Những hình ảnh đầu tiên về Ngày Tưởng Niệm 14/3 tại Hà
Nội
Nhiều đồng bào đã đến Đài Liệt Sĩ Bắc Sơn để tưởng
niệm những người con yêu của tổ quốc đã hy sinh trong cuộc chiến chống quân
Trung Quốc xâm lược để bảo vệ đất nước. Nghi thức tưởng niệm trang nghiêm đã
diễn ra bất kể sự hăm he của đủ loại công an chìm,
nổi.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện đã đại diện quì trước anh linh và
dâng lời khấn nguyện với những chiến sĩ đã hy sinh vì nước.
(Hình từ trang
FB Thảo Teresa)
Trong khi đó, nhiều nhà hoạt động cho dân chủ - nhân
quyền đã bị bao vây, ngăn chận không cho ra khỏi nhà từ đêm hôm trước. Một trong
những người bị ngăn chận phi pháp là chị Thúy Nga tại Hà Nam. Nhưng chị vẫn gởi
lên mạng những dòng chữ và hình sau
đây:
"Dù bị ngăn chặn không tham dự cùng mọi người được thì tôi
tưởng niệm 64 chiến sỹ đã hy sinh tại đảo Gạc Ma tại
nhà."
Buổi tưởng niệm trước tượng đài Lý Thái Tổ bị công an xông
vào giằng co, phá hoại:
(Hình FB Nguyễn
Văn Đệ)
Thay vì bày tỏ lòng tưởng nhớ và biết ơn những người đã hy
sinh vì đất nước, nhà cầm quyền cho người đến choán trước chỗ tại tượng đài Lý
Thái Tổ để không ai tổ chức gì được.
Thay vì những băng rôn phản đối hành vi xâm lược của Trung Quốc tại biển Đông, lãnh đạo đảng CSVN lại cho người dương cao cờ búa liềm để tỏ tình "đoàn kết cộng sản" với lãnh đạo Bắc Kinh. Hầu hết những thanh niên bị giao công tác này đều giấu mặt vì xấu hổ.
(Hình FB Phan
Cẩm Hường)
Những người Việt yêu nước chỉ còn chỗ đứng bên kia đường:
(Hình FB Cường
Hoàng Công)
Và chỉ có thể ôm hoa trong
lòng:
Tình trạng tại tượng đài Quyết Tử cũng tệ hại không
kém:
(Hình FB Nguyễn
Văn Đề)
Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật về các diễn
biến.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~
SÀI GÒN: NHÂN DÂN KHÔNG
QUÊN
CÁC ANH HÙNG ĐÃ HY SINH ĐỂ BẢO VỆ BIỂN ĐẢO
- TỔ QUỐC.
Câu hỏi "ai tiếp tay cho giặc chiếm đảo Gạc Ma?" hôm nay
lại vang lên trong lòng nhiều người dân Việt, đặc biệt những tấm lòng tại Sài
Gòn trong ngày 14/3 hôm nay.
"Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng cùng nhiều người yêu nước đã đến
tượng đài trần Hưng Đạo để tưởng niệm 64 anh hùng, liệt sĩ đã chết thảm dưới
họng súng của giặc tàu. Vậy mà an ninh chìm nổi cứ nhan nhản chụp hình quay phim
như thể chúng tôi là những người “tội phạm”. Ai đã ra lệnh cho những người thi
hành công vụ này? Ai đã ra lệnh bắt người tham dự lễ tưởng niệm hôm
nay?
Đó cũng chính là những kẻ tiếp tay cho giặc bán đứng Việt
Nam."
Và sau đây là đoạn video đầu tiên của FB Trịnh Bá Phương về
cuộc tưởng niệm trước tượng đài Quyết Tử tại Hà Nội. Nhà cầm quyền cho mở nhạc
thật to để át mọi tiếng hô và cho các đoàn viên Đoàn TNCS đem bảng lớn án ngữ
tượng đài, nhưng trước số người yêu nước cứ lừng lững đi tới, họ đã được lệnh
rút đi.
Tại Nghệ An, chị Hoàng Ngọc đã in thành một bức tranh
lớn để tưởng nhớ đến tất cả các chiến sĩ đã bảo vệ tổ quốc tại Hoàng Sa (1974),
Biên giới phía Bắc (1979-1989), và tại Trường Sa
(1988).
Nhờ bức tranh này, nhiều người thuộc các thế hệ khác nhau
đã tìm hiểu về những dữ kiện lịch sử, những tấm gương hy sinh mà nhà nước Việt
Nam đang cố tình đẩy vào quên lãng.
Hôm nay họ đang cùng chị Hoàng Ngọc tưởng niệm các chiến sĩ
Việt đã bỏ mình vì nước trước bước chân xâm lược của Bắc Kinh.
Cách Nghệ An không xa, Linh mục Phan Văn Lợi đang bị bao
vây tại nhà ở Huế, đã mặc niệm vào đúng 12 giờ trưa ngày 14/3 với những dòng sau
đây:
"Chung lòng với toàn thể dân
Việt
Tưởng niệm những Anh hùng tuẫn tiết
Để bảo vệ mảnh đất Giang sơn.
Các vị hãy ngàn đời bất diệt!"
Tưởng niệm những Anh hùng tuẫn tiết
Để bảo vệ mảnh đất Giang sơn.
Các vị hãy ngàn đời bất diệt!"
Một bức hình - Hai loại nhân
phẩm
Bức hình sau đây do FB JB Nguyễn Hữu Vinh ghi nhận
được trong ngày tưởng niệm những chiến sĩ đã bỏ mình vì nước hôm nay đã ghi đậm
nét 2 loại người:
- Một thiểu số che kín mặt hoặc cúi gằm xấu hổ khi phải
giương cao cờ "đoàn kết cộng sản" với lãnh đạo Bắc Kinh, những kẻ đã ra lệnh tàn
sát 64 chiến sĩ Việt tại Trường Sa năm 1988 và đang tiếp tục lấn chiếm biển đảo
Việt Nam.
- Và đại khối người Việt yêu nước đang bất chấp các trò phá
hoại, hăm dọa, đàn áp để nói rõ: "Đả đảo bè lũ đã tước súng để 64 liệt sĩ bị Tầu
tàn sát".
Và càng cao tuổi, càng muốn giữ gìn giang san toàn vẹn cho
các thế hệ mai sau.
Đồng hành cùng đồng bào trên khắp nước Việt Nam, nhiều
người Việt trên khắp thế giới đã mặc niệm vào đúng 12 giờ trưa, giờ Việt Nam để
bày tỏ lòng biết ơn đối với những chiến sĩ đã hy sinh bảo vệ đất
nước.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen