các cứ điểm quân sự Mỹ tại vùng Vịnh Persian
NGOÀI CÁC CĂN CỨ HẢI QUÂN Mỹ đang đóng ở hai bờ tây và đông Hoa Kỳ, chúng ta thấy rằng đa số
các căn cứ hải quân Mỹ tập trung nhiều quanh vùng vịnh Persian . Đây
là điều hợp lý vì nhu cầu gia tăng dầu khí thế giới sau Thế Chiến Hai
tăng cao vùn vụt và Mỹ cũng hòa nhịp với thế giới thi nhau hút nguồn dầu
thô coi như 'vô tận' tại Trung Đông .
Hoa kỳ cũng như các cường quốc kinh tế đều biết rằng 2/3 trữ lượng dầu
và 1/3 trữ lượng khí đốt đều trong tay vài nước quanh vùng Vịnh (Persian
Gulf) . Chúng ta không lạ gì các tổ chức bảo vệ quyền lợi các quốc gia
có dầu tại Trung Đông ra đời mà OPEC là tổ chức cuối cùng . Và điều dễ
hiểu các căn cứ hải quân đa số đều đóng quanh vùng vịnh cùng sự bố trí
của Đệ Ngũ Hạm Đội Mỹ tại đây .
bản đồ trách nhiệm của Hạm Đội 5 Hoa Kỳ
Sự
phát triển kinh tế thế giới sau thời kỳ Chiến tranh Vn (Vietnam War) và
sau Chiến Tranh Lạnh (Cold War) cho chúng ta thấy sự xuất hiện một
cường quốc kinh tế hàng chế xuất (Manufacturing Economy ) là Trung Hoa
và sự tiêu thụ dầu thô ào ạt từ quốc gia này cũng không lạ gì cho tuyến
dầu thô đậm nét từ Vùng Vịnh tới Đông Nam Á , xuyên qua Biển Đông là có
giá trị hàng hóa lớn nhất trong giá trị hơn 5 ngàn tỷ mỹ kim qua vùng
biển này .
MỌI SỰ THAY ĐỔI VÌ DẦU
Từ
cuối năm 2014 cho đến hôm nay tháng giêng 2015 giá dầu thô tiếp tục
trụt giá trầm trọng . Theo CƠ Quan Dự Đoán Năng Lượng Quốc Tế IEA
(International Energy Agency’s World Energy Outlook)thì Mỹ sẽ vượt Ả Rập
về nguồn cung dầu vào năm 2020 và tự túc hoàn toàn về năng lượng vào
năm 2030 dựa vào các yếu tố:
-canh tân kỹ thuật khoan dầu trong nước
-tăng mức xử dụng nguồn lợi khổng lồ về phiến dầu (shale oil)
-ứng dụng các nguồn năng lượng thay thế như biogas , ethanol , solar eneggy
1 mỏ lộ thiên khai thác phiến dầu Shale oil tại Colorado Mỹ Dầu phiến của Hoa kỳ ước lượng dự trữ tới 1500 tỷ barrels dầu-- nhiều gấp 5 lần dầu phiến của Arab Saudi
Những điều này, theo IEA có thể hạ giảm tới 90% mức nhập dầu từ Trung Đông sang Mỹ ngoài trừ các đầu mối cung cấp gần như Canada, Venezuela và các nước gần nơi có giá dầu thô hạ nhất do khoảng vận chuyển quá gần làm giá dầu nhập không thể nào cao được . Bao lâu nay giá dầu cao do tuyến vận chuyển dầu đường dài nay giá dầu hạ không làm thiệt hại kinh tế Mỹ nhưng lại là sự thiệt hại cho các nước khối OPEC , Trung Đông hiện nay không nước nào chịu giảm sản lượng để nâng giá dầu . Theo IEA , họ tiên đoán rằng các nước Á Châu trong tương lai gần sẽ theo bước Hoa Kỳ giảm tới 90% dầu nhập từ Trung Đông , rất dễ hiểu họ sẽ mua dầu từ Nam Mỹ ngay cả từ Hoa Kỳ vì cước phí vận chuyển gần hơn .
ÂU
CHÂU không huởng lợi gì từ giá dầu hạ khi mức thất nghiệp tăng cao cùng
nguồn thu hạ của Trung Đông sẻ giảm mức nhập hàng từ các nước này trong
lúc kinh tế EU chưa vực lại .
CHUYỆN KHÔNG ĐƠN GIẢN LÀ GIÁ DẦU HẠ
Khi
cái túi dầu Trung Đông không còn quan trọng đối với Mỹ thì các lực
lượng quân sự Mỹ tại Trung Đông sẽ giảm vai trò CẢNH SÁT đối với các mỏ
dầu và tuyến dầu quan trọng tại đây sẽ làm lung lay sự cân bằng, lấy
thí dụ Eo Biển Hormuz (Strait of Hormuz) không còn bóng dáng hải quân Mỹ . Gần hai nhiệm kỳ của tt Barack Obama nếu để ý chúng ta thấy mối liên hệ Mỹ -DO thái , Mỹ -A Rập Saudit mờ nhạt dần. Ví dụ đối với Do Thái, chính quyền Obama đã mô tả Netanyahu như sau " ngoan cố, cận thị, phản động, chậm hiểu, hăm dọa, rình rang, ..."(Jefrey Godlberg, The Crisis in U.S.-Israel Relations Is Officially Here) chẳng qua là khối dầu Trung Đông dần dà không là vấn đề "chết sống" đối với nền kinh tế Hoa Kỳ!
Netanyahu -Obama
Netanyahu -Obama
Nước Mỹ hàng năm tốn nhiều tỷ đô la cho an ninh Do Thái "cho người xung kích năng hoạt nhất " mỗi khi khoảng trống quân sự của Mỹ xảy đến cho Vùng Vịnh thì Do Thái là người thiệt hại thứ Nhất .
VÀ NHỮNG THÁCH THỨC CHO TRUNG CỘNG KHI MỸ RÚT KHỎI TRUNG ĐÔNG ?
Mỹ
đang có khối dầu an toàn sẵn sàng cho Nhật và Nam Hàn nhưng các nước
Đông Á sẽ là những kẻ thiệt hại thứ hai khi Mỹ rút khỏi Trung Đông .
Tương tự Kênh Đào Suez bắt đầu mở cửa vào tháng 11 năm 1869; chúng ta
tưởng cũng nên nhắc lại một ít về quá khứ của Kênh Đào Suez, trước tiên
thuộc quyền kiểm soát của Pháp sau Anh quốc nắm quyền do sự cần vốn của
Ismail người muốn canh tân Ai Cập nên Anh quốc đã thắng quyền làm chủ
. Nhiều cuộc chiến đã xảy ra suốt hai trận thế chiến và sau thế chiến
Hai có liên quan đến kênh đào này mãi cho đến năm 1962 Ai Cập mới có
toàn quyền cai quản nó . Kể từ thế kỷ 17 sau gần 2 thế kỷ Hoa kỳ lập nên
chế độ cộng hòa, nước Mỹ không liên quan gì đến vùng này cho đến Thế
chiến Hai. Khi nước Mỹ trổi dậy với nhu cầu to lớn về dầu hỏa thì không
ai hất nỗi chân Mỹ ra khỏi vùng dầu Trung Đông cho đến hiện nay là
thời điểm nước Mỹ "tự động rút lui " . Ai sẽ thay thế Mỹ làm người
'Cảnh Sát' tại vùng Vịnh hay canh giữ eo biển Hormuz , cùng ngay cả kênh
đào Suez thay thế Mỹ ngoài Trung CỘng ?
tại sao chúng ta nghĩ Trung CỘng ?
tại sao chúng ta nghĩ Trung CỘng ?
đường màu xanh chỉ tuyến dầu qua Trung Cộng đến từ vùng Vịnh
Trung Cộng là nước mua dầu nhiều từ Trung Đông hiện tại thì phải gánh
lấy vai trò này nếu không muốn nền kinh tế chế xuất chết cứng vì không
có dầu . Nhìn vào lực lượng hải quân của Trung Hoa hiện tại chưa đủ sức
bảo vệ bờ biển của họ thì điều này là bất khả thi trừ Mỹ . Tương lai Mỹ
sẽ trở thành người bán dầu, nhưng hiện tại các nước Đông Á đang lệ thuộc
dầu từ Vịnh Persian là chuyện thực tế trước mắt .
Tiếp đến khi nước Mỹ độc lập về năng lượng , hay nói cách khác khi cái "ô quân sự"
tại Vùng Vịnh của Mỹ rút lui sẽ có người MẤT RẤT LỚN đó là các vương
quyền tại Trung Đông đang sở hữu trong tay nguồn DẦU -ĐÔ LA và lệ thuộc
vào quân sự Hoa kỳ nhất là hải quân .Chúng ta chứng dẫn cụ thể là vương
quyền Saudi Arabia, Morocco, Jordan, Kuwait, Bahrain, the UAE, Qatar and the Sultanate of Oman trong đó giàu mạnh nhất là Arab Saudi .
bản đồ có gạch chéo là các vương quyền A Rập
bản đồ có gạch chéo là các vương quyền A Rập
các vương quan triều đình Arab Saudi khóc than vua Abdullah Biin Abdul Ariz băng hà ngày 23.1.2015
Chúng
ta sẽ chứng kiến người dược lợi nhất là IRAN vì không còn sự đe dọa của
lực lượng hải quân Mỹ tại đây. Iran hơn bao giờ hết ước mơ là một cường
quốc Hồi Giáo hạt nhân tại vùng Vịnh . Mong muốn này bao lâu nay bị Tây
phương nhất là Mỹ ngăn chận . Tuy thuộc Hồi giáo nhưng Iran đa số theo
hệ Shiite khác với Arab Saudi theo hệ pháo Sunni . Sự trổi dậy của Quốc
Gia Hồi giáo Cực Đoan ISIS là một vấn đề thách thức lớn cho vùng Trung
Đông khi Mỹ để lại khoảng trống lớn tại đây .
Giáo chủ tối cao Iran : Ali Khamenei
chấp giáo 4 June 1989
giáo chủ tối cao quyền hành cao hơn cả tổng thống Iran
chấp giáo 4 June 1989
giáo chủ tối cao quyền hành cao hơn cả tổng thống Iran
NGƯỜI DÂN MỸ SẼ LÀ QUYẾT ĐỊNH
Theo Bloomberg News 25-1-2015, có tới 45 trong 53 kinh tế gia Hoa kỳ
cho rằng kinh tế Hoa kỳ đang trên đà hồi phục với những tín hiệu giảm
lạm phát cùng tín hiệu Quỹ Dự Trữ Liên Bang FED Mỹ sẽ tăng phần trăm
tiền lời trở lại vì cho la `nước Mỹ đã qua khủng hoảng kinh tế . MỖI KHI người dân Mỹ thấy
được lợi ích từ giảm thiểu tốn phí thuế để nuôi đội quân hải ngoại tại
Trung Đông, khi giá dầu rẻ đang thúc đẩy công ăn việc làm thêm và sự
tiêu dùng tại quốc nội thì sự quyết định của cử tri sẽ là 'DẤU CHẤM HẾT' cho vai trò của Mỹ tại Trung Đông . Từ điểm này, ai hay nghĩ đến thời cuộc sẽ hình dung vai trò ai là kẻ bắt buộc nhảy vào cuộc chơi thế chân Mỹ tại Trung Đông ?
liệu bao nhiêu chiếc 'Liêu Ninh' này mới ngang hàng với Hạm Đội 5 của Mỹ ?
Hãy để cho Trung Cộng đem QUÂN GIẢI PHÓNG TRUNG HOA CÙNG CHIẾC HÀNG KHÔNG MẪU HẠM LIÊU NINH ' hàng phế thải' qua trấn giữ eo biển Iran và Vịnh Persian vì Tàu là kẻ dùng dầu nhiều nhất hiện nay ?
Qua
mấy mươi năm 'đổi mới ' từ thời hậu Mao tức là Đặng tiểu Bình , Tàu là
kẻ thừa huởng mối lợi do lực lượng quân sự Mỹ trấn giữ Trung Đông để tha
hồ mua dầu nhưng không 'trả xu nào ' cho Mỹ ?
TIẾN THỐI VẠN NAN CHO VIỆC 'DĨ LỠ ' thế "leo lưng cọp " TẠI BIỂN ĐÔNG
nếu Trung cộng gia tăng sự có mặt hải quân tại Trung Đông thì 'lực lượng răn đe' tại Biển Đông và Đông Bắc Á sẽ thưa đi . Nhưng muốn có dầu thì phải ít nhiều gì phải có lực lượng thế Mỹ tại vùng Vịnh , một thực tế mà Trung CỘng hoàn toàn chưa có đủ ngoài trừ lực lượng dọa nạt CSVN tại Biển Đông hay hù dọa các nước Đông nam Á thôi
TIẾN THỐI VẠN NAN CHO VIỆC 'DĨ LỠ ' thế "leo lưng cọp " TẠI BIỂN ĐÔNG
nếu Trung cộng gia tăng sự có mặt hải quân tại Trung Đông thì 'lực lượng răn đe' tại Biển Đông và Đông Bắc Á sẽ thưa đi . Nhưng muốn có dầu thì phải ít nhiều gì phải có lực lượng thế Mỹ tại vùng Vịnh , một thực tế mà Trung CỘng hoàn toàn chưa có đủ ngoài trừ lực lượng dọa nạt CSVN tại Biển Đông hay hù dọa các nước Đông nam Á thôi
Không có cái gì VĨNH CỮU kể cả chuyện SỐNG NHỜ TRÊN XƯƠNG MÁU KẺ KHÁC .
DÒNG KẾT NGẮN GỌN
Sự Hạ giá dầu , và VAI TRÒ RÚT LUI CỦA LỰC LƯỢNG MỸ tại Trung Đông là những gì phải đến khi Mỹ trở về một chuyện tính trước từ thế kỷ 20 là
* KHAI THÁC DẦU KHÍ NỘI ĐỊA HOA KỲ
*định hình lại một nền kinh tế không lệ thuộc vào dầu nhưng lệ thuộc vào cuộc CHẠY ĐUA KỸ THUẬT CHO THẾ KỶ 21
* KHAI THÁC DẦU KHÍ NỘI ĐỊA HOA KỲ
*định hình lại một nền kinh tế không lệ thuộc vào dầu nhưng lệ thuộc vào cuộc CHẠY ĐUA KỸ THUẬT CHO THẾ KỶ 21
Đây chưa hẳn hoàn toàn là một 'GAME CHƠI ' của Mỹ đối với Nga, Trung đông, EU, kể cả Tàu mà đây là một giai đoạn trong chuỗi CHIẾN LƯỢC KINH TẾ CHÍNH TRỊ LIÊN THẾ KỶ mà các đầu não chính trị Hoa kỳ (think tank) tính trước .
Chỉ
tiếc cho các chế độ THIẾU VIỄN KIẾN , hay nhìn cái lợi trước mắt (theo
lối "trực quan"), đến nay đang và sắp bước vào rối loạn .
DHL -BA SOCIAL SCIENCE SJSU
26/1/2015
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen