Mittwoch, 9. Dezember 2015

CHIẾN TRANH CÂN NÃO TRÊN BIỂN NAM TRUNG HOA

Tàiliệu tham khảo:
Trung Quốc khoe năng lực tấn công Guam Mỹ, thamvọng có không quân chiến lược (GDVN)
US deploys Poseidon P-8 spy plane in Singaporefor 1st time (AP)
U.S. agrees spy plane deployment in Singaporeamid China tensions (Reuters)
 
               CHIẾN TRANH CÂN NÃO
           TRÊN BIỂN NAM TRUNG HOA
                               Đại-Dương
Cộng đồng quốc tế bao giờ cũng mong Biển NamTrung Hoa (South China Sea), tức Biển Đông, tức Biển Đông Nam Á sóng lặng, bểyên.
Nhưng, các đợt sóng ngầm, cơn bão nhiệt đới, trậncuồng phong cứ tới tấp ập vào vùng biển này khiến cho những ai có lợi ích trựctiếp hay gián tiếp đều phải âu lo.
Tranh chấp chiến lược đang diễn ra trên BiểnĐông giữa Trung Quốc, một cường quốc mới nổi, và Hoa Kỳ, một siêu cường đangsuy yếu có thể dẫn tới cuộc xung đột quân sự châm ngòi nổ cho Đệ tam Thế chiến.
Cường quốc mới nổi thường xuyên thách đố vị thếcủa siêu cường, nhưng, chưa hẵn có thể thay thế nếu chưa đủ lực.
Từ sau Thế chiến Thứ hai đến nay, Hoa Kỳ vẫn giữvai trò siêu cường trên thế giới cũng như tại Châu Á-Thái Bình Dương, gồm cả BiểnNam Trung Hoa.
Vì thế, Hoa Thịnh Đốn muốn duy trì trật tự từnggiúp cho khu vực Châu Á-TBD hoà bình, an ninh, ổn định và phát triển thần kỳtrong nhiều lĩnh vực đời sống của hơn phân nửa dân số địa cầu.
Bước vào thế kỷ thứ 21, yếu tố tuân thủ luậtpháp quốc tế được đề cao nhằm tránh tình trạng cường quốc chèn ép, bắt nạt, đedoạ, lấn chiếm nhược tiểu.
Hoa Thịnh Đốn mong Trung Quốc phát triển tronghoà bình và tôn trọng luật pháp quốc tế, chứ không hề có mưu đồ bao vây.
Ngược lại, Bắc Kinh nóng lòng trở thành siêu cườngnhanh nhất nên muốn sử dụng “quyền lực mềm” (kinh tế, ngoại giao, văn hoá) lẫn“quyền lực cứng” (quân sự, chính trị) để trục xuất Hoa Kỳ ra khỏi khu vực TâyThái Bình Dương với dụng ý tạm thời chia đôi Thái Bình Dương.
Dù sử dụng quyền lực mềm hay cứng, Trung Quốccũng chưa đủ sức đánh đuổi Hoa Kỳ, một siêu cường có 4 đồng minh như Nhật Bản,Đại Hàn, Phi Luật Tân, Úc Đại Lợi và nhiều đối tác thân thiết ở Tây-TBD.
Bắc Kinh đơn phương yêu sách chủ quyền hơn 80%Biển Nam Trung Hoa mà không thể chứng minh theo đúng Công ước Liên Hiệp Quốc vềLuật Biển 1982 (United Nations Convention on Law of the Sea, UNCLOS) nên phảiáp dụng luật rừng xanh. Bắc Kinh đã ký kết và phê chuẩn Công ước này.
Năm 2009, Bắc Kinh đệ trình lên Uỷ ban Thềm lụcđịa Liên Hiệp Quốc về yêu sách chủ quyền trong Đường 9 Đoạn (Đường Chữ U, ĐườngLưỡi Bò), kèm theo tấm bản đồ không ghi rõ toạ độ địa dư theo thông lệ quốc tế.
Bị giới chuyên gia quốc tế, các quốc gia trongvà ngoài vùng chỉ trích gay gắt, nhưng, Bắc Kinh vẫn tiếp tục hợp-thức-hoá yêusách bằng cách kiểm soát thực tế về chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phántrên Biển Đông.
Đối với Bắc Kinh thì cơ hội ngàn năm một thuở đãđến khi siêu cường Mỹ đang sa lầy tại Châu Âu, Trung Đông và Bắc Phi cũng nhưHoa Kỳ lo tập trung tranh cử tổng thống năm 2016 nên sẽ tránh xung đột ở ChâuÁ-TBD.
Để khơi dậy tinh thần Đại Hán, giới phân tích củaTrung Quốc xác nhận vụ đụng độ với Hoa Kỳ chắc chắn sẽ xảy ra.
Vì thế, Bắc Kinh đang tiến hành 2 gọng kìm chiếnlược.
Một là, chọc thủng chuỗi đảo thứ nhất gồm nhiềucăn cứ quân sự vòng từ Đại Hàn, Đài Loan, Nhật Bản, Phi Luật Tân để phá thế“xâm nhập và tiếp cận” của đối phương.
Bắc Kinh đưa phi cơ tiêm kích J-11 đồn trú ởVĩnh Hưng Đảo (Woody Island, Đảo Phú Lâm) có phi đạo 2,800 mét trong Quần đảoParacel (Hoàng Sa, Tây Sa) để phô trương thanh thế.
Trung Cộng đang gấp rút hoàn thành cầu tàu, côngthự và phi đạo 3,000 mét tại 3 đảo nhân tạo Xu-Bi (Subi Reef), Chữ Thập (FieryCross Reef), Vành Khăn (Mischief Reef) mặc dù Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bốkhông quân-sự-hoá.
Bắc Kinh sẽ sử dụng 3 phi đạo này để huấn luyệncất và hạ cánh trên hàng không mẫu hạm cho lực lượng Hải quân Không chiến củaTrung Quốc. Chỉ có phi đạo trên đảo nhân tạo Chữ Thập đủ dài để tiếp nhận pháođài bay K-6K làm nhiệm vụ tuần tiễu trên Biển Đông.
Tam giác Hải Nam-Hoàng Sa-Trường Sa tạo điều kiệnthuận tiện cho Trung Quốc đe doạ an ninh và chủ quyền các quốc gia Đông Nam Ácũng như quyền tự do hàng hải của cộng đồng quốc tế trên Biển Nam Trung Hoa.
Chuyên gia quân sự Mỹ Hans Kristensen cho rằngcác nước Đông Nam Á phải mất nhiều thời gian tính toán các biện pháp đối phó, đặcbiệt Phi Luật Tân và Việt Nam sẽ chịu áp lực nặng nề nhất.
Hai là, Bắc Kinh bắt đầu áp sát chuỗi đảo thứhai vòng theo các đảo Marianas, Carolines, Guam để chuẩn bị tung hoành trên đạidương.
Hôm 27-11-2015, Nhật Bản cho biết 1 phi đội 8oanh tạc cơ chiến lược (pháo đài bay) H-6K, 1 phi cơ trinh sát điện tửTu-154MD, 1 phi cơ cảnh báo sớm KJ-200 và 1 phi cơ trinh sát GX-2 chia thành 2phân đội.
Phân đội I hoạt động trong Vùng Nhận dạng Phòngkhông (Air Defense Identification Zone) ở Biển Đông Trung Hoa được Bắc Kinh thiếtlập từ hơn 2 năm qua.
Phân đội II thông qua Eo biển Miyako (nằm giữa đảoOkinawa và đảo Miyako) để xâm nhập vào vùng biển chuỗi đảo thứ hai như ghi nhậncủa Tập san Jane’s Defense Weekly ngày 30-11-2015.
Trong năm qua, Không quân của Trung Quốc đã 4 lầnhuấn luyện biển xa ở Tây-TBD nhằm đe doạ đảo Guam bằng hoả tiễn hành trình đốiđất DF-10 từ H-6K ở tầm xa 2,000 km.
Chủ trương sử dụng sức mạnh quân sự thô bạo để hợpthức hoá yêu sách chủ quyền trên Biển Nam Trung Hoa buộc các quốc gia có liênquan phải tăng cường các biện pháp đối phó.
Hôm 07-12-2015, các hãng tin quốc tế đồng loạtloan tin Hoa Kỳ và Tân Gia Ba đồng ý thi hành kế hoạch để phi cơ hải tuần P-8Poseidon của Mỹ cất cánh từ tiểu quốc này nhằm giám sát hoạt động của Trung Quốctrên Biển Đông. Đồng thời, phát đi tín hiệu tăng cường hợp tác quân sự giữa 2quốc gia.
Tân Gia Ba có 5.5 triệudân mà 71% gốc Trung Hoa và có mối quan hệ thương mại mật thiết với Trung Quốc,nhưng, gắn bó quân sự với Hoa Kỳ. Tân Gia Ba chi 20% trong 308 tỉ USD của GDPdanh nghĩa (GDP nominal) cho ngân sách quốc phòng.
Chỉ hải cảng Changi của Tân Gia Ba ở Đông Nam Ácó thể tiếp nhận 1 hàng không mẫu hạm của Mỹ. Trong 10 tháng qua đã có 4 cậnduyên hạm (Littoral Combat Ship) của Hoa Kỳ đồn trú tại Changi để tuần tiễu vàgiám sát hoạt động tại Eo biển Malacca nối liền Biển Đông và Ấn Độ Dương.
Dù mới tiếp nhận vai trò điều phối quan hệASEAN-Trung Quốc từ tay Thái Lan, nhưng, Tân Gia Ba vẫn đặt an ninh, ổn địnhtrong khu vực lên hàng đầu bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh.
Như thế, phi cơ hải tuần P-8 Poseidon của Mỹ sẽxuất phát từ Nhật Bản, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Tân Gia Ba để giám sát mọi hoạtđộng của Trung Quốc trên 2 Biển Đông và Nam Trung Hoa.
Bắc Kinh chủ trương dùng quân sự để xác lập chủquyền ở Đông Á đã bị phản ứng ngược.
Nhật Bản đã diễn dịch lại Hiến pháp Hoà bình năm1946 do quân chiếm đóng Mỹ soạn thảo để có thể phối hợp chặt chẽ hơn với Hoa Kỳvà các quốc gia Đông Á trong các hoạt động bảo vệ tự do hàng hải, duy trì trậttự, an ninh trên 2 Biển Đông và Nam Trung Hoa.
Phi Luật Tân rước Mỹ sau khi đã đuổi đi vào 25năm trước và mạnh dạn thách đố pháp lý với Trung Cộng trước Toà án Trọng tài Thườngtrực (Permanent Court of Arbitration, PCA) về Luật Biển 1982. Indonesia tuyên bốđang nghiên cứu hồ sơ kiện Đường 9 Đoạn của Trung Quốc. Cộng sản Việt Nam tăngcường khả năng quốc phòng, kể cả mua sắm thêm chiến cụ từ Tây Phương, nhưng, vẫngắn bó với Trung Quốc về ý thức hệ, kinh tế.
Chủ trương “3 không” (không tham gia liên minhquân sự, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự, không dựa vào nước này để chốngnước kia) đã đẩy Việt Nam vào tình thế bị Trung Quốc chèn ép.
Theo dõi quan điểm và hành động của Nhà nước Cộnghoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam dễ nhận thấy kiểu ranh vặt (chờ người khác làmcho mình hưởng).
Như thế, nếu Trung Quốc động binh sẽ chẳng ai tiếpcứu, ngoại trừ ngôn từ ngoại giao, như từng có trong cuộc chiến biên giới Việt-Trungnăm 1979.
                                           
Đại-Dương
Ngày 9/12/2015

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen