Nếu như vào năm 1972, Mỹ và Trung Quốc đã chính thức bắt tay nhau, thì giờ đây Trung Quốc lại đang không nhận ra rằng, họ đang nằm trong lòng bàn tay của Mỹ.
Một trong những sự kiện có vai trò và tầm quan trọng số một trong
việc định hình tương lai của thế giới sẽ diễn ra vào mùa thu năm nay,
khi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có chuyến thăm chính thức đến
nước Mỹ. Khi mà hai nhà lãnh đạo tối cao của cường quốc số một và số hai
thế giới chạm trán nhau, vấn đề nóng bỏng nhất sẽ là thế giới trong
tương lai sẽ được định hình như thế nào.
Không ai có thể quên chuyến thăm Trung Quốc của tổng thống Mỹ Nixon
năm 1972 đã trở thành một sự kiện bước ngoặt làm thay đổi cục diện địa
chính trị toàn cầu trong nửa sau thế kỷ 20, và giờ đây cuộc gặp giữa chủ
tịch Tập Cận Bình với tổng thống Obama cũng đang mang vai trò tương tự,
đó là định hình cục diện địa chính trị toàn cầu trong tương lai. Nhưng
nếu như vào năm 1972, Mỹ và Trung Quốc đã chính thức bắt tay nhau, thì
giờ đây Trung Quốc lại đang không nhận ra rằng, họ đang nằm trong lòng
bàn tay của Mỹ.
Trên thực tế, kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991 cục diện trên bàn
cờ thế giới đã trở thành đơn cực khi Mỹ trở thành siêu cường duy nhất
trên thế giới, ảnh hưởng của cường quốc số một thế giới trên toàn cầu kể
từ năm 1991 là tuyệt đối và không cần san sẻ cho bất cứ một quốc gia
nào, khi mà hầu hết các cường quốc hàng đầu thế giới như Anh, Pháp, Đức
đều là các nước đồng minh của Mỹ, trong khi đó nước Nga non trẻ vừa mới
được hình thành sau sự sụp đổ của Liên Xô còn Trung Quốc mới đang trong
giai đoạn đầu của quá trình mở cửa nền kinh tế vẫn chưa đủ tiềm lực và
sức mạnh để thách thức vị thế độc tôn của Mỹ.
Thế nhưng tất cả đã thay đổi với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc
trong những năm đầu của thế kỷ 21. Đất nước đông dân nhất thế giới sau
hai mươi năm mở cửa đã có những bước tiến vượt bậc khi lần lượt đoạt
được vị trí nền kinh tế số ba, rồi số hai thế giới. Tốc độ tăng trưởng
kinh tế chóng mặt của Trung Quốc đồng nghĩa với sự bành trướng mạnh về
ảnh hưởng chính trị, quân sự và kinh tế của nước này ra toàn khu vực
châu Á Thái Bình Dương khi các nước láng giềng của gã khổng lồ 1,2 tỷ
dân này ngày càng cảm nhận rõ hơn hết sức ép từ Bắc Kinh ngày càng tăng
lên.
Hầu hết tất cả các chuyên gia đều nhận định rằng sẽ cần phải mất
nhiều năm nữa Trung Quốc mới có thể đuổi kịp Mỹ về sức mạnh chính trị,
kinh tế, quân sự và khoa học công nghệ; nhưng với vị thế hiện tại, Trung
Quốc hoàn toàn có quyền đòi hỏi một vị thế và tầm ảnh hưởng của riêng
mình ít nhất là trong khu vực. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ
phải hoặc là chấp nhận giảm bớt ảnh hưởng của mình ở Châu Á Thái Bình
Dương cho sự trỗi dậy của Trung Quốc hoặc là không chấp nhận và buộc
Trung Quốc phải tiếp tục giữ vị thế một nước bình thường như bất kỳ quốc
gia nào khác ở Tây Thái Bình Dương.
Ngay từ đầu những năm 1990 người Mỹ đã nhận thức được tầm quan
trọng của việc Trung Quốc đang trỗi dậy khi chính quyền của tổng thống
Bill Clinton là những người đầu tiên vạch ra những nền tảng căn bản để
định hướng cách giải quyết vấn đề Trung Quốc trong tương lai. Đã có
không ít chính trị gia Mỹ e ngại rằng Trung Quốc sẽ đi theo con đường
của Đức và Nhật trong thế chiến thứ hai, khi sự trỗi dậy về kinh tế của
hai nước này đã thúc đẩy những tham vọng về lãnh thổ và ảnh hưởng và gây
ra cuộc chiến tranh đẫm máu nhất trong lịch sử, và vì thế Mỹ cần phải
ngăn chặn sự trỗi dậy và tăng cường sức mạnh của Trung Quốc bằng mọi
giá.
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng với trật tự thế giới ổn định và chặt
chẽ như hiện nay, Trung Quốc sẽ không thể làm được điều mà Đức và Nhật
đã làm. Số lượng đồng minh của Mỹ trên toàn thế giới là trên 60 nước
trong đó có gần như tất cả các cường quốc hàng đầu thế giới, lớn hơn
Trung Quốc rất nhiều. Khoảng cách sức mạnh tổng hợp của Trung Quốc kém
Mỹ quá xa để có thể gây nguy hiểm cho Washington.
Lựa chọn hợp lý nhất để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc là
kéo nước này vào guồng quay kinh tế thế giới đồng thời ngăn chặn khả
năng Trung Quốc bành trướng và sử dụng vũ lực để ép các nước lân bang
vào phe mình – một điều được Đức và Nhật từng làm để châm ngòi cho thế
chiến 2.
Chiến lược mà Mỹ sử dụng để giải quyết vấn đề Trung Quốc vì thế là
hướng Trung Quốc đi theo con đường mà Mỹ muốn Trung Quốc phải đi, nói
theo cách của các nhà chính trị diều hâu là thao túng Trung Quốc và nắm
nước này trong lòng bàn tay. Theo đó, Mỹ sẽ biến Trung Quốc trở thành
một cỗ máy kinh tế góp phần thúc đẩy kinh tế toàn cầu với việc chấp nhận
cho nước này gia nhập WTO và ký kết hiệp định thương mại song phương
giữa hai nước.
Nhưng Mỹ sẽ ngăn chặn từ trong trứng nước nguy cơ Trung Quốc sử
dụng vũ lực bằng việc tăng cường quan hệ đồng minh với Nhật Bản và Hàn
Quốc cũng như cải thiện quan hệ với các nước Đông Nam Á láng giềng với
Trung Quốc để ngăn chặn khả năng Trung Quốc trở thành một nước đầu sỏ ở
khu vực. Đây là chiến lược được giới phân tích gọi là “tích hợp và bảo
đảm”, trong đó biến Trung Quốc trở thành một yếu tố tích cực đối với sự
phát triển của thế giới nhưng đồng thời ngăn ngừa mặt tiêu cực của sự
trỗi dậy đó bằng hàng rào an ninh quân sự bao quanh Trung Quốc.
Cho đến thời điểm hiện tại, chiến lược này của Mỹ vẫn đang vận hành
khá trơn tru khi mà sự trỗi dậy của kinh tế Trung Quốc đang trở thành
một lực đẩy không nhỏ cho kinh tế thế giới, trong khi đó sự trỗi dậy về
chính trị và quân sự của Trung Quốc trong khu vực vẫn chỉ giới hạn ở một
vài vụ xung đột và tranh chấp lãnh hải và lãnh thổ có quy mô không lớn
lắm. Nói một cách khác, Trung Quốc hầu như đã đi theo đúng hướng mà Mỹ
muốn và đã vạch ra.
Và khi mà chiến lược “tích hợp và bảo đảm” của Mỹ vẫn đang đi đúng
hướng và thuận lợi, gần như sẽ không có chuyện Washington chấp nhận chia
sẻ ảnh hưởng của mình ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho Trung Quốc,
một điều mà người Mỹ chưa bao giờ nghĩ đến khi vạch ra sách lược kiềm
chế Trung Quốc từ thập niên 90 của thế kỷ 20.
Chấp nhận chia sẻ ảnh hưởng cho Trung Quốc trong khu vực là hành vi
không thể chấp nhận với các nhà lãnh đạo Mỹ vẫn đang lo lắng về việc
Trung Quốc sẽ sử dụng Châu Á Thái Bình Dương như bàn đạp để thách thức
quyền lực của Mỹ trên toàn cầu tương tự như Liên Xô đã dùng khu vực Đông
Âu để làm điều đó trong thế kỷ 20. Chẳng có lý do gì để người Mỹ thích
thú với một cuộc chiến tranh lạnh thứ hai, khi mà ở thời điểm hiện tại
Trung Quốc vẫn đang nằm gọn trong lòng bàn tay của Mỹ.
Nhàn Đàm (theo Huffington Post)XEM TIN
http://motthegioi.vn/quoc-te/ho-so/mot-trung-quoc-trong-long-ban-tay-my-163784.html
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen