Hội đoàn của Đức thuê cho căn nhà ở Weimar có một phòng ngủ, phòng khách, nhà bếp, Toilette, tiền nhà họ trả cho hết, kể cả tiền điện nước, tiền sinh hoạt hàng tháng gói gọn 700€ đó là tiền học bổng, đi học tiếng Đức không phải đóng tiền gì nữa, thỉnh thoảng gởi về cho vợ 1-2 trăm, hiện nay thì không còn ở Weimar đã lên Berlin ở nhờ nhà một người bạn, chờ thuê nhà ở Berlin. Nghe vậy tôi mới thông báo ngày 07.12 có biểu tình Nhân Quyền ở Berlin vậy Hiếu có ra đó tham gia hay không ? hiếu trả lời ngon lành: tại sao không ? em thường đi biểu tình ngay ở VN còn chả sợ. Tôi hỏi: đã đến xứ Bia, thử bia của Đức có ngon hơn Bia ở VN không ? Hiếu uống được bao nhiêu chai ? Hiếu bảo rằng em hoàn toàn không biết uống rượu bia, có một chút là mặt đỏ đầu óc quay cuồng không chống nổi ( Hiếu nói ngọng chữ n và l) câu hỏi của Xô: Theo Hiếu thì tình hình chính trị ở VN có chiều hướng thay đổi tiến tới dân chủ, tự do đa nguyên đa đảng hay không ? Hiếu cho rằng tình hình phải đi đến tiến triển như thế, bởi vì phương tiện thông tin ngày nay không thể che dấu bịp bợm được sự thật, dân chúng đã biết hết và VN sẽ phải thay đổi. Nhiều hội đoàn đối kháng ra đời ngay tại VN, điều đó cho thấy đó là bước đầu thúc đẩy VN phải tiến đến thay đổi.

Những nhận định chung chung như vậy chẳng có gì đặc sắc

Suốt buổi ở quán Cafê mấy tấm hình do máy của tôi chụp độc quyền, không thấy bất cứ một máy ảnh nào chụp Hiếu hoặc khách tham dự, điều nầy chứng tỏ mục đích gặp gỡ của Hiếu không có ý tìm hiểu lực lượng chống CSVN ở München là ai, những câu hỏi về lý lịch cá nhân không thấy đề cập. Tôi ra về lúc hơn 22 giờ đêm khi Hiếu rời khỏi bàn ra về cùng hai người bạn, một số vẫn còn ở lại quán Cafê.

Gặp gỡ người từ phía bên kia bằng gián tiếp hoặc trực tiếp, để xem họ có những nhận định như thế nào về chế độ độc tài phi nhân bản hiện nay, cùng hướng đấu tranh như thế nào mang lại hiệu quả để CSVN buộc phải có thay đổi.

Hà Hữu Dũng tường trình từ Regensburg.

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen