Dienstag, 26. Januar 2016

Việt Nam Sau Đại Hội XII Cộng Đảng?

 
Lê Thành Quang
 
Năm năm một lần, Cộng Đảng đều tổ chức Đại Hội, sắp xếp nhân sự cho những chức vụ tối thượng về mặt đảng và nhà nước: Tổng Bí Thư - Thủ Tướng - Chủ Tịch Nước - Chủ Tịch Quốc Hội.
Đại hội thường gây chú ý dư luận trong hy vọng một sự đổi mới phù hợp hơn với tình hình thế giới và khu vực Châu Á Thái Bình Dương để Cộng Đảng nới rộng Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền cho 90 triệu đồng bào trong nước.
Người Việt tỵ nạn không quên ”biến cố 127 nhân sĩ trí thức hải ngoại” đã ngu ngốc dâng kiến nghị thỉnh cầu tại Đại Hội Khóa X năm 2006(?) để đổi lấy một sự trơ trẻn ê mặt, mang nhục suốt đời.
Đại hội Đảng lần XII khai diễn đúng vào lúc Việt Nam đã và đang bị nhiều áp lực chủ quyền Biển Đông của Trung Cộng có thể dẫn đến những tranh chấp quân sự, song hành cùng chính sách ngoại giao đu giây tạo thế cân bằng cần thiết với Hoa Kỳ và phương Tây qua sự kiện TBT Nguyễn Phú Trọng thăm Hoa Kỳ, Việt Nam gia nhập Hiệp Định Đối Tác Thái Bình Dương (TTP).
Có dư luận cho rằng, đây là màn tranh chấp giữa hai thế lực bảo thù và cải cách hoặc ít ra cũng giữ phe thân Trung Cộng và phe thân Mỹ, cầm đầu bởi 2 nhân vật, Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng. Thực chất chỉ là sự tranh dành quyền bán nước, lấy điểm với quan thầy với những màn đấu đá khốc liệt nhất trong lịch sử 70 năm Cộng Dảng Việt Nam.
Kịch bản Trung Cộng xuất hiện, trở thành yếu tố hàng đầu khả tín cho mọi suy luận.
Theo thông lệ, những đại hội trước, vấn đề nhân sự chỉ là một sắp xếp đồng thuận sau những vận động đêm và ngày, được “nhất trí 100%” của các đại biểu. Người dân thờ ơ, không mấy quan tâm, ai “trúng cử” thì cũng vậy thôi, đều là chuyện của bọn đầy tớ, người dân không cần phải dự phần!
Giữa bối cảnh thực tế của tình hình, vấn đề cải cách nền kinh tế Việt Nam trở thành mục tiêu hàng đầu mà Nguyễn Tấn Dũng được đánh giá, phải là nhân vật tiêu biểu. Dư luận trong nước cũng đã công khai ủng hộ, mở đầu cho luận cứ của phe Nguyễn Phú Trọng, “… việc tập trung quyền lực vào một cá nhân sẽ dẫn đến lãnh đạo độc tài, một sai lầm mà Đảng CSVN đã mắc phải trong thời kỳ Lê Duẫn, dẫn đến, “nên để ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục giữ chức vụ Tổng BT thêm một thời gian.”  
Màn đấu đá bắt đầu, càng lúc càng khốc liệt, đủ để phơi bày thực chất của chiếc mặt mạ buôn dân, bán nước thê thảm rớt xuống từng mảng, từng mảng …, chưa từng thấy của tập đoàn Cộng Đảng Việt Nam.
Dựa vào Thư Giải Trình 9 trang “Kín nhưng được Mở” của Nguyễn Tấn Dũng, dư luận biết được những tội trạng “trời tru đất diệt” của đồng chí Nguyễn Tấn Dũng từ phe TBT Nguyễn Phú Trọng: “… là một Thủ tướng bất tài, kích động chống Trung Cộng, thông gia với Ngụy quân, tình báo Hoa Kỳ, nguồn gốc tài chánh của con cháu bất minh, có tham vọng trở thành Tổng Thống, thực hiện cách mạng màu nhằm phát động dân chủ, thay đổi chế độ, thay đổi đảng …”.
Nguyễn Tấn Dũng lâm vào thế “lên chẳng được, xuống cũng không xong”, chỉ còn lại chiêu cuối cùng, LÀM LIỀU ĐỂ TỰ CỨU – MỘT MẤT MỘT CÒN – TÌM ĐƯỜNG SỐNG TRONG CÁI CHẾT.
Ngoại trừ những đảng viên hiện còn trong guồng máy đảng có ý kiến thiên về Nguyễn Phú Trọng được phổ biến trên các báo lề phải, các cựu đảng viên, các bloger đều đưa ra những nhận định, những tin tức có lợi cho Nguyễn Tấn Dũng, tuyệt nhiên người dân trong nước, đặc biệt là giới trẻ vẫn thờ ơ, xem như chuyện của Đảng, không phải chuyện đất nước và nếu có ý kiến cũng chẳng tới đâu, ngoài khoảng không gian nho nhỏ đang bàn luận.
Đài BBC cho biết, Nguyễn Long Kiên, 24 tuổi nói: “Tôi quan tâm nhưng là về những hướng đi sau này, chứ tôi nghĩ ai lãnh đạo thì cũng đã có sự sắp xếp trước rồi. Thực trạng chính trị Việt Nam là sự thỏa thuận giữa những phe phái trong nội bộ nên tôi không hy vọng vào một ai có thể đột phá nền chính trị hiện tại” và thất vọng, “Tôi không thấy được trong nội bộ những người đó có ai thực sự có thể tạo nên đột phá hay không”
Trần Đăng Khoa có cái nhìn sâu sắc hơn, “Dù dân chúng có phấn đấu đến đâu, mà cái tâm của người lãnh đạo không có thì cũng như con số không.”
Chút niềm tin còn lại của người dân “cả tin” vào đảng đã không còn. Đảng hết bài bản giáo điều cơ sở lý luận để dụ khị. Đảng nói đảng nghe, giữa đảng và dân không còn khắng khít liên hệ.
Trên FaceBook, những mẫu tin nhỏ, những YouTube trần ngập những hiện tượng xấu về môi trường, Việt Nam là thùng rắc cho đủ loại rác bẩn có nhiều vi trùng truyền bệnh. Hình ảnh học sinh đánh nhau giữa một đám đông, không người can gián, nói lên thực trạng xã hội băng hoại, đạo lý suy đồi thê thảm. Cảnh người dân đấu lý với Công An, đòi hỏi lệnh bắt, lệnh lập biên bản, cho biết pháp luật đã không còn được tôn trọng, chỉ là những bản văn vô giác, không hề được thực thi, bạo quyền đang thẳng tay xài luật rừng. Những hóa chất, xuất xứ từ Trung Cộng, làm tươi tốt cho nhu yếu phẩm hàng ngày đang ở tình trạng báo động khẩn cấp về vấn đề sức khỏe cho người dân đã không được bạo quyền đủ sức ngăn chận. Xã hội đầy những vụ án hiếp dâm, ấu dâm, cưỡng hiếp trẻ vị thành niên, lừa gạt từ trên xuống dưới. Còn đâu niềm hãnh diện của một dân tộc hơn 4000 năm văn hiến.
Tin mới nhất, sáng nay, 24 tháng 1 năm 2016, từ Dân Làm Báo phổ biến: “Đại hội XII đang đứng trước nguy cơ vỡ trận khi Thủ tường Nguyễn Tấn Dũng được xác nhận có tên đứng đầu trong danh sách tái cử khóa mới” chỉ làm nổi bật thêm phần khốc liệt, tàn bạo cuộc màn tranh chấp quyền lực mà đảng vẫn ong ỏng chối bỏ, che dấu. Cho tới giờ phút này, người ta nhận ra được, Nguyễn Tấn Dũng không đủ đảm lược, khí phách, phương tiện để vung tay trở thành một Putin tự cứu cho mình và gia đình, nói gì đến trở thành Anh Hùng Giựt Sập cơ đồ Cộng sản Việt Nam 70 năm tôi ác.
Việt Nam đang cần gì? Đang cần một tổ chức chính trị có thực lực, có trí tuệ, có sách lược phù hợp với mọi tình hình, trở thành một lực lượng đối trọng đáng tin tưởng để dân chúng dựa vào, tranh đấu lật đổ bạo quyền, chấm dứt viễn ảnh bị nô lệ Trung Cộng trước sự nhu nhược bán nước công khai, không cần dấu diếm của Cộng dảng Việt Nam.
Hình ảnh nhà sư Viên Lý với âm điệu ê a, cùng “bình luận gia” Lý Đại Nguyên hàng tuần với đề tài muôn thuở Tôn Giáo và Nhân Quyền trên SBTN có cần phải thay đổi trước tình hình Việt Nam sau Đại hội XII sẽ từng bước vững chải, ung dung tự tại, bước vào vòng kềm tỏa của Trung Cộng?
Lời người say không biết buồn Trúc Hồ "Chúng ta phải nên nhớ Việt Nam chúng ta bây giờ là nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam", là một nước có thành viên trong Liên Hiệp Quốc, họ là một quốc gia có nhiều hợp tác với nhiều quốc gia khác, chúng ta phải tôn trọng cái sự đó "
“Chúng ta phải nên giúp những người lãnh đạo Hoa Kỳ, Tổng Thống Obama làm việc với Bộ Ngoại Giao và làm việc với chính quyền cộng sản, làm sao mà họ gần với mình, làm sao họ gần với mình cho người Việt Nam chúng ta bớt khổ.”
“Chúng ta không có đòi hỏi nhiều, chúng ta chỉ xin là quyền căn bản làm người thôi, cái quyền đó nước Việt Nam Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa đã là thành viên của Liên Hiệp Quốc thì chắc chắn là họ phải chấp nhận theo cái gọi là Bản Tuyên Ngôn, Hiến Chương Về Nhân Quyền mà đã ký năm 1948, chắc chắn họ phải bắt buộc...” có đáng bị nguyền rủa khi nối giáo cho giặc?
Chủ trương “tháo gỡ độc tài – canh tân đất nước” trước viễn ảnh này chỉ còn là một sự trân tráo, biểu lộ một trí tuệ tầm thường khi hô hào “đấu tranh nhằm giải thể chế độ Cộng sản” của một đảng chính tri chuyên nghề bịp bợm.
Mấy ông chính phủ lưu vong Đào Minh Quân, Nguyễn Ngọc Bích đang ở đâu? Đang trùm mền hô xung phong hay còn bận kinh lý các đền thờ, thăm dân cho biết sự tình hoặc đăng đàn diễn thuyết những đề tài ai cũng biết?
Chuẩn bị cho sự thành công Đại hội XII, Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Sinh Hùng đều phải triều kiến thiên triều Trung Cộng. Kịch bản hình thành, máy bay Trung Cộng 60 lần xuất hiện trên không phận Hà Nội, 5000 Công An bảo vệ an ninh … Tất cả để chỉ cho thấy, Việt Nam đang là chư hầu, một tỉnh lẻ của Trung Cộng.
Thành công hay thất bại, Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng ai sẽ thắng ai sẽ không còn là vấn đề cần quan tâm. Đại hội này là dấn ấn Cộng đảng Việt Nam đã dâng Việt Nam cho Tàu khựa và sẽ để lại những trận đấu khác, thanh toán nhau giữa 2 phe dành công bán nước, vết nhơ không tẩy được của lịch sử Cộng đảng Việt Nam.
Chúng ta phải làm gì? là câu hỏi thảng thốt, kinh hoàng khi giặc đã vào nhà.
Liệu còn kịp hay không là câu trả lời của các nhà tranh đấu, của các tổ chức chính trị đứng đắn với những chiến thuật, chiến lược phù hợp.
Chưa bao giờ ý nghĩa, tinh thần của bản nhạc phẩm “Việt Nam Tôi Đâu?” của Việt Khang vang vọng thấm thía như bây giờ. Người dân Việt đã chấm dứt thái độ tức tưởi nghẹn ngào, phân vân “Việt Nam Còn Hay Đã Mất?” để tuyên án: Cộng Đảng Việt Nam đã bán nước Việt Nam cho bọn bành trướng Trung Cộng tại Đại Hội XII lần này.
 
Lê Thành Quang
Philadelphia, 24 tháng 1 năm 2016
 
__._,_.___

Posted by: Thanh Le <quangthanhle45@yahoo.com>

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen