Dienstag, 13. Januar 2015

Từ Cái Tên Tiệm bún bò An Nam tại San Jose

 
Description: https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEir9tguUSk4nCZI4aqhQKJcMXtwq4U06pRXt5SU5uV1pvyMSGEJ9HAnBQBmd2cI2ERte6xkb3nUdi5xlsSEDd3edpqU7YupHXWf9Bm0e_l3quMTnaCF21zTlJsQQAW365-gvpbcn8M03BM/s1600/8379965.JPG
Ôi Cái Tên An Nam ai người VN
có biết chăng ?

Tiệm bún bò Huế mang cái tên An Nam tại thành Phố San Jose này ra đời khá lâu , khá nổi tiếng. Giờ cũng nên cám ơn giới sành ăn gốc Việt "ủng hộ" nên cái tên An Nam đã phát triển thành 2 chi nhánh, không biết còn cái thứ 3 nào nữa chưa ? một tại đường Tully và một tại đường Story . Thực khách ra vô "húp" tô bún Huế, tấm tắc khen ngon. Dĩ nhiên, khách là ngùơi sành và nhớ thức ăn VN. Nhưng vì đa số là người Việt Nam chính gốc mới là một vấn đề để bàn .
Chuyện không phải bàn về tô bún Huế với chữ Huế thân thuơng mà bao học giả có tiếng tại vùng này hay tại CaLi khổ công viết lách về gốc gác lịch sử . Chuyện không phải là một món ăn 'quốc hồn quốc túy' mà bao đài TV chính gốc người Việt ngày ngày ra "quảng cáo " ăn tiền .
Chuyện đáng bàn là ngày ngày thực khách trong đó rất nhiều người có tiếng yêu nước vẫn "thản nhiên" cúi đầu lòn qua cái bảng hiệu "to đùng" mang 2 chữ AN NAM cũng "to đùng" không kém nhưng chẳng mấy ai mảy may thắc mắc !
Ngay một em bé VN ngang bậc tiểu học cũng thừa sức biết AN Nam là một dấu ấn đô hộ của dân Nam bị Tàu đô hộ vào thời nhà Đường.

ví dụ trên Wikipedia "An Nam đô hộ phủ (Hán tự: 安南都護府) là tên gọi Việt Nam thời Bắc thuộc lần 3, từ năm 679 đến năm 866, với bộ máy cai trị của nhà Đường trên vùng tương ứng với một phần tây nam Quảng Tây (Trung Quốc), Miền Bắc và miền Trung Việt Nam ngày nay, có địa bàn từ Hà Tĩnh trở ra...Tháng 8 năm Điều Lộ thứ nhất (679), nhà Đường đổi Giao Châu tổng quản phủ (lập năm 622) thành An Nam đô hộ phủ, bao gồm 13 châu với 59 huyện"theo báo tờ báo điện tử 123doc.vn thì
"Năm 757, nhà Đường đổi là Trấn Nam đô hộ phủ, ba năm sau lấy lại tên cũ. Năm 825, lị sở An Nam đô hộ phủ đặt
tại Tống Bình (Hà Nội ngày nay). Chức quan đứng đầu An Nam đô hộ phủ là kinh lược sứ. An Nam đô hộ phủ
không được xem ngang hàng như các “quân” - đơn vị hành chính ở Trung Quốc đương thời. Cho tới năm 866, Đường
Ý Tông theo thỉnh cầu của Cao Biền, thăng An Nam đô hộ phủ làm Tĩnh Hải quân."
Dù sao chăng nữa cái tên An Nam là một quá khứ Việt Nam thuộc Trung Hoa , là một quận bị đô hộ của Tàu tại sao người VN hải ngoại nhất là tại San Jose một nơi nổi tiếng là đấu tranh về chính trị của người Việt quốc gia , một cộng đồng người VN nhiều tiến sĩ , giáo sư vô lý lại không biết một lịch sử đô hộ này ?
Description: https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiJQa5xXRacHeJDDUOyYZcZ7_88CCZdn1zztxp4u0-L5ZKfBlWKMC8OwhvifaP1lQhNzQwLJwcwkaUwjWeTBw42l8VVkh4LCPYEv1GChKkLGGKwBUmaOZwPw6UYLxO9QT0mSRF-n13okHw/s1600/20121209-230808.jpg

Ngày ngày các cuộc họp mặt đãi đằng , các khuôn mặt học vị khá cao vẫn tới thuởng thức những tô bún Huế gật gù khen ngon...và những cái cúi đầu đến mức độ thản nhiên đi qua một chứng tích "nô lệ của Tàu" hay một thuộc địa của Tàu vẫn an nhiên tự tại chẳng có một phản ứng.
Nghe đâu truyền thông VN , học giả VN tại San Jose đâu thua kém ai. Cộng đồng VN tại San Jose thuộc loại đông nhất nước Mỹ.
Hệ thống tiệm ăn An Nam phát triển , vì nó là tiệm ăn. Song song hai cái chữ đầy kịch tính và nhục nhả kia "AN NAM" mở rộng thêm như để "trêu ngươi" hay "thách thức". Bên các bàn phím các "học giả" tại San Jose vẫn tiếp tục viết những bản văn mang nặng lòng yêu nước vì "chống Tàu "? Bên những áng văn của các cây viết tại San Jose vẫn tiếp tục viết những bài về Huế và cái chữ Bún Bò Huế An Nam đang phủ chụp bức màn nô lệ lên Huế các văn nhân thi sĩ tại San Jose hình như chưa bao giò ngộ ra hay chưa ai nói tới ?
Nếu vì nhớ tô bún bò Huế , mỗi lần vô lại "cúi đầu", ra cũng "gầm mặt" với một quá khứ AN NAM thời "Bắc thuộc" kia mãi hay sao?Bún Bò Huế An Nam ngon lắm thay và cũng nhục lắm hỡi những người yêu nước "
chống Tàu " tại Bắc California?
Ôi buồn đau ! cái tên An Nam đang trêu ngươi những người VN lưu lạc.
 
Đinh Hoa Lư

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen