Vịnh
Cam Ranh từng là nơi Nga đóng căn cứ Hải Quân (1979-2001). Ảnh chụp
trong chuyến thăm vịnh của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta ngày
3/6/ 2012.REUTERS/Jim Watson/Pool
Hãng
tin Reuters, ngày 11/03/2015, đưa tin, Washington đã đề nghị Hà Nội
không để quân đội Nga sử dụng căn cứ quân sự Cam Ranh làm điểm tiếp dầu
cho các máy bay ném bom chiến lược Nga. Trong thời gian gần đây, các máy
bay này đã xuất hiện với tần suất lớn trong vùng Châu Á Thái Bình Dương
Một
quan chức quốc phòng Mỹ xin giấu tên cho biết, gần đây, Nga đã gia tăng
nhiều chuyến bay quân sự trong vùng Châu Á Thái Bình Dương và
Washington đã « đề nghị phía Việt Nam bảo đảm là Nga không được sử
dụng căn cứ quân sự trong vịnh Cam Ranh để tiến hành các hoạt động có
thể gây căng thẳng trong vùng » . Quan chức này cũng nói thêm, chính quyền Mỹ hiểu Việt Nam có quyền quan hệ với bất kỳ đối tác nào phù hợp với họ.
Trả lời câu hỏi của Reuters, tướng Vincent Brooks, Tư lệnh quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương tố cáo Nga có hành động « khiêu khích »
khi thực hiện, trong thời gian gần đây, hàng loạt phi vụ trong những
vùng được cho là nhạy cảm như xung quanh đảo Guam, nơi có căn cứ quân sự
lớn của Mỹ. Ông Brooks khẳng định, máy bay ném bom chiến lược của Nga
áp sát được không phận Guam là nhờ sự hỗ trợ của các máy bay tiếp liệu
lấy dầu từ căn cứ quân sự Cam Ranh.
Nhận
định về đề nghị trên của Washington, hôm nay, chuyên gia Nga Igor
Korotchenko, Tổng Giám đốc Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế
giới nói, chính quyền Việt Nam sẽ không đáp ứng yêu cầu này của
Washington và hợp tác quân sự Nga-Việt vẫn là ưu tiên của Hà Nội.
Ngày
04/01/2015, Bộ Quốc phòng Nga thông báo, năm ngoái, bốn máy bay tiếp
liệu loại IL-78 đã sử dụng căn cứ Cam Ranh để tiếp dầu cho các máy bay
ném bom chiến lược của Nga TU-95 « Bear ».
Sau
khi hết hợp đồng cho Liên Xô thuê ( từ 1979-2002), cảng Cam Ranh đã
được nhiều nước nhòm ngó muốn thuê để phục vụ các hoạt động quân sự,
trong đó có Nga, Mỹ và Trung Quốc.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen