Tú
Anh
Vào lúc lãnh đạo Hà Nội và Bắc Kinh đàm phán cải thiện quan hệ thì tại Biển
Đông ngư dân Việt Nam liên tục bị Trung Quốc tấn công cướp bóc. Hãng tin
Bloomberg chú ý đến những vụ xảy ra trong tuần qua. Gần đây chính quyền Việt Nam
nới lỏng kiểm duyệt loại thông tin được xem là nhạy cảm này.
Hai vụ gần nhất xảy ra trong tuần lễ vừa qua. Nhiều tàu cảnh sát biển Trung
Quốc tấn công tàu đánh cá Việt Nam bằng vòi rồng ngày 07/06/2015 và sau đó ba
ngày, một tàu đánh cá khác của Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa, bị Trung Quốc
đánh chiếm vào năm 1974.
Bloomberg cũng cho biết trong tháng 5, cảnh sát biển Trung Quốc nhiều lần dùng vòi rồng đánh đuổi ngư dân Việt Nam hoạt động trong ngư trường truyền thống.
Không những tấn công ngư dân Việt Nam, chính quyền Trung Quốc còn đưa giàn khoan thăm dò dầu khí vào khu vực và tuyên bố chủ quyền trên hầu hết diện tích Biển Đông, gây bất bình trong công luận Việt Nam, mà hệ quả là xảy ra biểu tình chống Trung Quốc vào tháng 5 năm 2014.
Hành động Trung Quốc tiếp tục uy hiếp cướp bóc ngư dân Việt Nam trên biển vẫn xảy ra thường xuyên cho dù chính quyền hai nước tuyên bố nỗ lực cải thiện bang giao. Ngày 13/06 vừa qua, hãng tin Vietnam News loan tin Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải sang Bắc Kinh gặp Phó Chủ tịch Trung Quốc Lý Nguyên Triều (Li Yuanchao).
Được Bloomberg đặt câu hỏi về tình trạng ngư dân Việt Nam bị tấn công, một giáo sư đại học ở Sài Gòn nhận định : Đây là thái độ cố hữu của Trung Quốc tại Hoàng Sa, nơi mà họ có sức mạnh áp đảo. Các vụ việc này đã liên tục xảy ra từ lâu nay, nhưng sở dĩ bây giờ được báo chí tường thuật là vì chính quyền Việt Nam muốn chứng tỏ họ đang phản đối Trung Quốc và cố gắng bảo vệ ngư dân.
Hàng không mẫu hạm USS Reagan về Á Châu-Thái Bình Dương
Trong bối cảnh Biển Đông căng thẳng vì tham vọng thống trị của Trung Quốc, Hoa Kỳ thông báo đưa hàng không mẫu hạm USS Reagan về vùng Châu Á. Trên danh nghĩa, tàu sân bay tối tân này sẽ được bố trí tại Yokohama, Nhật Bản, thay thế USS Washington cũ kỹ.
Theo Bangkok Post, sự kiện Hoa Kỳ đưa hàng không mẫu hạm nguyên tử này vào vùng là để tăng cường hỏa lực bảo vệ Nhật Bản trong khuôn khổ hiệp định quốc phòng song phương. Tuy nhiên, nhật báo Thái Lan cho rằng tình hình Biển Đông có thể là động cơ chính.
Bloomberg cũng cho biết trong tháng 5, cảnh sát biển Trung Quốc nhiều lần dùng vòi rồng đánh đuổi ngư dân Việt Nam hoạt động trong ngư trường truyền thống.
Không những tấn công ngư dân Việt Nam, chính quyền Trung Quốc còn đưa giàn khoan thăm dò dầu khí vào khu vực và tuyên bố chủ quyền trên hầu hết diện tích Biển Đông, gây bất bình trong công luận Việt Nam, mà hệ quả là xảy ra biểu tình chống Trung Quốc vào tháng 5 năm 2014.
Hành động Trung Quốc tiếp tục uy hiếp cướp bóc ngư dân Việt Nam trên biển vẫn xảy ra thường xuyên cho dù chính quyền hai nước tuyên bố nỗ lực cải thiện bang giao. Ngày 13/06 vừa qua, hãng tin Vietnam News loan tin Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải sang Bắc Kinh gặp Phó Chủ tịch Trung Quốc Lý Nguyên Triều (Li Yuanchao).
Được Bloomberg đặt câu hỏi về tình trạng ngư dân Việt Nam bị tấn công, một giáo sư đại học ở Sài Gòn nhận định : Đây là thái độ cố hữu của Trung Quốc tại Hoàng Sa, nơi mà họ có sức mạnh áp đảo. Các vụ việc này đã liên tục xảy ra từ lâu nay, nhưng sở dĩ bây giờ được báo chí tường thuật là vì chính quyền Việt Nam muốn chứng tỏ họ đang phản đối Trung Quốc và cố gắng bảo vệ ngư dân.
Hàng không mẫu hạm USS Reagan về Á Châu-Thái Bình Dương
Trong bối cảnh Biển Đông căng thẳng vì tham vọng thống trị của Trung Quốc, Hoa Kỳ thông báo đưa hàng không mẫu hạm USS Reagan về vùng Châu Á. Trên danh nghĩa, tàu sân bay tối tân này sẽ được bố trí tại Yokohama, Nhật Bản, thay thế USS Washington cũ kỹ.
Theo Bangkok Post, sự kiện Hoa Kỳ đưa hàng không mẫu hạm nguyên tử này vào vùng là để tăng cường hỏa lực bảo vệ Nhật Bản trong khuôn khổ hiệp định quốc phòng song phương. Tuy nhiên, nhật báo Thái Lan cho rằng tình hình Biển Đông có thể là động cơ chính.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen