Lưu Nguyễn Đạt, PhD, LLB/JD, LLM
February 10, 2015
February 10, 2015
Hiện
tượng và hiệu ứng “Ngày 30 Tháng Tư” Năm 1975 tới nay, sau 40 năm ròng
rã, vẫn bao hàm nhiều ngộ nhận cần sửa sai và định hướng lại.
I. Những Ngộ Nhận Căn Bản Về Hiện tượng “Ngày 30 Tháng Tư”:
Trước hết, ngày 30 Tháng Tư năm 1975 không phải là ngày vui của toàn dân Việt, dù ông Võ Văn Kiệt có nhận định “…ngày 30 tháng 4, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn”;
dù trong buổi lễ tiếp thu Sài Gòn, Tướng Trần Văn Trà, Chủ tịch Ủy ban
Quân quản, đã phát biểu một cách bâng quơ trước mặt Tổng Thống chớp
nhoáng Dương Văn Minh: “Trong cuộc chiến đấu lâu dài này không có ai là
kẻ thắng, ai là kẻ bại. Toàn quân và toàn dân Việt Nam là người chiến
thắng…”; dù cả Đại tướng Võ Nguyên Giáp lần đầu tiên gặp bại tướng
Nguyễn Hữu Có cũng đã cầm tay mà nói: “Chào mi, ta với mi lúc trước hai
đứa hai chiến tuyến nhưng nay ta đã là hai anh em”.[1]
1. Lịch Sử Đã Cho Thấy Rõ Thực Trạng “Ngày 30 Tháng Tư”: Toàn Quân Và Toàn Dân Việt Nam Không Hề Chiến Thắng
- Chỉ vài ngày, vài tháng sau “ngày giải phóng” [sic], đã phát động một hiện tượng “đổi đời” khốn khổ, khốn nạn nhất cho “toàn quân và toàn dân” miền Nam trong dòng lịch sử hiện đại. “Anh Em”, “toàn quân và toàn dân Việt Nam” chỉ là những xảo ngôn, dối trá, “nói-dối-như-vẹm”.[2]
Đương
nhiên, đối với kẻ bên kia chiến tuyến, khi là thành phần thua trận, kẻ
thắng chỉ cần gọi họ là “ngụy”, là tội phạm lý tưởng, họ sẽ bị vơ vét
của cải, cướp đoạt nhà cửa, đánh tư sản, rồi từng đợt, từng đợt đi “cải
tạo”, nghĩa là “được” cải huấn tù đày, “được” tra tấn, hành hạ chục năm
này sang chục năm khác, liên tiếp, theo khuôn khổ Gulag Cộng Sản Quốc
Tế.[3]
CSVN tước đoạt nhân phẩm, tài sản và sức sống của người dân thất thế
một cách tàn nhẫn, dã man. Họ độc ác, khốn nạn hơn lũ mật thám thực dân
Pháp đối với dân bản xứ, thời thuộc địa. Chỉ vì CSVN mặc cảm bất tài
và tham lam đã tìm mọi cách củng cố vị thế độc đảng, độc tôn, để ngoài
họ ra không còn ai được quyền quản trị đất nước, dù sau họ là phá sản,
là tự hủy.
- Kể cả cái gọi là Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam thành lập từ năm 1960, dưới hình thức một “Lực lượng Việt Cộng Miền Nam” trá hình cũng không hề “chiến thắng”. Họ bị “thất sủng”, các lãnh tụ của “Mặt Trận” cũng bị thủ tiêu, hoặc đi “cải tạo” như kẻ thù phản động. Đồng chí hôm trước, kẻ thù hôm sau.
- Kể cả “đồng bào” của người cộng sản cũng không hề “chiến thắng”. Điển hình là đồng báo đói khổ Miền Bắc từ 1954 tới 1975, dù được tuyên truyền tung hô là “dân làm chủ”, bất cứ lúc nào “họ” cũng sống trên đe dưới búa và dưới lưỡi liềm sát cổ. Kể cả gần 90 triệu người dân hôm nay cũng không hề “chiến thắng”. Cũng như ông cha họ trước kia, người dân Việt ngày nay vẫn là thứ dân oan, tiếp tục bị cướp bóc, thổ phỉ, sách nhiễu, hành hạ bởi lũ đảng phiệt đội lốt mafia/tài phiệt đỏ, ác với dân, hèn với giặc-lạ.
- Kể cả giới trí thức cộng sản cũng không hề “chiến thắng”. Trước kia, tự coi là “hèn” nên không được trọng dụng bằng “cục phân”[sic] bởi đám lãnh tụ CSVN, lũ lượt ăn phải đũa Mao.[4] Ngày nay kẻ sĩ dù “đổi đời” vẫn mất giá đến độ “phi thường”; bất cứ lúc nào cũng có thể bị ghép đủ thứ tội, từ phản động, phản đáng, tới phản quốc. Nhà cầm quyền Hà Nội thừa thắng xông lên đem công an và xã hội đen thẳng tay hành hạ, phá phách, đổ phân người vào nơi trú ngụ các “đồng chí” ly khai như Hoàng Minh Chính, Nguyễn Khoa Điềm; nơi trú ngụ các các nhà dân chủ, các nhà tu hành “phản động” vì không chịu đổi đời thành “cha-quốc-doanh”, thành “sư-quốc-doanh”. Gần đây, họ cũng “xử lý” như vậy đối với thành phần bất đồng chính kiến, như gia đình nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn, Huỳnh Thục Vy.
2. Đích Thực Ngày 30 Tháng Tư” Năm 1975 Là “Ngày-Quốc-Hận” Cho Toàn Dân Việt; Còn CSVN Là Kẻ “Thua Cuộc”:
Thật
vậy, ngày 30 Tháng Tư năm 1975 không xứng đáng được coi là một thành
thích vẻ vang cho CSVN để họ tự xét là “Bên Thắng Cuộc”. Trái lại, ngày
đó chỉ đáng nhớ là ngày chiếm đoạt Sài Gòn của “Bên Thắng Trận”, nhờ
vào súng đạn và quân nhu Trung Cộng cho vay với lãi cắt cổ, trong khi
bên thua trận là VNCH lại bị đổng minh Hoa Kỳ trong chiến lược “be bờ”[5] bỏ rơi cái một vì quyền lợi quốc gia họ, lúc đó đổi hướng đầu cơ vào thị trường sản xuất rẻ, “made in China”.
Dù
nay sau 40 năm nhì nhằng lỗ hơn lời, Hoa Kỳ đã thấy “hố to” và đương
tìm đường tháo lui. Trước sau vẫn là một: quyền lợi quốc gia Hoa Kỳ
trên hết. Đó là mệnh lệnh bất di bất dịch của con buôn và người kinh
doanh. Chỉ khác một điều, Hoa Kỳ là thương gia khá chân chính, vì còn
biết sợ luật pháp và biết kết sinh với luân lý chân chính [corporate integrity]
trong khi Tàu Cộng [khác với Tàu Singapore, Tàu Hồng Kông] lại là thứ
“gian thương made in China” thứ tả-pín-lù, thi đua văng mạng, chết sống
mặc bay.
Vậy,
thành ngữ “Thắng Cuộc” của CSVN ngày Sài Gòn thất thủ không những ngạo
mạn, tự mãn, mà còn vang vọng một hậu ý man khai, lừa đảo, và tự lừa
đảo, theo đúng truyền thống hoả mù cộng sản quốc tế.
Có
lẽ nhà báo Huy Đức cũng thấy rõ như vậy, nên dù có khai sinh cuốn sách
song tập trong năm 2012 & 2013 với cái tên tiền chế là Bên Thắng Cuộc,[6] ông đã vội vàng cảnh cáo ngay trong lời giới thiệu sách, như để tránh một sự lầm lẫn lịch sử đáng tiếc:
“Cuốn
sách bắt đầu từ ngày 30-4-1975, ngày nhiều người tin là miền Bắc đã
giải phóng miền Nam. Nhiều người thận trọng nhìn lại suốt hơn ba mươi
năm, giật mình với cảm giác bên được giải phóng hóa ra lại là miền Bắc.
Hãy để cho các nhà kinh tế chính trị học và các nhà xã hội học nghiên
cứu kỹ hơn hiện tượng lịch sử này. Cuốn sách của tôi đơn giản chỉ bắt
đầu kể những gì đã xảy ra ở Sài Gòn, ở Việt Nam sau ngày 30-4: cải tạo;
đánh tư sản; đổi tiền… Cuốn sách của tôi cũng nói về hai cuộc chiến
tranh cuối thập niên 1970, một với Khmer Đỏ và một với người Trung Quốc.
Cuốn sách của tôi cũng nói về làn sóng vượt biên sau năm 1975, nói về
sự “đồng khởi” của nông dân, của các tiểu chủ, tiểu thương để giành lấy
cái quyền được tự lo lấy cơm ăn áo mặc.”
Còn nhà văn cộng sản ly khai Dương Thu Hương, nổi tiếng với những tác phẩm như Thiên Ðường Mù, Bên Kia Bờ Ảo Vọng, Khải Hoàn Môn, thì trước đây đã phân minh rõ ráng:
”Lần thứ nhất khi đội quân chiến thắng vào Sài Gòn năm 1975, trong khi
tất cà mọi người trong đội quân chúng tôi đều hớn hở cười thì tôi lại
khóc… Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó
chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam
người ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ… nếu người ta
muốn. Ðó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn
minh đã thua chế độ man rợ. Ðó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Ðó
là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải.”[7]
Thật
ra CSVN đã “thua cuộc” khi bước vào Sài Gòn, vì kể từ lúc đó, họ không
còn cơ hội lừa dân mãi; không còn lý do đòi hỏi ở dân sự hy sinh trường
kỳ như trước. Họ đã tự lột mặt nạ để trở thành những tên hung thần man
rợ, ác với dân, hèn với giặc khi bó tay và cúi đầu đành mất ranh giới,
mất biển, mất rừng, mất đảo cho Tàu Cộng để trả nợ quân sự chu kỳ, và
nhất là để giữ lấy “Đảng-Ta”.
CSVN
đã “thua cuộc” vì bất lực quản trị đất nước khi luẩn quẩn ôm ấp phe
đảng chia năm xẻ bẩy, rình rập thanh toán lẫn nhau; khi thao túng tham
nhũng quốc doanh, chia trác gia đình trị tới độ tắc nghẹn. Trong suốt
40 năm tự hào “thống nhất & độc lập” giả tạo, CSVN đã công khai tự
duy bất tài khai mở sáng tạo, với những kế hoạch không tưởng, man khai,
bán đứng thị trường theo hướng xã hội chủ nghĩa; in giấy bạc giả, thu
lấy “dollars”; với đống văn bằng hàng mã [dùng để đốt hương hoả] và
những bộ óc teo mòn, bịt bùng, rỗng tuếch. CSVN còn bất lực ngay trong
cuộc sống hằng ngày gìn giữ văn hoá đạo người; bất lực duy trì luân lý,
phẩm giá, hạnh phúc và danh dự dân tộc, khi nhà cầm quyền Hà Nội và bè
lũ cán cùn chỉ đủ kế “xoá đói giảm nghèo” bằng cách bán lao động, bán
con thành dâu nước ngoài; xuất cảng đồ “đểu” hay xuất cảnh cán bộ chuyên
viên ăn cắp vặt, để cả Đông Nam Á phải treo bảng “Cấm Người Việt” lai
vãng.
Như
thế ngày 30 Tháng Tư Năm 1975 Không Phải Là Ngày Vui Lịch Sử Việt Nam,
Mà Đích Thực Là “Ngày-Quốc-Hận” Cho Toàn Dân Việt vậy.
II. Những Hiệu Ứng Tiếp Nối Của “Ngày 30 Tháng Tư”
Sau
ngày Quốc Hận 30 Tháng Tư, cả nước Việt Nam đã trở thành một nhà tù lớn
với rất nhiều nhà tù nhỏ, kể cả những nhà tù cá nhân thi hành tại chỗ,
dưới mắt “Đảng-Ta” hạch sách, làm tiền và hành tội. Dưới mãnh lực toàn
trị của gần 4 triệu cán bộ và lãnh chúa CSVN, người dân có ba cách phản
ứng:
- tỵ nạn nước ngoài với hy vọng khôi phục danh dự và quyền làm người;
- tỵ nạn trong nước với thế cam phận, vô cảm;
- tranh đấu trong nước với hy vọng bật lửa đại nghĩa.
1.
Liên hệ với trực tiếp thời điểm kết thúc tiền đồn trận tuyến ý thức hệ,
từng đợt từng đợt người Việt đã “bỏ phiếu chống cộng” bằng chân, bằng
thuyền, trong cảnh phiêu lưu tỵ nạn chưa từng thấy trước đây: cho tới
nay, gần 4 triệu người Việt đã bỏ nước thoát cộng, bỏ lại tất cả để
thoát hiểm.
“Bàn Tay Hy Vọng/Hand of Hope” [đúc bằng ciment cốt sắt/béton armé,
cao 9 ft, móng sâu 9 ft] do LS Lưu Nguyễn Đạt [Hoạ sĩ, điêu khắc
gia, nguyên Tổng Thư Ký hội Hoạ Sĩ Trẻ VN/SàiGòn/ trước 1975] tạo dựng
và tặng Trại TQLC Camp Pendleton, San Clemente, California vào đúng Ngày
Độc Lập July 4, 1975. Tiêu biêu cho “Hy Vọng” đứng dậy & khởi
phát của [hậu duệ] Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại Hoa Kỳ và trên Thế
Giới Tự Do.
Đối với người viết là tác giả điêu khắc “Bàn Tay Hy Vọng/Hand of Hope”[8]đúc
bê-tông cốt sắt thực hiện và tặng trại Thủy Quân Lục Chiến Camp
Pendleton, San Clemente, California vào đúng Ngày Độc Lập July 4, 1975,
thì cuộc ra đi của người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản có rất nhiều ý nghĩa
chính:
- Tỏ rõ lập trường của những người Việt tự trọng, khao khát tự do và tôn trọng giá trị nhân phẩm, nên không thể sống chung với con người cộng sản phi nhân, phi nghĩa.
- Nuôi dưỡng “hy vọng” sắt đá khôi phục danh dự và quyền làm người. Đó cũng là cách tạo dựng lại một không gian an toàn, vượt tiến cho hậu duệ, như biểu tượng “Bàn Tay Hy Vọng” dựng trên xứ người với những đứa trẻ tụ hợp “đứng thẳng” và sẵn sàng “bay ra khỏi bàn tay” cưu mang. Chỉ bằng đường lối thẳng thắn, vươn cao và khởi tiến, người Việt Tỵ Nạn mới chắp nối cho họ, cho con em họ cái thế đứng vững vàng làm người tử tế, mạch lạc để trở thành những công dân tiến bộ xứng đáng với cuộc sống mới mà người tỵ nạn đã chọn với giá rất cao, đôi khi cần phải hy sinh tột đỉnh.
- Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản nhập cảnh với diện quốc tế công pháp “tỵ nạn chính trị”, khác hẳn với diện “di dân kinh tế”. Căn cước người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản thuộc quy chế chính trị, nên khi họ nhập quốc tịch Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Tiệp Khắc, Nhật, v.v., họ có quốc tịch nơi cư ngụ và chỉ còn là “sắc dân/công dân gốc Việt”. Vậy đối với những “công dân gốc Việt”, ngoài trường hợp có song tịch với Việt Nam, không thể coi họ là “Việt Kiều”, vì họ đã bỏ quốc tịch Việt, trên phương diện luật di trú và quốc tế công pháp. Quốc tịch mới và “gốc Việt” phải được thi hành và tôn trọng một cách đứng đắng, phân minh, phù hợp với pháp luật và lẽ phải.
- Quốc tịch mới là những “Bàn Tay Hy Vọng” đặt tại xứ người. Là những “Ngày Hành Trình Đến Tự Do” nơi bến hứa [La Terre Promise- The Promised Land]. Người Việt Tỵ Nạn thoát khỏi địa ngục cộng sản, phần lớn là để bảo toàn tương lai cho hậu duệ họ. Nhưng các hiện tượng sáng sủa, hy vọng và vui mừng đó phải “tới sau” mùa tang tóc quốc thể. Phải tới sau “Ngày Quốc Hận” và cũng không thể xoá bỏ “Dấu Ấn” lịch sử đó. Những hiện tượng “Hy Vọng” và “Tự Do” có thể tưởng niệm hay ăn mừng bất cứ ngày, tháng, năm nào “KHÁC”, chứ không thể lấn át, thay thế Ngày Quốc Hận “30 Tháng Tư” được.
- Thật vậy, nếu tung tăng cờ quạt, kèn trống, xăm banh tiệc tùng “Ngày Hành Trình Đến Tự Do” vào đúng “Ngày Quốc Hận 30 Tháng Tư”, chẳng khác nào cố tình cử lễ “Chạy-Tang” cho vài người có hạnh phúc tới bến, trong khi chưa chôn xong ông bà, bố mẹ còn mục nát trên mảnh đất tổ tiên. Tưởng nghĩ con người tử tế, chân chính cũng nên tôn trọng thứ tự ưu tiên gia đạo, không nên “mua vui” đúng ngày “tang lễ” thờ người, nhất là nếu cuộc vui chạy tang, chỉ với “mục đích thiển cận” thu lượm được thứ tự do vô trách nhiệm — vị kỷ, độc diễn, phóng túng; coi thường luật pháp, công lý; coi rẻ nhân phẩm, nhân quyền mọi người [ngoài cái tôi], thì quả thật cuộc “hành trình đó” chỉ đưa tới bãi tự do tự s[x]ướng, tự hủy. Vì tự do phải có điều kiện chính đáng, trung thực, trọng pháp, trọng nhân, tương ứng và tương xứng. Thứ tự do phá phách, nhục mạ, vu khống là những hành vi, những tuyên ngôn không được luật pháp và hiến pháp bảo vệ [unprotected speech/unprotected freedom];[9] và cũng không được đạo người bái phục.
2.
Ngoài trừ 4 triệu cán bộ cộng sản, tất cả người Việt còn kẹt lại trong
nước không hề là “cộng sản”; trái lại, họ cũng chỉ là những người “tỵ
nạn cộng sản” trong nước, lâu năm bị hành hạ, uốn nắn, bịt nồm, bịt tai,
chọc mắt, nhồi sọ, nên đa số cam phận, đến độ vô cảm, vui buồn lẫn
lộn. Với cái đà ù lì này, đất nước Việt có thể còn tự ru ngủ vài thế hệ
lặng nín nữa. Nếu giới trẻ đôi lúc thức dậy, chẳng qua cũng chỉ để hập
thụ những thói hư tật sấu, những hào quang ngoại nhập, ăn chơi phè phỡn,
ồn ào; hay lại kéo bè kết đảng thi đua chui luồn lối tắt, học lỏm, mánh
mung. Nghề chính trong nước là xây vội, tháo vội, bán vội; môi giới ảo
và hùa theo ức đoán, tin đồn nhảm; vá víu tín ngưỡng với mê hoặc bùa
ngải và tướng số. Đôi khi mồ mả, nơi tôn thờ cúng bái cũng thao túng
trang hoàng vương giả như để thi thố phồn thịnh giả tạo hay dùng mánh
khoé làm hoa mắt thế gian.
Cái
chênh lệch giữa người giầu và kẻ nghèo thật khủng khiếp, khó mà nối
ghép, hoà nhập. Bên cạnh hơn 80 triệu dân nghèo mạt kiếp làm bạn với
rác rưới, phóng uế, ô nhiễm thì nhô lên những khu tân lập biệt thự khang
trang, dinh cơ lộng lẫy mà chỉ kẻ đại gia ăn trùm và các ngài cán bộ
tham nhũng bự mới được bước chân tới để chia phần, đổi trác, rửa tiền.
Thành phần tư bản đỏ Tàu và Việt còn chuyển động hạ cánh an toàn khắp
nơi trên thế giới tự do. Tại Hoa Kỳ và Gia Nã Đại, nhất là tại các thị
trấn cao sang giáp Biển Thái Bình Dương [nam California & Vancouver]
với những địa ốc, dinh thự trên 2 hay 3 triệu Mỹ Kim đều được cán bộ
cộng sản và giới đại gia liến kết mua đứt và trả “cash”/tiền mặt để cho
con em và nhân tình họ trú ngụ, đợi ngày “đoàn tụ” gia đình, sẵn sàng có
thông hành cả xanh, cả đỏ. Điển hình, con gái Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng
trước là dâu “quốc gia”, này là công dân Mỹ song tịch chính hiệu.
Dù có Luật di trú Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Pháp v.v. và biết bao quy luật quốc gia và quốc tế cấm rửa tiền [Financial
Crimes Enforcement Network; Countering Financial of Terrorism; Money
Laundering Act; USA Patriot Act; Financial Action Task Force, Office of
Foreign Assets Control, etc] vẫn có rất nhiều kẽ hở hay biệt lệ để
con ông cháu cha mafia và tư bản Đỏ lọt vào “địa đàng trần gian” Tân Thế
Giới, mà chúng nhai nhải chê bai với cả triệu cái lưỡi không xương đảng
phiệt.
3.
Giữa đám đông vô cảm, vô định và thường xuyên đối mặt với cả một hệ
thống cầm quyền độc tài mật vụ, cảnh sát trị là những phần tử bất
đồng chính kiến, miệt mài tranh đấu lẻ loi cho chính nghĩa dân chủ tự
do, cho nhân phẩm, nhân quyền. Với khoảng 527 cá nhân và hiệp hội trong
nước, họ bắt đầu công khai tỏ bày bất đồng chính kiến với chế độ CSVN,
nhất là về mặt bảo vệ nhân quyền, bảo vệ tự do tôn giáo. Họ là những
bloggers trong nước, những nhà báo độc lập, những tổ chức xã hội dân sự
non nớt, mà điều lệ tổ chức và phương tiện thu thập vốn liếng và uy tín
xã hôi [social capital]
vẫn còn vấp váp sơ khai. Họ cũng là những nhà tu chân chính, thu thập
nhân từ nhân ái, mong bảo vệ tín ngưỡng họ luôn luôn bị tước đoạt, triệt
hạ, sách nhiễu. Nhưng ít ra họ là những nguồn hy vọng trong vô vọng; là
những tia lửa khai phóng đại nghĩa, đại cuộc khi lay chuyển được lòng
dân, thu hút được lương tâm và lương tri nhân loại, trên thế giới tự do
và trong không gian người Việt tự do từng được cưu mang. Có gì quá đáng
khi những người may mắn tới trước giúp ngưới tới sau, trong cuộc hàng
trình luân phiên tìm thấy tự do chân chính, sự thật và công lý.
Phải
nghiêm chỉnh thấy rằng, ngày hôm nay, việc tranh đấu của những nhà bất
đồng chính kiến đương đầu với thế lực CSVN là hiện trạng thách đố, là hy
sinh tù đày và đổ máu trước tiên của người trong nước. Định mệnh và
trách nhiệm khai phóng thoát cộng hay dựng nước theo hướng dân chủ tự do
cũng nằm trong tay người trong nước. Vuông tròn, trong sáng, cao siêu
hay “tương đối” khả chấp, khả thi cũng theo tầm tay và sở trường của
chính họ. Nước Việt Nam ngày nay và sau này là của người Việt sinh
sống, thờ phụng, tái tạo tương lai theo khuôn khổ, nhu cầu và triển vọng
của người trong nước.
Họ
chỉ cần phối kiểm với những ý niệm tốt, những tri thức khả chấp, khả
dụng đối với họ. Họ sẽ ngưỡng mộ, học hỏi từ những nhân sinh quan phù
hợp, những mẫu người chân chính làm gương soi. Nhưng đời sống, môi
sinh, thân thể và giá trị con người họ là do họ quyết định. Họ không
bắt buộc phải nghe lệnh chỉ giáo hay cóp nhặt y trang từ bất cứ ai ngoài
cuộc. Họ là người cuối cùng xây dựng và bảo trì vận mệnh đúng mức của
chính họ, khi họ trở thành những quản trị viên đích thực, sáng suốt,
công minh của đất nước mà họ tranh đấu, vun sới cho tới giờ. Tất cả
chung quanh chỉ là những mối liên hệ yểm trợ, giúp đỡ, hợp tác, kết
sinh. Nhưng tác nhân chính yếu, có trách nhiệm và quyền thế cột trụ vẫn
chỉ là người sống còn trong nước. Thắng cuộc đại nghĩa hay thất bại
nội tại cũng do chính họ đảm nhận và chịu đựng. Ngay bây giờ hay một
vài thế hệ nữa.
III. Sứ Mạng Chân Chính Của Người Việt Tử Tế
1. Thế nào là Người Việt Tử Tế?
Tử
Tế có vài nghĩa chính: [a] có những gì phải có để được coi trọng; [b]
hành động tinh-mật, rành rõi, cẩn mẫn, kỹ càng [Đào Duy Anh, Hán-Việt Từ-Điển]; [c] có lòng tốt trong cách đối xử đứng đắn, nhân đạo với nhau.
Vậy, ngay hai chữ “tử tế” tự nó có thể quy tụ những thành tố kết lực để định nghĩa Người Việt Tử Tế [NVTT]:
- Tự trọng, Tự Quyết, Tự Chủ về tư tưởng, chính trị, xã hội, kinh tế;
- Ưu đãi Dân Chủ Tự Do Chân Chính;
- Trọng Pháp, Trọng Nhân, Trọng Sinh một cách mạch lạch, chân chính;
- Êm thuận, hài hoà, sáng suốt, khiêm tốn, quân bình, không thái quá.
Chúng
ta cần khẳn định ngay, Người Việt Tử Tế không thể là người cộng sản, vì
căn bản của người cộng sản đi ngược lại với tất cả các kết tố của NVTT.
Hơn nữa cũng không thể chờ mong người cộng sản “biến hoá” thành NVTT,
ngoại trừ trường hợp họ thực sự, thực tâm thoái đảng và bỏ hẳn lối sống
và tư duy cộng sản.
Nhưng
đồng thời, không phải bất cứ ai cứ “chống cộng” đương nhiên là NVTT.
Giả thử người chống CSVN lại [a] ngoi theo chủ nghĩa phát-xít, độc tài
quân phiệt hay [b] hùa theo đường lối khủng bố của bá đạo Cực-Hồi [ISIS/Islamic State of Iraq and Syria],
hay [c] vẫn quen mui áp dụng thủ đoạn tố khổ, chụp mũ, vu khống của
“địch” CSVN, thì rõ rệt, chống cộng như thế cũng chả hơn gì, vì vẫn đắm
đuối trong vòng luẩn quẩn của tội ác triệt hạ đời sống và phẩm giá con
người.
Trước
đây, người Việt Quốc Gia đã có công mở đường tới ý niệm dân chủ tự do,
trọng pháp, trọng nhân. Nhưng trong một giai đoạn quá ngắn và nhiều trở
ngại binh đao bất ổn, người Quốc Gia qua hai nền Cộng Hoà đã không kịp
vẹn toàn sứ mạng giao phó. Danh hiệu và chức năng “Quốc Gia” chỉ là hình
ảnh ngón tay chỉ dẫn tới “Dân Chủ Tự Do Chân Chính Nhân Bản”, nếu ngón
tay đó thực sự là một “mẫu mực” thẳng thắn, nghiêm chỉnh, nhân từ, chính
đáng, đích thực dẫn đường tới “con người tử tế, chân chính”.
Nên ngón tay chưa phải là cái “đích tìm kiếm” hay ngưng lại tại đó.Chất Người Tử Tế Chân Chính của ý niệm “Quốc Gia/không Cộng Sản” mới là cứu cánh của cuộc hành trình tìm lẽ sống, lẽ phải.
Vậy,
người Việt Quốc Gia Tỵ Nạn Cộng Sản tại thế giới tư do tân tiến đã thực
hiện được những gì, sau 40 năm sinh sống thoải mái với đầy đủ phương
tiện an cư lập nghiệp, an sinh xã hội, với đầy đủ thời gian [gấp 2 lần
nền Cộng Hoà 1 và 2] để hội nhập nền dân chủ chân chính trọng pháp,
trọng nhân?
Người
viết vẫn tin rằng, sau 40 năm hấp thụ nền nếp dân chủ tự do nhân bản
nơi tá túc; sau 40 năm học hỏi kiến thức cởi mở, đa nguyên, đa dạng; sau
40 năm kinh nghiệm làm người Việt tự do, tử tế, tự tin, biết rõ quyền
hành và trách nhiệm của mình, đa số công dân Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản
tại Hoa Kỳ và trên toàn thế giới đều cởi mở, thông minh và can trường
hơn so với quá khứ đen tối trước đây.
Nhưng
trong giai đoạn “chuyển tiếp” khá dài này, vẫn còn sót một thiểu số
người Quốc Gia cực đoan, độc diễn với những thành tích không mấy rõ rệt,
dẫm chân tại chỗ, tự mãn, không cần mở mang trí tuệ, bổ túc nhân cách;
cùng không cần trau dồi kiến thức về mặt pháp lý và công lý nhân quyền,
nên dễ trở thành độc đoán, độc tài, vô hình chung đã đi ngược lại với sứ
mạng và đường lối Dân Chủ Tự Do Nhân Bản Chân Chính mà Người Việt Tỵ
Nạn Cộng Sản thực sự muốn tìm kiếm và hoàn tất.
2. Người Việt Tử Tế Là Mẫu Số Chung
Trong
40 năm qua trên mặt công luân, qua báo sách, truyền thông trên mạng,
người Việt chúng ta đã bỏ quá nhiều công sức “Chống Cộng”. Đó là điều
cần để bác bỏ, khai trừ một căn bệnh văn hoá ý thức hệ điên cuồng, ác
liệt, phá hoại nhân phẩm và đời sống con người hơn 80 năm qua tại Việt
Nam. Nhưng nỗ lực kêu đau, gào thét, mắng chủi này chưa đủ, vì khiếm
khuyết đường lối “Vượt Cộng”, “Chữa Cộng”.
Nếu
chỉ chuẩn bệnh và hô hào thật to đó là bệnh “Cộng Sản” mà không tìm
cách giúp con bệnh “thoát bệnh”, giúp đương sự khoẻ mạnh lại thì vô hình
chung người “chống cộng xuông” chưa phải là một “lương y” hoàn tất
trách nhiệm cứu người bị CSVN ám hại. Một lương y, một y sĩ giỏi phải
cấp tốc cho đơn thuốc điều trị bệnh và chỉ dẫn những biện pháp cần thiết
triệt bệnh và ngăn bệnh.
Nếu chúng ta muốn xóa đói giảm nghèo ngay trong gia đình chúng ta, thì:
- Hãy bớt thì giờ kêu gào, than thân trách phận hẩm hiu, đói nghèo;
- mà lập tức học hỏi; tìm hiểu thế nào là sung túc, là an khang, thịnh vượng; là hãnh diện gia đình, là hạnh phúc con người biết sống ra sống, biết ăn, biết mặc;
- và từ đó tìm cách giải đáp nhu cầu, chu toàn cấp bách giải pháp sinh sống căn bản/tạo nghiệp/đầu tư nhân sự/phát triển toàn diện /trao đổi/tích lũy cho tương lai v.v.
Người
Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại hải ngoại, những vị cựu tù nhân chính trị/tù
nhân lương tâm, những thành phần tranh đấu, bất đồng chính kiến trong
nước đều có thể đảm nhận nghiệp vụ “lương y”, [a] một mặt xác định rõ
thế nào là căn bệnh “cộng sản”, nhưng lập tức [b] phải điều nghiên, thử
thách, phổ biến thuốc men và phương pháp trị bệnh, ngừa “bệnh cộng sản”.
Người
Việt Tử Tế tại Hải ngoại và trong nước là hiện sinh của giới “lương y”
chữa bệnh cộng sản, khi đối xử với mình và tha nhân, khi quản trị việc
công cũng như tư nghiệp với những nhận định và tiêu chuẩn như sau:
- Tự trọng, Tự Quyết, Tự Chủ về tư tưởng, chính trị, xã hội, kinh tế;
- Ưu đãi Dân Chủ Tự Do Chân Chính;
- Trọng Pháp, Trọng Nhân, Trọng Sinh một cách mạch lạch, chân chính;
- Êm thuận, hài hoà, sáng suốt, khiêm tốn, quân bình, không thái quá.
Chỉ những Công Dân Người Việt Tử Tế,
những đồng bào, đồng hương “Chúng Ta” khi nghiêm nghị, cẩn mẫn, biết rõ
quyền thế và trách nhiệm của mình; biết rõ gốc gác & sứ mạng nhân
từ của chính mình; biết rõ cách sinh sống thuận hoà, khiêm tốn, quân
bình mới thực sử đảm nhận cuộc sống đầy đủ ý nghĩa ngày hôm nay; đóng
góp phúc lợi cho tương lai dân tộc, cho con cháu chúng ta.
Chúng ta hãy đặt trọng tâm vào giai đoạn Làm Người Tốt.
Đó là một thứ Đạo-Việt “tân-ước” hay cập nhật thành một Cách-Sống nhân
bản tự tin, nhân chủ và dân chủ; thành trạm tới của Người Việt Tử Tế,
cái bến tạm dung, nhưng toàn mỹ, toàn bích, an lành, khả chấp và khả
thi.
Đó
sẽ là Không Gian Tử Tế, mở và bao dung, không quá khích, không miệt
thị, không kỳ thị. Tất cả Người Việt chúng ta không cần làm thánh, làm
siêu nhân; nhất là không cần làm “hung thần”, hung tướng, mà chỉ cần
hoàn tất đúng và đủ vị thế của những con người tử tế, chân chính, mạch
lạc; từ bi và hùng dũng. Thế đã là đủ.
Vậy
chúng ta hãy níu kèo lại chúng ta theo hướng đị đó, từng bước ngắn,
gọn, rõ rệt, chân thật, công minh. Không dối lòng. Không dối mình.
Không dối người. Không dối đời.
Và trước tiên không thể tự bôi nhọ minh, bôi nhọ tha nhân, bôi nhọ cuộc đời còn lại hay sắp tới.
Chúng
ta đều trách nhiệm như nhau, hay ít ra sẽ phải “đối mặt” với ngần ấy
hậu quả, ngần ấy vận mệnh, ngay trong cuộc sống tập thể hay quan niệm
sống từng người, dù chúng ta nhập cuộc hay không nhập cuộc cũng
vậy. Điển hình, chúng ta đã một lần mất nước. Biết thế nào là mất tất
cả, dù muốn, dù không.
Nhưng xin đừng mất nốt dân tộc chúng ta.
Vậy, khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống! Ít ra khi nhắm mắt sẽ không tiếc nuối đã bỏ lỡ cơ hội làm Người Việt Tử Tế.
Trân Trong.
Lưu Nguyễn Đạt, PhD, LLB/JD, LLM
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen