20/03/15 - NHÂN QUYỀN CHO VIỆT NAM:
Chiến dịch Vận Động Nhân Quyền 2015
http://www.sbtn.tv/…/200315-nhan-quyen-cho-viet-nam-chien-d…
http://www.sbtn.tv/…/200315-nhan-quyen-cho-viet-nam-chien-d…
Xin vào đây để ký tên:
Linh Trần (Lao Động) -
Tử tù Hồ Duy Hải bị tuyên án tử hình trong vụ án giết người, cướp của
tại Bưu điện Cầu Voi ( Long An) và đã có quyết định thi hành án tử hình
ngày 5.12.2014. Tuy nhiên, trưa ngày 4.12, Chủ tịch nước đã quyết định
tạm hoãn thi hành án, vì trên các phương tiện thông tin đã phân tích
những tình tiết trong vụ án có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng trong tố
tụng mà chưa được các cơ quan tư pháp làm rõ.
Báo Lao Động có bài “Oan hay không cũng phải làm rõ” ra ngày 3.12.2014 và loạt bài về vụ án khởi đăng từ tháng 8.2008.
Tại
phiên thảo luận của đoàn giám sát về án oan sai- trong đó có một số vụ
án hình sự đặc biệt nghiêm trọng - ngày 20.3, bà Lê Thị Nga - Phó Chủ
nhiệm Ủy ban Tư pháp - Phó trưởng đoàn giám sát của UB Thường vụ Quốc
hội, trực tiếp nghiên cứu hồ sơ vụ án nêu: Những
vụ án khác chỉ cần 1 trong 4 căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm, trong
khi vụ án Hồ Duy Hải có đầy đủ cả 4 căn cứ gồm: Việc điều tra xét hỏi
tại phiên tòa phiến diện hoặc không đầy đủ; kết luận trong bản án hoặc
quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; có sự
vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét
xử; có những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng Bộ luật Hình sự.
“Những
vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng của vụ án được thể hiện trong quá
trình điều tra như khám nghiệm hiện trường và quy định về thu thập, đánh
giá chứng cứ, thiếu xót trong trưng cầu giám định. Những mâu thuẫn
trong vụ án không được làm rõ trong điều tra, xét hỏi tại phiên tòa. Kết
luận trong bản án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ
án ( chứng cứ ngoại phạm). Kết luận trong bản án sai với kết luận giám
định. Đặc biệt là bản án phúc thẩm đã phản ánh không đúng về phiên sơ
thẩm.
Cơ
quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án đều lựa chọn sử dụng những chứng
cứ có lợi trong việc buộc tội mà không phản ánh trung thực, khách quan
những chứng cứ có lợi cho việc gỡ tội”- bà Nga phân tích và kiến nghị,
cần xem xét lại một cách thận trọng để có thể hoàn toàn yên tâm có đủ
căn cứ kết tội. Ông Nguyễn Văn Hiến, uỷ viên Ủy ban Tư pháp cũng nêu
quan điểm: Không có chứng cứ trực tiếp nào để kết tội Hồ Duy Hải. Các
bản án kết tội chỉ căn cứ vào lời khai của Hải. Nghiên cứu cả quá trình
qua các lần khai của Hồ Duy Hải, tôi thấy nghi ngờ. Những cái đáng nhẽ
không nhớ thì lại kể rất chi tiết, những cái cần nhớ thì mãi sau này mới
thấy có hướng lái cho phù hợp với biên bản hiện trường…”
Trước
đó, bà Lê Thị Nga đã có văn bản kiến nghị gửi Chủ tịch Nước Trương Tấn
Sang, Chánh án TANDTC và Viện trưởng Viện KSNDTC về vụ án đặc biệt
nghiêm trọng này.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen