tka23 post
Cuộc
khủng hoảng ở Ukraine đã đẩy Nga vào tình trạng lọt giữa thế trận bủa
vây tứ phía của phương Tây và các nước láng giềng tham gia liên minh
quân sự Bắc Đại Tây Dương - NATO.
NATO tập trận
|
Gần
đây, giới chức phương Tây liên tục bày tỏ sự lo ngại về tình trạng tăng
cường sức mạnh quân sự và gia tăng sự hiện diện quân sự của Nga. Tuy
nhiên,hành động của Nga là điều cần thiết trong bối cảnh nước này đang
bị phương Tây và những đồng minh của họ ở Đông Âu dàn trận bủa vây.
Người ta có thể thấy rất rõ điều này qua các cuộc tập trận liên tiếp
diễn ra trong khu vực, những hành động trang bị vũ khí và cả những kế
hoạch trong tương lai của phương Tây và các nước đồng minh NATO ở Đông
Âu.
Trong những ngày qua, Mỹ đang tập trận lần lượt với hàng loạt nước láng giềng sát biên giới Nga.
Cùng với đó, Ba Lan tìm cách sắm hỏa tiển tối tân để đối phó với Nga trong khi Lithuania lên kế hoạch thiết lập đội quân chung với Ukraine, Ba Lan.
Với tất cả những diễn tiến như trên, việc Nga có phản ứng đối phó là điều dễ hiểu và hợp lý.
Mỹ tập trận với một loạt nước láng giềng của Nga
Theo thông báo của phát ngôn viên Ngũ giác đài – Đại tá Steve Warren đưa ra ngày hôm qua (13/3), quân đội Mỹ và Ba Lan sẽ tập trận chung liên quan đến khẩu đội hỏa tiển tối tân Patriot của Mỹ và Sư đoàn hỏa tiển phòng không Warsaw số 3 của Ba Lan. Cuộc tập trận này sẽ diễn ra vào cuối tháng 3.
Đại tá Warren cho biết, khoảng 100 binh lính và 30 phương tiện chiến đấu của Mỹ sẽ tham gia diễn tập trận trên ãnh thổ Ba Lan, Cuộc tập trận này là một phần của đợt tập trận mang tên Operation Atlantic Resolve (tạm dịch là Chiến dịch Quyết tâm Đại Tây Dương). Đây là một loạt chiến dịch diễn tập, huấn luyện và tập trận đa quốc gia nhằm bảo vệ , trấn an các đồng minh Châu Âu và đối tác của Mỹ về cam kết của Mỹ đối với sự ổn định ở Đông Âu trong bối cảnh cuộc khủng hoảng ở Ukraine đang diễn ra. Nói thẳng ra, loạt chiến dịch trên được Mỹ đưa ra nhằm gửi thông điệp cảnh báo Nga.
Ngoài cuộc tập trận với Ba Lan, Mỹ còn tập trận với Bulgaria trong thời gian 3,5 tháng tới sau các cuộc tập trận hải quân gần đây ở Biển Đen và sau khi Mỹ đưa 100 xe bọc thép vào Latvia.
Với tất cả những diễn tiến như trên, việc Nga có phản ứng đối phó là điều dễ hiểu và hợp lý.
Mỹ tập trận với một loạt nước láng giềng của Nga
Theo thông báo của phát ngôn viên Ngũ giác đài – Đại tá Steve Warren đưa ra ngày hôm qua (13/3), quân đội Mỹ và Ba Lan sẽ tập trận chung liên quan đến khẩu đội hỏa tiển tối tân Patriot của Mỹ và Sư đoàn hỏa tiển phòng không Warsaw số 3 của Ba Lan. Cuộc tập trận này sẽ diễn ra vào cuối tháng 3.
Đại tá Warren cho biết, khoảng 100 binh lính và 30 phương tiện chiến đấu của Mỹ sẽ tham gia diễn tập trận trên ãnh thổ Ba Lan, Cuộc tập trận này là một phần của đợt tập trận mang tên Operation Atlantic Resolve (tạm dịch là Chiến dịch Quyết tâm Đại Tây Dương). Đây là một loạt chiến dịch diễn tập, huấn luyện và tập trận đa quốc gia nhằm bảo vệ , trấn an các đồng minh Châu Âu và đối tác của Mỹ về cam kết của Mỹ đối với sự ổn định ở Đông Âu trong bối cảnh cuộc khủng hoảng ở Ukraine đang diễn ra. Nói thẳng ra, loạt chiến dịch trên được Mỹ đưa ra nhằm gửi thông điệp cảnh báo Nga.
Ngoài cuộc tập trận với Ba Lan, Mỹ còn tập trận với Bulgaria trong thời gian 3,5 tháng tới sau các cuộc tập trận hải quân gần đây ở Biển Đen và sau khi Mỹ đưa 100 xe bọc thép vào Latvia.
Khoảng 350 sĩ quan quân đội Mỹ cùng xe tăng, trực thăng và xe bọc thép sẽ đến Bulgaria để tham gia các cuộc tập trận song phương, Bộ Quốc phòng Bulgaria hôm qua cho biết.
Cuộc tập trận giữa Mỹ và Bulgaria sẽ được khai hỏa vào ngày mai (15/3) và nó sẽ diễn ra ở khu vực huấn luyện Novo Selo ở phía đông nam Bulgaria, Bộ trưởng Quốc phòng Bulgaria
Nikolay Nenchev cho biết. Mỹ được cho là đã chi 30 triệu USD cho việc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng quân sự của Bulgaria.
“Quân
đội Bulgaria sẽ tận dụng các cuộc tập trận để thử thách khả năng phản
ứng, đối phó trong những tình huống khủng hoảng. Tất nhiên, chúng tôi
không thể đánh giá thấp những gì đang xảy ra ở Ukraine”, một giới chức
Bộ Quốc phòng Bulgaria đã nói như vậy.
Lực lượng Vũ trang Bulgaria cũng tham gia vào hai cuộc tập hàng năm được tổ chức ở Ukraine vào tháng 7 gồm cuộc tập trận Rapid Trident và Saber Guardian.
Lực lượng Vũ trang Bulgaria cũng tham gia vào hai cuộc tập hàng năm được tổ chức ở Ukraine vào tháng 7 gồm cuộc tập trận Rapid Trident và Saber Guardian.
Trong một hành động khác Mỹ tiếp tục gây sức ép mạnh mẽ lên Nga, Lầu Năm Góc hồi đầu tuần tuyên bố sẽ bố trí khoảng 3.000 binh lính đến Đông Âu bắt đầu từ tuần tới để tiến hành các cuộc tập trận với các lực lượng đến từ Estonia, Latvia and Lithuania để trấn an các đồng minh Châu Âu mà họ cho là “cuộc xâm lược từ Nga”.
Cũng trong tháng này, các nước Bulgaria, Rumania, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Canada và Italia đã tập trận hải quân ở Biển Đen. Cuộc tập trận phòng không và chống tàu ngầm của 6 chiếc tàu chiến của NATO do Đô đốc Mỹ chỉ huy.
Sau khi kết thúc cuộc tập trận, các tàu của NATO đã đến cảng Constanta của Rumani để thực hiện một chuyến thăm và giới chức hải quân đã có cuộc thảo luận với giới chức địa phương về kế hoạch tập trận đa phương ở Biển Đen.
Sự hiện diện của các tàu chiến NATO ở Biển Đen – khu vực vốn được coi là sân sau của Nga, không khỏi khiến Moscow lo lắng và làm gia tăng quan hệ căng thẳng giữa Nga và phương Tây.
Lập đội quân chung, mua vũ khí tối tân để đối phó Nga
Không chỉ tăng cường các cuộc tập trận, các nước thành viên NATO ở khu vực Đông Âu còn lập đội quân chung và mua vũ khí tối tân để đối phó với Nga.
Ba Lan được cho là đang tìm cách mua hỏa tiển Tomahawk để trang bị cho tàu ngầm của nước này.
Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Tomasz Siemoniak mới đây đã xác nhận trên đài phát thanh Ba Lan rằng, nước này đã đề nghị Mỹ cũng cấp hỏa tiển Tomahawk cho họ.
"Năm ngoái, tôi đã quyết định các tàu của Ba Lan nên được trang bị hỏa tiển hành trình và chúng tôi đã nói về điều đó với tất cả những nước có thể cung cấp loại vũ khí này, trong đó có cả Mỹ”, ông Siemoniak cho hay.
Ba Lan là một trong những nước có lập trường chống Nga hàng đầu trong khu vực. Kể từ khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine bùng phát, Ba Lan đã khởi động một chương trình mua sắm vũ khí lớn chưa từng thấy với chi phí lên tới 42 tỉ USD để hiện đại hóa lực lượng vũ trang của họ trong vòng 1 thập kỷ.
Cùng với mua sắm vũ khí, Ba Lan đang bắt tay với Lithuania và Ukraine để thiếp lập một đội quân chung.
Cuộc khủng hoảng ở Ukraine đang chứng kiến cuộc đối đầu Đông-Tây nghiêm trọng nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Kiev cùng với Mỹ và phương Tây ra sức chỉ trích Moscow về cuộc khủng hoảng ở nước láng giềng Ukraine. Với lý do này, Mỹ và phương Tây dồn ép, gây áp lực với Nga. Các nước này đã liên tiếp tung ra hàng loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga đồng thời không ngừng chỉ trích và lên án Nga trên các phương tiện truyền thông thế giới. Phương Tây cũng tìm cách phổ biến mối đe dọa từ Nga, khiến các nước láng giềng xung quanh Nga cảm thấy bất an.
Cuộc khủng hoảng ở Ukraine đang chứng kiến cuộc đối đầu Đông-Tây nghiêm trọng nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Kiev cùng với Mỹ và phương Tây ra sức chỉ trích Moscow về cuộc khủng hoảng ở nước láng giềng Ukraine. Với lý do này, Mỹ và phương Tây dồn ép, gây áp lực với Nga. Các nước này đã liên tiếp tung ra hàng loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga đồng thời không ngừng chỉ trích và lên án Nga trên các phương tiện truyền thông thế giới. Phương Tây cũng tìm cách phổ biến mối đe dọa từ Nga, khiến các nước láng giềng xung quanh Nga cảm thấy bất an.
Moscow phản pháo bác bỏ những cáo buộc của phương Tây đồng thời khẳng định chính phương Tây mới là lực lượng đứng đằng sau giật dây, gây ra tình hình biến loạn ở đất nước Ukraine hiện giờ. Nga tin rằng, phương Tây kích động tình hình Ukraine và lợi dụng nó để kiềm chế Nga, để có cớ tăng cường sự hiện diện quân sự ở khu vực vốn là sân sau của Nga.
(tổng hợp)Kiệt Linh
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen