VRNs (07.03.2015) –
Sài Gòn – Luật sư Võ An Đôn hôm 6.3 cho biết ông ‘sẵn sàng bào chữa
miễn phí’ cho những vụ án tử vong sau khi rời đồn công an, dù biết có
những khó khăn.
Vị
luật sư sống ở Phú Yên cho biết thông tin trên, sau khi ông chấp nhận
bào chữa miễn phí cho gia đình ông Tu Ngọc Hoài, có con là Tu Ngọc Thạch
bị công an xã đánh chết trong tháng 12.2013 tại Khánh Hòa.
Luật
sư Đôn trước đây từng tham gia bào chữa cho vụ ông Ngô Thanh Kiều bị 5
công an thành phố Tuy Hòa dùng nhục hình đánh chết vào tháng 5.2012 tại
Phú Yên. Sau sự kiện này, các cơ quan tố tụng thành phố Tuy Hòa (Phú
Yên) đã đề nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề của luật sư Võ An Đôn nhưng
không thành.
‘Phải bảo vệ tính mạng người dân’
Vị
luật sư 38 tuổi nói với VRNs hôm 6.3: “Từ trước đến nay tôi chuyên bào
chữa miễn phí cho người nghèo, người đồng bào dân tộc thiểu số, và người
vị thành niên dưới 18 tuổi phạm tội”.
“Nhưng
thời gian gần đây tôi có tham gia bào chữa 2 vụ án được dư luận quan
tâm là vụ 5 công an dùng nhục hình đánh chết anh Ngô Thanh Kiều ở Phú
Yên, và vụ án em Tu Ngọc Thạch học lớp 9 bị công an xã ở huyện Vạn Ninh
đánh chết”.
Luật
sư Đôn cho biết: “Sau này nếu mà có những vụ việc xảy ra [tương tự] mà
có người yêu cầu thì tôi sẵn sàng bào chữa miễn phí”.
Chia
sẻ lý do theo đuổi những vụ án trên, luật sư Đôn nói: “Tình trạng bị
can, bị cáo, người bị tạm giữ chết trong đồn công an ở Việt Nam xảy ra
rất là nhiều và thường xuyên, mà không ai dám đứng ra để bảo vệ người
dân, cho nên mình là luật sư mà mình không đứng ra thì lương tâm rất là
cắn rứt”.
“Tuy
giới luật sư cho rằng đây là những vụ việc nhạy cảm, rất là khó khăn và
có thể bị tước thẻ [luật sư], nhưng tôi không sợ, sẵn sàng chấp nhận
tất cả bởi vì quyền lợi và công lý của người dân phải được bảo vệ”.
Luật
sư Đôn khẳng định: “Phải bảo vệ tính mạng người dân chứ không thể để
xảy ra tình trạng chết rất nhiều người”, “tình trạng bị can, bị cáo,
người bị tạm giữ chết trong đồn công an”.
‘Nhà nước giao cho công an rất nhiều quyền lực’
Nhận
định về nguyên nhân xảy ra những vụ việc trên, luật sư Đôn nói: “Việc
tạm giam tạm giữ chỉ được giao riêng cho ngành công an, và rất ít cơ
quan quản lý. Hơn nữa, nhà nước giao cho công an rất nhiều quyền lực,
không có sự giám sát lẫn nhau giữa các cơ quan”.
Ngoài
ra, “trình độ cán bộ điều tra rất thấp cho nên khi họ hỏi cung điều tra
không ra hay người bị can bị cáo, người bị tạm giữ không khai hoặc là
áp lực cấp trên yêu cầu hoàn thành vụ án nhanh, họ đánh đập để người ta
khai”.
“Người ta có thể do đau đớn nên khai sai sự thật”, trong trường hợp bị can không khai nhận tội, “họ có thể bị đánh chết”.
Luật sư Đôn đề nghị: “Khi xảy ra trường hợp bị chết ở đồn công an, người dân nên đề nghị giám định, mổ tử thi và chụp hình lại”.
Ông
Đôn nói tiếp: “Muốn đi kiện thắng hay không là nhờ những bức hình đó,
chứ [không có hình] ra pháp lý là không có bằng chứng để kiện”.
‘Cộng đồng mạng hãy ủng hộ tôi để bảo vệ công lý và lẽ phải’
Chia
sẻ những khó khăn khi tham gia những vụ án ‘nhạy cảm’, luật sư Đôn cáo
buộc bị “trù dập đủ đường, về mặt hành nghề” lẫn bị “gây khó khăn về
kinh tế”.
Luật
sư Đôn nói rất cần “cộng đồng dư luận ủng hộ để không bị gây khó khăn”
khi tham gia bào chữa những vụ tử vong sau khi rời đồn công an.
Luật
sư Đôn cho biết thêm, ông đã từng bị các cơ quan tố tụng thành phố Tuy
Hòa (Phú Yên) đề nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư nhưng không
thành, “do dư luận trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm”.
“Sau
đó người ta tung tin đồn tôi sắp bị công an bắt giữ về tội phản động
nên giờ không có ai dám tới nhà tôi. Dù tôi bào chữa miễn phí nhưng
không ai dám tới. Cũng từ ngày đó, bạn bè đồng nghiệp cùng đoàn luật sư,
tôi gọi cũng không ai dám bắt máy”.
Luật
sư Đôn cũng cho biết, hiện ông không thể sống bằng nghề luật sư, và
phải kiếm sống “như những nông dân khác” bằng việc nuôi bò, trồng cỏ,
nuôi gà và canh tác trên hai sào ruộng [miền Trung], và khoảng hai ba
sào vườn.
Đức Thiện, VRNs
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen