“Không thể ngăn cấm mạng xã hội…"
Lại một phát biểu nữa của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được dư luận đồng tình, (tại Hội nghị tổng kết của Văn phòng Chính phủ sáng 15/1): "mạng xã hội đã trở thành nhu cầu thiết yếu và không thể ngăn cấm".
Thiết
nghĩ, đó là ý tưởng đột phá và tiến bộ trong bối cảnh mà quán tính hành
xử bao trùm theo cách độc quyền của bộ máy cai trị lâu nay, mà lập luận
của ông thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn, tiêu
biểu của một thứ "chân dung quyền lực": "hàng trăm trang mạng có máy chủ ở nước ngoài sử dụng chiêu bài nguy hiểm là xuyên tạc, bịa đặt,
nói xấu Đảng, Nhà nước, bôi nhọ, xúc phạm danh dự cán bộ lãnh đạo các
cấp nhằm gây chia rẽ Đảng với nhân dân, giảm sút niềm tin của dân với
Đảng, chia rẽ khối đại đoàn kết, tạo sự ngờ vực trong xã hội". (kênh VTV1 tối thứ Tư 14/1). Ông Thứ trưởng nhần mạnh thêm: "Có
thể gọi chung đây là tội phạm không gian ảo, vi phạm pháp luật Việt
Nam. Loại tội phạm này có thể bị xếp vào những nguy cơ đe dọa an ninh
lớn nhất cho đất nước".Cách
nhìn nhận vấn đề quá quen thuộc và đơn giản, cơ quan tuyên truyền mà
mang giọng tòa án, mà thô thiển lại tưởng vừa nghiêm trang như tòa án
Cải Cách Ruộng Đất một thời, để đưa đến hồi kết không kém phần máu me
trung kiên quyết liệt: bắt nhốt ? – Chúng là tội phạm ! Rõ là một thứ
"chân dung quyền lực" của thời kỳ mới mà không đề cập đến “bóc lột” để
có đất đai, lâu đài hay tài khoản. Theo thiển nghĩ, đó mới chính là mầm
mống "đe dọa an ninh lớn nhất cho đất nước”.
Nhiệm vụ của "Thông tin và tuyên truyền" hiện nay, tổng thể là thế và chỉ đến thế ?
Tôi nhớ một câu nói danh tiếng của ai đó : "Khi chỉ có cái búa trên tay, người ta nhìn mọi vật đều có dạng cây đinh”. Thiết nghĩ, xử lý thông tin và nội dung tuyên truyền cũng cần có một ít chất xám xám.
Mạng xã hội là hơi thở của nhân dân, là hơi thở của thời đại, đúng là nhu cầu thiết yếu và "không thể cấm", có nghĩa là không thể cấm được, mà cũng không được cấm, không nên cấm, vì nó là thiết yếu của một xã hội dân chủ. Nhưng ông Thứ trưởng Tuấn có hiểu vì sao "hàng trăm trang mạng có máy chủ ờ nước ngoài" không?. Tại vì họ không chấp nhận làm thân phận cây đinh để ông đóng.
Nhiệm vụ của "Thông tin và tuyên truyền" hiện nay, tổng thể là thế và chỉ đến thế ?
Tôi nhớ một câu nói danh tiếng của ai đó : "Khi chỉ có cái búa trên tay, người ta nhìn mọi vật đều có dạng cây đinh”. Thiết nghĩ, xử lý thông tin và nội dung tuyên truyền cũng cần có một ít chất xám xám.
Mạng xã hội là hơi thở của nhân dân, là hơi thở của thời đại, đúng là nhu cầu thiết yếu và "không thể cấm", có nghĩa là không thể cấm được, mà cũng không được cấm, không nên cấm, vì nó là thiết yếu của một xã hội dân chủ. Nhưng ông Thứ trưởng Tuấn có hiểu vì sao "hàng trăm trang mạng có máy chủ ờ nước ngoài" không?. Tại vì họ không chấp nhận làm thân phận cây đinh để ông đóng.
Giải pháp – có tính chất nội bộ - mà Thủ tướng Dũng đưa ra :"Phải
đưa thông tin chính xác, kịp thời để định hướng… Trên mạng ai nói gì
thì nói, nhưng nếu có thông tin chính thống của Chính phủ thì người dân
mới có lòng tin. Đây là nhiệm vụ mới, cần phải làm tốt trong năm nay." Thủ tướng nói thế là hay rồi, nó vượt lồng thời đại, và có quy định hẳn hoi về thời gian: "phải làm tốt trong năm nay", nhưng liệu có chính xác và kịp thời hay không, chính câu nói nầy?
Người Pháp có câu "tel père tel fils", cha nào con nấy, có ông Thứ trưởng Thông tin-Tuyên truyền như thế, thì có 900 dư luận viên như thế (đều mang búa trên tay = chửi bới, lên án và bắt nhốt, một "phong cách” của CCRĐ). Nhưng sao ông Thủ tướng nói thế, lại có ông Thứ trưởng nói thế ? Nếu có sự chia rẽ nào hay khác biệt ở đây, thì rõ ràng không phải do nhân dân hay mạng xã hội gây ra. Hay ai muốn nói gì thì nói ? Tôi tin ông Thủ tướng hơn, nên hy vọng các blogger sẽ được sớm trả về cho xã hội, mạng xã hội ngày càng được nâng cao và đa chiều. Người dân sẽ biết chọn mặt gửi vàng. Còn ngược lại thì tin ở ông Thứ trưởng, về các tội phạm không gian ảo đã hóa thành tội phạm không gian thật. Mà lần nầy không phải là mạng xã hội, mà chính là bộ máy cầm quyền "ai muốn nói gì thì nói" chăng ?.
Ai đứng đằng sau “chân dung quyền lực”? Dư luận không biết và cũng không cần biết, trừ những người trong lưới quyền lực. Người ta quan tâm nội dung nó nêu lên "có lý" hay không, và cũng mong tiếng nói chính xác và kịp thời từ cơ quan nhà nước, tùy theo đó mà người dân có lòng tin hay không.
Nghe ông Thứ trưởng Thông tin & Tuyên truyền Trương Minh Tuấn nói, người ta bổng nhớ câu trong phim Bao Công:
"Vác dao chém xuống nước, nước càng chảy mạnh. Nâng chén tiêu sầu, càng sầu thêm"
Nước càng chảy mạnh thì đúng rồi, mà sầu là sầu riêng cho ông Thứ trưởng Tuấn, và những người như Ông, chính là hình bóng tái hiện của những ông "Đội trưởng đội Cải Cách” thuở nào.
Điều đáng nhớ nhất trong lời tuyên bố trên của Thủ tướng Dũng: "…phải làm tốt trong năm nay". Hẳn đó không phải là " lời nói gió bay", mà là thể hiện "niềm tin chiến lược"?, hay chỉ là… một mùa thu năm qua Cách Mạng tiến ra sa trường..! Mà chẳng bao giờ tới đích !
Cũng có người hy vọng rằng Việt Nam sẽ xuất hiện một tờ báo biếm họa kiểu Charlie Hebdo, theo cách truyền thống của Việt Nam, như Tuýt, Hĩm, Chóe và hơn nhiều nữa…, hoặc như thơ ca của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến…, với điều kiện ông Thứ trưởng Tuấn– có thể ngồi yên tại ghế - chỉ cần đổi giọng theo mùa là được. Sá gì mà không đại xá cho ông, cũng như các ông Đội trưởng Cải Cách…Dù là rất đáng tiếc.!
Người Pháp có câu "tel père tel fils", cha nào con nấy, có ông Thứ trưởng Thông tin-Tuyên truyền như thế, thì có 900 dư luận viên như thế (đều mang búa trên tay = chửi bới, lên án và bắt nhốt, một "phong cách” của CCRĐ). Nhưng sao ông Thủ tướng nói thế, lại có ông Thứ trưởng nói thế ? Nếu có sự chia rẽ nào hay khác biệt ở đây, thì rõ ràng không phải do nhân dân hay mạng xã hội gây ra. Hay ai muốn nói gì thì nói ? Tôi tin ông Thủ tướng hơn, nên hy vọng các blogger sẽ được sớm trả về cho xã hội, mạng xã hội ngày càng được nâng cao và đa chiều. Người dân sẽ biết chọn mặt gửi vàng. Còn ngược lại thì tin ở ông Thứ trưởng, về các tội phạm không gian ảo đã hóa thành tội phạm không gian thật. Mà lần nầy không phải là mạng xã hội, mà chính là bộ máy cầm quyền "ai muốn nói gì thì nói" chăng ?.
Ai đứng đằng sau “chân dung quyền lực”? Dư luận không biết và cũng không cần biết, trừ những người trong lưới quyền lực. Người ta quan tâm nội dung nó nêu lên "có lý" hay không, và cũng mong tiếng nói chính xác và kịp thời từ cơ quan nhà nước, tùy theo đó mà người dân có lòng tin hay không.
Nghe ông Thứ trưởng Thông tin & Tuyên truyền Trương Minh Tuấn nói, người ta bổng nhớ câu trong phim Bao Công:
"Vác dao chém xuống nước, nước càng chảy mạnh. Nâng chén tiêu sầu, càng sầu thêm"
Nước càng chảy mạnh thì đúng rồi, mà sầu là sầu riêng cho ông Thứ trưởng Tuấn, và những người như Ông, chính là hình bóng tái hiện của những ông "Đội trưởng đội Cải Cách” thuở nào.
Điều đáng nhớ nhất trong lời tuyên bố trên của Thủ tướng Dũng: "…phải làm tốt trong năm nay". Hẳn đó không phải là " lời nói gió bay", mà là thể hiện "niềm tin chiến lược"?, hay chỉ là… một mùa thu năm qua Cách Mạng tiến ra sa trường..! Mà chẳng bao giờ tới đích !
Cũng có người hy vọng rằng Việt Nam sẽ xuất hiện một tờ báo biếm họa kiểu Charlie Hebdo, theo cách truyền thống của Việt Nam, như Tuýt, Hĩm, Chóe và hơn nhiều nữa…, hoặc như thơ ca của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến…, với điều kiện ông Thứ trưởng Tuấn– có thể ngồi yên tại ghế - chỉ cần đổi giọng theo mùa là được. Sá gì mà không đại xá cho ông, cũng như các ông Đội trưởng Cải Cách…Dù là rất đáng tiếc.!
Nhãn: hạ đình nguyên, mạng xã hội, Nguyễn Tấn Dũng, ngăn cấm
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen