Một dự án
xây Văn Miếu và thờ Khổng tử trị giá hàng trăm tỷ đồng tại một tỉnh ở Việt Nam
đang vấp phải nhiều chỉ trích không những từ công chúng mà còn cả báo
chí.
Truyền
thông trong nước đưa tin, công trình Văn Miếu được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê
duyệt đầu tư xây dựng từ năm 2011 và dự kiến hoàn thành trong năm
2016.
Trong tờ
trình đề nghị phê duyệt dự án, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh
Phúc cho rằng nên thờ Khổng Tử tại Văn Miếu này.
Kèm theo
cảm xúc bàng hoàng là một sự xót xa vì một văn miếu do cấp tỉnh xây dựng với mức
đầu tư kinh phí từ ngân sách của nhà nước, tức là tiền thuế của dân là 314 tỷ.
Thật là một con số khủng khiếp, trong bối cảnh kinh tế của Việt Nam đang sa sút
như thế này...
Tiến sỹ
Nguyễn Xuân Diện.
Tiến sỹ
Nguyễn Xuân Diện, nhà nghiên cứu về văn hóa dân gian của Việt Nam và Trung Quốc,
cho biết ông cảm thấy “bàng hoàng” khi đọc tin về dự án tiêu tốn hàng trăm tỷ
đồng này.
“Kèm theo
cảm xúc bàng hoàng là một sự xót xa vì một văn miếu do cấp tỉnh xây dựng với mức
đầu tư kinh phí từ ngân sách của nhà nước, tức là tiền thuế của dân là 314 tỷ.
Thật là một con số khủng khiếp, trong bối cảnh kinh tế của Việt Nam đang sa sút
như thế này. Việc tỉnh Vĩnh Phúc xây dựng Văn Miếu như thế đang gây ra những dư
luận trái chiều, và căng thẳng trong dư luận xã hội. Giới chức của địa phương đã
lên tiếng để bao biện cho việc làm của mình.”
Truyền
thông đã có nhiều bài viết với những hàng tít như: “Vĩnh Phúc chi 300 tỷ xây Văn
Miếu là có lỗi với mai sau…”, “Không thể tin nổi” hay “Bỏ hàng trăm tỷ xây Văn
Miếu thờ Khổng Tử là không thực tế”.
Báo chí
trong nước dẫn lời ông Trần Mạnh Định - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, cho biết rằng trong quá trình xây dựng đã
có một số tranh cãi về việc thiết kế, bài trí thờ tự bài vị Khổng
Tử.
Một số thậm
chí còn đề nghị không đưa bài vị của Khổng Tử vào thờ tại Văn Miếu.
Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện ủng hộ quan điểm này. Ông nói:
“Trong bối
cảnh của thế kỳ 21, khi khoa cử, nho học đã chấm dứt, cái việc Văn Miếu của tỉnh
Vĩnh Phúc thờ trong chính điện một vị là Khổng tử thì đã vấp phải sự phản đối
của dư luận. Ngay cả quan chức lãnh đạo ngành văn hóa và lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc
họ cũng đang bối rối và lúng túng. Việc thờ Khổng Tử trong một khổng miếu vừa
xây dựng mới hoàn toàn, không dựa trên những tài liệu cổ, thì là một điều chúng
ta không nên làm.”
VOA Việt
Ngữ không thể liên lạc được với lãnh đạo Sở Văn Hóa – Thông tin tỉnh Vĩnh Phúc
để phỏng vấn.
Trong bối
cảnh của thế kỳ 21, khi khoa cử, nho học đã chấm dứt, cái việc Văn Miếu của tỉnh
Vĩnh Phúc thờ trong chính điện một vị là Khổng tử thì đã vấp phải sự phản đối
của dư luận. Ngay cả quan chức lãnh đạo ngành văn hóa và lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc
họ cũng đang bối rối và lúng túng.
Tiến sỹ
Nguyễn Xuân Diện nói.
Tới tối
ngày 9/6, không rõ lý do vì sao một số bài báo về dự án của tỉnh Vĩnh Phúc trên
nhiều tờ báo đã bị gỡ khỏi mạng Internet.
Một dự án
liên quan tới Khổng Tử khánh thành năm ngoái ở Việt Nam cũng đã vấp phải phản
ứng mạnh của dư luận trong bối cảnh căng thẳng Việt – Trung dâng cao vì các
tranh chấp ở biển Đông.
Cuối năm
ngoái, Việt Nam đã chính thức khánh thành Học viện Khổng Tử và đích thân ông Du
Chính Thanh, nhân vật đứng hàng thứ tư trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã dự lễ
gắn biển tại Đại học Hà Nội.
Báo điện tử
của Chính phủ Việt Nam gọi Học viện này là “cầu nối góp phần làm sinh động quan
hệ” giữa hai nước.
Trong khi
đó, nhiều học giả ở trong nước, trong đó có tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, cho rằng
Viện Khổng tử là “một trong những ý đồ của Bắc Kinh muốn sử dụng ảnh hưởng về
văn hóa để thể hiện quyền lực mềm đối với Việt Nam”.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen