Montag, 30. März 2015

Quyền từ chối gặp VC của TNS Ngô Thanh Hải

Hữu Nguyên (huunguyen@saigontimes.org)

NGO THANH HAI.jpeg
Phải chăng, ông Ngô Thanh Hải gặp VC NTS, không phải với tư cách của TNS Canada, cũng không phải với tư cách của một người Việt tỵ nạn CS, mà với tư cách của CHỦ TỊCH ĐẢNG LIÊN MINH DÂN CHỦ VN, CÓ CHỦ TRƯƠNG BẮT TAY VỚI VC đúng như Lê Phát Minh tuyên bố?

LGT: Trong bài "Bốn mươi năm sau còn cãi nhau vì một cái tên", tác giả Mặc Giao viết: "Ông [Ngô Thanh Hải] tiếp Thứ Trưởng Ngoại Giao cộng sản Nguyễn Thanh Sơn một cách kín đáo... Dĩ nhiên ông Hải với tư cách một nghị sĩ Canada có quyền tiếp bất cứ một chính khách ngoại quốc nào đến gặp ông. Không ai có thể kết án ông về việc này". Viết như vậy, ông MG đã quên rằng: BẤT CỨ AI sống trong xã hội tự do dân chủ (chứ KHÔNG RIÊNG GÌ NGHỊ SĨ NTH), đều có quyền tiếp, hoặc TỪ CHỐI KHÔNG THÈM TIẾP VC Nguyễn Thanh Sơn. Quan trọng hơn, bên cạnh tư cách một TNS Canada, ông Hải còn là Cựu Quân Nhân QLVNCH, là người Việt tỵ nạn CS, và ông có quyền hành xử đúng với lương tâm của ông, từ chối không thèm tiếp VC Nguyễn Thanh Sơn, đặc biệt, khi VC NTS đòi HỌP KÍN. Nhận định về việc này, nhiều người đã có lý khi cho rằng, NTH gặp VC NTS, không phải với tư cách của một TNS Canada, lại càng không phải với tư cách của một người Việt tỵ nạn CS, mà với tư cách của CHỦ TỊCH ĐẢNG LIÊN MINH DÂN CHỦ VN VỚI CHỦ TRƯƠNG BẮT TAY VỚI VC đúng như Lê Phát Minh đã tuyên bố. Từ nhận định này, nhiều người cũng nghi ngờ, thái độ tôn vinh Cờ Vàng của ông là cách đánh lừa dư luận và chậy tội cho âm mưu bắt tay với VC của đảng LMDC mà chính cựu chủ tịch Lê Phát Minh đã tuyên bố trước mặt ông. Ông MG cũng sai khi cho rằng "Không ai có thể kết án ông TNS NTH". Ông MG nên biết, trong xã hội tự do dân chủ, bất cứ ai cũng có quyền ca ngợi hoặc kết án việc ông NTH (hoặc bất cứ ai kể cả Thủ Tướng Canda) gặp VC Nguyễn Thanh Sơn (The right to hold opinions without interference, and cannot be subject to any exception or restriction). Trong cương vị của một TNS gốc tỵ nạn CS, lại không giữ chức thứ trưởng bộ ngoại giao Canada, nếu ông NTH từ chối gặp VC NTS, sẽ thuận lợi hơn cho uy tín của ông và cuộc đấu tranh chống cộng của người Việt yêu nước. Sự thực, trong lịch sử ngoại giao của thế giới Tự Do, có rất nhiều chính trị gia đã từ chối không thèm tiếp lãnh đạo VC. Đơn cử một trường hợp cụ thể, vào 7tháng Giêng năm 2003, tại Cabramatta, NSW, Úc Châu, Dân Biểu Reba Meagher (kế nhiệm DB John Newman sau khi ông này bị bắn chết), đã thẳng thừng từ chối không thèm gặp phái đoàn Quốc Hội VC, với lý do: "Là một Dân Biểu, được đông đảo người Úc gốc Việt tỵ nạn cộng sản, tin tưởng bầu cho tôi, tôi không thể phản bội họ, đi gặp đại diện chế độ VC, một chế độ mà trước đây là thủ phạm gây nên không biết bao nhiêu tội ác cho cử tri của tôi, và hiện nay tiếp tục vi phạm nhân quyền, chà đạp lên mọi quyền tự do dân chủ của người dân Việt, trong đó có thân nhân của cử tri gốc Việt tại Cabramatta". Ngay khi xảy ra sự kiện có ý nghĩa đặc biệt này, báo Saigon Time Úc châu đã phỏng vấn BS Nguyễn Mạnh Tiến, Chủ Tịch CĐNVTD/NSW về quyết định của Dân Biểu Reba Meagher. Sau đây, kính mời Quý đồng hương theo dõi phần trích đoạn bài phỏng vấn, với hy vọng, nếu một DB ngoại quốc, đã có thể vì cử tri gốc Việt từ chối không thèm tiếp lãnh đạo VC, thì chắc chắn các vị dân cử gốc Việt sẽ vì chính đồng bào mình và gia đình mình, có được những quyết định cao quý tương tự.

REBA MEAGHER.jpg
Hỏi: Thưa BS Chủ tịch, trong mối quan hệ chặt chẽ giữa dân biểu Reba Meagher với cộng đồng người Việt tại Cabramatta, chắc chắc bà Reba Meagher đã cho BS biết về việc phái đoàn quốc hội CS, qua trung gian của công ty Legal & Justice Project Allianc, có ý định viếng thăm văn phòng của bà. Xin BS cho biết tóm tắt sự việc.
Đáp: Saigon Times đã trình bày rất rõ ràng về vụ này trong số báo tuần trước, tôi thấy không cần phải nhắc lại. Chỉ tóm tắt là có một phái đoàn nhân viên Quốc Hội của CSVN sang Úc để “học hỏi cách thức liên hệ và làm việc giữa các đại diện dân cử Úc với dân chúng”. Cô Reba Meagher được yêu cầu tiếp PĐ này, nhưng cô ta đã từ chối không muốn tiếp đại diện của một chế độ chuyên vi phạm nhân quyền, chà đạp lên mọi quyền tự do dân chủ của người dân trong nước.
Hỏi: Trong thư gửi cho bà Reba Meagher, ông Christopher Quirk, Giám đốc Phát Triển Thương vụ của LJPA, có đề cập đến mối quan hệ căng thẳng giữa cộng đồng người Việt tại Úc và chính quyền CSVN, và có ý muốn phái đoàn CSVN chỉ đến thăm bà Reba Meagher mà không muốn có bất cứ sự hiện diện nào của cộng đồng người Việt. Thưa Bác sĩ, nguyên nhân nào khiến CSVN lại sợ gặp cộng đồng người Việt mình như vậy?
Đáp: Lý do theo tôi rất đơn giản: kẻ gian thì bao giờ cũng phải lén lén lút lút như chuột ngày, và luôn luôn sợ những người công chính. Phái đoàn nhân viên QHVC này sợ đối đầu với người Việt chúng ta ở đây, vì họ sẽ không biết phải trả lời ra sao khi chúng ta chất vấn họ về những đàn áp nhân quyền trong nước, thí dụ như vụ xử LS Lê Chí Quang, vụ bắt giữ các ông Phạm Quế Dương và Trần Khuê mới xẩy ra vào tuần trước. Vì thế mà họ né tránh, không dám đụng độ với chúng ta, là những người Việt hải ngoại thực sự yêu nước và quan tâm đến hiện tình đất nước.
Hỏi: Trong thư trả lời ông Christopher Quirk, bà Reba Meagher phản đối chuyến viếng thăm Cabramatta của phái đoàn quốc hội CS. Tuy nhiên, bà cho biết, để giúp phái đoàn CS học được bài học về tự do dân chủ, bà sẵn sàng đứng ra dàn xếp một cuộc đối thoại giữa phái đoàn quốc hội CS với những vị lãnh đạo cộng đồng người Việt tại Úc muốn (willing) đối thoại. Bác sĩ nghĩ sao về ý định này của bà REBA MEAGHER"
Đáp: Tôi có thể khẳng dịnh với Saigon Times và với đồng hương là Ban Chấp Hành CĐNVTD tại NSW không hề có ý định gặp gỡ hay đối thoại gì với cái phái đoàn CS này. Trước hết là vì không có lý do gì để mà đối thoại với đại diện VC thuộc bất kỳ cấp độ nào, khi mà họ vẫn khư khư đòi ôm chặt quyền lực qua điều 4 Hiến pháp, không chấp nhận bất cứ một chính kiến nào khác và đàn áp triệt để mọi tiếng nói chống đối. Do vậy mà nói chuyện với họ là một việc làm thậm vô ích, mất thời giờ mà chẳng đi đến kết quả nào, chỉ tổ tạo cơ hội cho họ lợi dụng để tuyên truyền quảng cáo. Hơn nữa, mấy tay trong PĐ này chỉ là những cán bộ trung cấp, được dịp nhà nước cho đi “tham quan” nước ngoài thì cứ đi mà hưởng thụ cho sướng xác, chứ làm gì có trình độ cũng như quyền hành để mà đối thoại với chúng ta. Tôi tin rằng trong CĐ người Việt chúng ta ở cấp liên bang cũng như ở mọi tiểu bang, chẳng có hội đoàn hoặc “vị lãnh đạo” nào lại ngây thơ đến độ muốn tham dự một cuộc gặp gỡ hoặc đối thoại nào với mấy anh cán bộ tay sai này.
Hỏi: Thái độ trốn tránh đó của CS khi tới Úc có là thái độ chung của CS tại các quốc gia khác hay không, thưa Bác sĩ?
Đáp: Như đã nói, kẻ gian CSVN khi ra ngoài thì phải sợ hãi và luôn tìm cách né tránh những người Việt hải ngoại công chính. Ở Úc, ở Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Âu Châu...vv đều như vậy cả. Nhưng có lẽ ở Úc này, CSVN sợ hãi người Việt ở đây hơn nơi khác, vì Úc châu vẫn nổi tiếng là nơi mà người Việt có lập trường chống Cộng vững chắc và bền bỉ. 

Hữu Nguyênhuunguyen@saigontimes.org
-------------------

Tin nước Úc của Saigon Times Úc Châu: Dân Biểu Cabramatta Reba Meagher Từ Chối Tiếp Phái Đoàn Quốc Hội CSVN

CABRAMATTA (SGT): Một phái đoàn của quốc hội CSVN dự định viếng thăm văn phòng dân biểu Reba Meagher và vùng Cabramatta vào Thứ Năm, 23/1 năm 2003, nhưng đã bị bà Dân Biểu Reba Meagher viết thư thẳng thừng từ chối. Không những vậy, trong thư, nữ dân biểu Reba Meagher còn tố cáo những hành động vi phạm nhân quyền của CS tại VN, và khẳng định, hầu hết cử tri mà bà đại diện, đều phẫn nộ trước tình trạng mất tự do, dân chủ tại VN.
Trong lá thư đề ngày 7 tháng 1 năm 2003, Dân biểu Reba Meagher cho biết, tuy bà không hoan nghênh chuyến viếng thăm Cabramatta của phái đoàn quốc hội CS, nhưng để giúp cho những người CS học tập được thế nào là đời sống tự do dân chủ tại một quốc gia như Úc Đại Lợi, bà sẵn sàng đứng ra tổ chức một cuộc gặp gỡ giữa phái đoàn quốc hội CS với các vị đại diện của cộng đồng người Việt tại Úc.
Được biết, ngày Thứ Hai, 6 tháng Giêng năm 2003 vừa qua, ông Christopher Quirk, Giám đốc Phát Triển Thương Mại (Business Development Manager) thuộc công ty Legal & Justice Project Alliance, đã viết thư cho Dân biểu Reba Meagher. Trong thư ông trình bầy, một phái đoàn CSVN bao gồm nhân viên quốc hội (không phải đại biểu) đến Úc để nghiên cứu về cơ cấu hành chánh các cấp của chính phủ Úc. Với mục tiêu đó, ông muốn phái đoàn quốc hội CSVN viếng thăm văn phòng dân biểu Reba Meagher cũng như vùng Cabramatta, và sẽ rất hân hạnh nếu được dân biểu Reba Meagher điều trần về một số vấn đề, trong đó có mối quan hệ giữa một vị dân biểu và cử tri, nhất là cử tri Úc gốc Việt. Trong thư ông Quirk cũng đề cập, vì mối quan hệ căng thẳng giữa cộng đồng người Việt tại Úc với chế độ cộng sản tại VN, nên ông muốn phái đoàn CSVN sẽ viếng thăm văn phòng dân biểu Reba Meagher với sự hiện diện của riêng bà, và không muốn có sự hiện diện của bất cứ ai trong cộng đồng Việt Nam.
Ngay sau khi nhận thư, bà Reba Meagher đã viết thư phúc đáp, trong đó bà thẳng thắn phản đối chính phủ CSVN về những hành động vi phạm nhân quyền, đàn áp tự do dân chủ tại Việt Nam. Bà cũng nêu rõ, cử tri gốc Việt mà bà đại diện đã trải qua nhiều khổ đau, thậm chí bị tra tấn, hành hạ, bị đầy ải, phải rời bỏ quê hương làng xóm... vì chế độ CS. Vì vậy, việc bà gặp gỡ những đại diện quốc hội CSVN là điều vô lý. Bà cũng xác nhận, những người Úc gốc Việt tại đơn vị Cabramatta rất quan tâm đến tự do dân chủ cho Việt Nam, và luôn luôn tích cực đấu tranh với chế độ CSVN một cách ôn hòa để giành được quyền tự do dân chủ đó.
Hiển nhiên, ý định tránh né cộng đồng Việt Nam tại Cabramatta nói riêng và tại hải ngoại nói chung của phái đoàn CSVN trong trường hợp nêu trên, cũng như trong bất cứ trường hợp nào mỗi khi có phái đoàn của chính phủ CS Hà Nội ra hải ngoại công du, hay du lịch cá nhân, đã chứng tỏ, từ trong thâm tâm, họ luôn luôn nhận thấy họ là những người có tội đối với dân tộc, đất nước, và hoàn toàn phi chính nghĩa. Mặc dù lúc nào CSVN cũng hô hoán, người Việt hải ngoại là công dân Việt Nam, là khúc ruột ngàn dặm, để tìm cách vơ vét tiền bạc, nhưng thái độ né tránh, sợ hãi không dám tiếp xúc với cộng đồng VN, mỗi khi ra hải ngoại của CS đã là bằng chứng thể hiện bản chất bất chánh, tham nhũng hối lộ của CS Hà Nội. Người Việt hải ngoại luôn luôn là một bộ phận của dân tộc Việt Nam, nhưng chắc chắn không khi nào và vĩnh viễn không bao giờ là bộ phận, hay là cánh tay nối dài của CS Hà Nội dưới bất cứ hình thức nào, trong bất cứ thời gian nào.
Qua sự kiện nêu trên, nữ dân biểu Reba Meagher đã dậy cho CSVN một bài học đích đáng. Điều đó chứng tỏ, mối quan hệ giữa bà và cộng đồng VN rất chặt chẽ, và bà đã hiểu rõ lập trường chính trị của CĐVN tại Cabramatta cũng như tại Úc, hoàn toàn phù hợp với những giá trị về tự do dân chủ mà loài người tiến bộ trong đó có dân tộc Úc đã thiết lập.
Sàigòn Times hoan nghênh việc làm sáng suốt của bà Reba Meagher và rất mong, được trực diện với những đại diện của cái gọi là "phái đoàn quốc hội CSVN", để cùng bà Reba Meagher dậy cho những người CSVN bài học vỡ lòng về tự do dân chủ.

__._,_.___

Posted by: Tuan Hoang <demenvienxu@gmail.com>

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen