Freitag, 12. Juni 2015

Kế hoạch độc chiếm biển Đông của Trung quốc

 
Việc quân đội Mỹ dự tính đưa máy bay và tàu Hải quân đến Biển Đông tuần tra là thách thức lớn đối với hoạt động cải tạo các bãi đá Trung Quốc đang tiến hành.
 
Tàu chiến và tàu sân bay thuộc Hạm đội 7 của Mỹ hoạt động tại Thái Bình Dương (Ảnh AP)
Tàu chiến và tàu sân bay thuộc Hạm đội 7 của Mỹ hoạt động tại Thái Bình Dương (Ảnh AP)
Theo Diplomat, sự hiện diện của máy bay và tàu Hải quân Mỹ trong khu vực lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc dự định thiết lập trên các bãi đá mà nước này đang tiến hành cải tạo thành các đảo nhân tạo, có thể sẽ khiến những tuyên bố mang tính “pháp lý” của Trung Quốc trở nên vô giá trị.
Trung Quốc gặp khó ngay từ quy định của UNCLOS
Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, chưa cần đến sự hiện diện của Mỹ tại đây, thì theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS 1982), những bãi đá mà Trung Quốc mà tiến hành cải tạo sẽ không giúp nước này có thể tuyên bố chủ quyền trên biển tại đây.
Theo khoản 8 Điều 60 của UNCLOS: “Các đảo nhân tạo và các công trình được xây dựng trên đó sẽ không được công nhận là đảo thông thường. Các đảo này sẽ không có vùng lãnh hải riêng của mình và sự hiện diện của các đảo này sẽ không có vai trò gì với việc phân giới lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa”.
Các tàu và máy bay quân sự của Mỹ hoàn toàn có thể vận dụng điều khoản trên. Theo đó, các tàu Hải quân của Mỹ sẽ được điều vào khu vực 12 hải lý của một trong các bãi đá đó nhằm thể hiện rằng, Mỹ không công nhận các bãi đá mà Trung Quốc cải tạo là các đảo để Trung Quốc có thể tuyên bố chủ quyền và thiết lập lãnh hải 12 hải lý tại đó.
Điều này được cho là sẽ gây khó cho Trung Quốc bởi nếu tuyên bố các tàu Hải quân Mỹ vi phạm lãnh hải, nước này sẽ công nhiên công nhận mình có quyền thiết lập lãnh hải 12 hải lý trên các bãi đá nói trên. Tuy nhiên, nếu làm như vậy, trong mắt cộng đồng quốc tế, Trung Quốc rõ ràng đang bất chấp luật pháp quốc tế.
Trong trường hợp Trung Quốc chọn cách “im lặng”, điều đó có thể được hiểu rằng Trung Quốc chấp thuận “nhún mình” trước thách thức trực tiếp từ phía Mỹ về tính pháp lý liên quan đến hoạt động cải tạo các bãi đá của mình.
Mỹ sẽ dồn ép Trung Quốc đến đâu?
Trong khi đó, Mỹ sẽ tuyên bố, nước này đang tuân thủ luật pháp quốc tế và sẵn sàng hành động chứ không chỉ nói suông và đẩy Bắc Kinh vào thế buộc phải có những phản ứng đáp trả.
Dĩ nhiên, nếu làm như vậy, Mỹ cũng gặp không ít khó khăn và phải chấp nhận cả “rủi ro” nếu “lỡ” dồn ép Trung Quốc một cách quá đà.
Chính vì vậy, Washington sẽ phải thận trọng để đảm bảo rằng, những tuyên bố của phía Mỹ chỉ nhằm vào những bãi đá mà Trung Quốc đang cải tạo trái phép và tránh những khu vực khác, nơi tính pháp lý của việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền vẫn còn chưa rõ ràng.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy hoạt động cải tạo bãi Vành Khăn của Trung Quốc (Ảnh AP)
Ngoài ra, việc đưa tàu Hải quân Mỹ đến gần các bãi đá mà Trung Quốc đang cải tạo có thể khiến hai nước nôn nóng đưa ra “những tính toán sai lầm” khiến tàu và máy bay quân sự của hai nước có thể đụng độ nhau.
Các chuyên gia cho rằng, dù sẵn sàng chấp nhận rủi ro này, Mỹ cũng “thừa khôn ngoan” để hiểu rằng, hậu quả của việc hai bên va chạm với nhau là “khôn lường”.
Trung Quốc chấp nhận phớt lờ luật pháp quốc tế?
Trên thực tế, các máy bay quân đội Mỹ dù bay bên ngoài khu vực 12 hải lý tại các bãi đá mà Trung Quốc tiến hành cải tạo, đã gây ra sự chú ý của giới chức quân sự Trung Quốc và bị tố rằng, những máy bay này đang tiếp cận vùng lãnh hải của Trung Quốc.
Không những thế, phía Trung Quốc đã từng lên tiếng tuyên bố, sẵn sàng bảo vệ chủ quyền của mình và cảnh báo các nước khác “đừng nên mạo hiểm hoặc có những hành động khiêu khích với Trung Quốc”.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng có thể “phớt lờ” dự định của phía Mỹ và ra một tuyên bố hết sức chung chung cáo buộc Mỹ gây bất ổn trên Biển Đông trong khi vẫn cứ tiến hành các hoạt động cải tạo các bãi đá của mình.
Hơn thế nữa, dù Trung Quốc không được thừa nhận về mặt pháp lý trong hoạt động cải tạo rầm rộ các bãi đá của mình, nước này vẫn sẽ bất chấp luật pháp quốc tế và đơn phương thay đổi hiện trạng trên Biển Đông nhằm phục vụ cho lợi ích của nước này cũng như tăng cường sự hiện diện của quân đội Trung Quốc tại đây.
Điều này đã từng xảy ra trước đây, khi Trung Quốc tuyên bố không tham gia vụ kiện do Philippines khởi xướng lên Tòa án Trọng tài Quốc tế ở La Hay, Hà Lan với cáo buộc “đường 9 đoạn” mà Trung Quốc tuyên bố thiết lập trên hầu khắp Biển Đông là vô giá trị
 

 
Tư lệnh cấp cao thứ nhì của hải quân Mỹ yêu cầu Trung Quốc giải thích về hoạt động cải tạo đất đá ở Biển Đông và đề nghị ủng hộ các nước Đông Nam Á nếu họ chọn một lập trường thống nhất chống lại Bắc Kinh. 
Đô Đốc Michelle Howard, Phó tư lệnh tác chiến của hải quân Mỹ. Ảnh:
Đô đốc Michelle Howard, Phó tư lệnh tác chiến của hải quân Mỹ. Ảnh: Defensenews
"Tôi nghĩ bây giờ, đã đến lúc Trung Quốc nói việc cải tạo đất nghĩa là gì", Đô đốc Michelle Howard, Phó tư lệnh tác chiến của hải quân Mỹ, hôm qua nói trong một cuộc phỏng vấn. "Theo quan điểm của tôi, chẳng ai nói họ đang xây khu nghỉ dưỡng ở đó cả, vì vậy ai đó cần giải thích họ đang dựng cái gì ở đó", bà cho biết. 
Nữ đô đốc hôm qua trình bày quan điểm về các vấn đề an ninh hàng hải khu vực, tại Triển lãm Phòng vệ Biển Quốc tế (IMDEX) được tổ chức ở Singapore. 
Bà Howard cũng cho hay Mỹ sẽ sát cánh cùng các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nếu 10 nước thành viên quyết định phối hợp cùng nhau để làm việc với Trung Quốc. "Nếu các nước ASEAN quyết định là sẽ đoàn kết và làm điều gì đó để thể hiện mục đích chung của họ, chúng tôi sẽ ủng hộ điều đó", bà Howard nói. 
Các Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Trung Quốc chưa có bình luận về tuyên bố của Đô đốc Howard. 
Theo ước tính của Mỹ, Trung Quốc năm nay bồi đắp thêm hơn 800 ha đối với các bãi đá mà nước này chiếm giữ trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Washington đang cân nhắc triển khai máy bay hoặc tàu quân sự đến gần các khu vực này, một động thái Bắc Kinh giận dữ. Mỹ tuyên bố không đứng về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, nhưng có lợi ích trong việc duy trì tự do đi lại ở khu vực. 
Trọng Giáp (Theo Wall Street Journal

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen