Đây
là tiêu đề của một người dân, bạn Lê Phương đăng trên báo Người Lao Động ngày
05 tháng 1 năm 2015 vừa qua. Bài này phát xuất do một số quy định có hiệu lực
từ đầu năm nay. Trong đó quy định về cắt giảm việc trả chi phí cho các loại
thuốc có chi phí cao với những bệnh nhân có bảo hiểm y tế làm dấy lên một luồng
dư luận vô cùng hoang mang lo ngại cho hầu hết những gia đình nghèo.
Quy
định này của Bộ Y Tế VN có nhiều chi tiết nhưng có thể tóm tắt vài điểm chính:
Từ
ngày 1/1/2015, một số thuốc ung thư mới, chi phí cao sẽ chỉ được quỹ bảo hiểm
chi trả 50% thay vì 100% như trước đây, hoặc không được chi trả.
Bộ
Y tế vừa ban hành danh mục thuốc tân dược được Quỹ Bảo hiểm y tế
(BHYT) chi trả, gồm 845 hoạt chất, 1.064 thuốc tân dược; giảm cả về số
lượng hoạt chất và thuốc được chi trả so với danh mục hiện nay. Danh mục thuốc
được BHYT chi trả hiện hành có 900 hoạt chất với 1.143 thuốc.
Ông
Phạm Lương Sơn, Trưởng ban thực hiện chính sách BHYT, Bảo hiểm xã hội Việt Nam
cho biết, danh mục thuốc BHYT lần này có tổng số lượng thuốc ít hơn vì bỏ
bớt một số loại.
Số
thuốc bị giảm chi từ quỹ gồm 4 loại, giảm từ chi trả 100% chi phí xuống còn
30-50%. Ðây đều là các thuốc giá rất cao mà hiệu quả điều trị chưa được chứng
minh rõ ràng. Trong số này có thuốc điều trị viêm gan siêu vi C phải giảm
chi từ 100% xuống còn 30%. Ước tính nếu dùng thuốc này phải mất 90.000 tỷ
đồng mỗi năm để chi cho đủ nhu cầu điều trị của bệnh nhân, trong khi thu quỹ cả
năm 2014 mới được khoảng 53.000 tỷ đồng. Sắp tới Bộ Y tế sẽ ban hành tiếp danh
mục thuốc Đông y được quỹ bảo hiểm thanh toán.
Tại
sao người nghèo phải chết?
Quy định về thanh toán chi
phí bảo hiểm y tế mới mới khiến nhiều người nghèo lo lắng.
Không
phải tất cả bệnh nhân đang dùng thuốc mới, giá cao đều có thể đổi sang dùng
thuốc thông thường. Vì thế, với không ít người mắc bệnh hiểm nghèo, sự thay đổi
này thực sự là một gánh nặng.Bởi nếu không được chữa trị với những loại thuốc
thường dùng họ sẽ phải chết. Mời bạn đọc bài “tâm sự” của người dân.
-
Bạn Lê Phương viết: “Tôi nhớ một bác già nằm vắt tay lên trán, chép miệng:
"Mấy ổng ban hành chính sách như vậy chẳng khác nào ép người nghèo phải
chết".
Ba
tôi nghỉ hưu đã 6 năm. Chưa kịp an hưởng tuổi già bên con cháu thì
ông mắc phải căn bệnh quái ác: ung thư gan. Sau 2 lần phẫu thuật rồi hóa
trị, xạ trị bệnh tình vẫn không thuyên giảm.
May
mắn thay, gần đây bệnh viện thay đổi phác đồ điều trị và hiệu quả
thấy rõ. Ba tôi đã ăn được, ngủ được, da dẻ hồng hào, khối u gom lại còn bằng
1/2 lúc trước.
Nếu
không có bảo hiểm y tế chi trả các khoản chi phí điều trị căn bệnh hiểm
nghèo này, ba tôi chắc đã theo ông, theo bà.
Ấy
vậy mà ngay trong Đêm Giáng sinh an lành, ba tôi nhận được tin sét
đánh: Từ ngày 1-1-2015, loại thuốc đang điều trị cho ba tôi nằm trong danh sách
28 loại thuốc mới, đắt tiền sẽ thay đổi phương thức chi trả từ bảo hiểm y tế.
Thay vì được thanh toán 100% như trước thì nay chỉ được chi trả tối đa 50%.
Hay
tin này, ngay tối đó ba tôi đã không ăn uống rồi không ngủ được. Hôm sau ông
bảo mẹ tôi về lấy quyển sổ tiết kiệm đem vào bệnh viện cho ông kiểm
tra. Sau gần 40 năm làm việc, cống hiến, ba tôi dành dụm được 500 triệu đồng.
Đây là khoản tiền "dưỡng già" như cách ba tôi hay nói vui.
Ông
bảo: "Tao với mẹ mày có lương hưu, có bảo hiểm y tế; tụi bây khỏi
lo. Tiền tiết kiệm này thì để dành đi du lịch và lo
hậu sự". Đó là nói chuyện trước kia, còn từ khi phát hiện bệnh hiểm nghèo,
ba tôi không còn lạc quan như trước. Ông luôn miệng nói: "May mà có bảo
hiểm y tế, nếu không chắc chỉ còn biết nằm chờ chết chứ tiền đâu mà chữa trị?
Bởi vậy người ta mới gọi là bệnh nan y...".
Ấy
vậy mà mấy hôm nay niềm hi vọng sống vốn đã mong manh của ba tôi lại càng lay
lắt như ngọn đèn trước gió. Ông nói quả quyết: "Nằm bệnh viện tới 31-12
thì về. Trước sau gì cũng chết, tốn kém làm gì?". Ông không chỉ quyết định
như vậy mà còn "rủ rê" mấy người bạn chung phòng "về nhà chờ
chết". Tôi nhìn hoàn cảnh của những người kia mà không khỏi áy náy trong
lòng.
Họ
đều là người hưởng lương hưu, là dân nghèo hoặc cận nghèo. Tiền mua thẻ bảo
hiểm y tế phải trông chờ nhà nước hỗ trợ, vậy thì lấy đâu để "đồng chi
trả" một khoản chi phí cao ngất ngưởng như vậy?
Chợt
nhớ mục đích của chính sách bảo hiểm y tế là "người khỏe san sẻ cho người
bệnh". Những năm qua, hẳn là số người khỏe lớn hơn người bệnh gấp nhiều
lần nên mới có khoản kết dư bảo hiểm y tế 20.000 tỉ. Ấy vậy mà các quan
chức bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế lại lo vỡ quỹ nên không dám chi
và còn đổ thừa qua lại.
Người thân nằm gầm giường rất
quen thuộc với những bệnh viện về ung bướu.
Biết
làm sao được. Chỉ còn mong cho toàn dân khỏe mạnh để những người rủi ro bệnh
tật sẽ được cứu sống từ sự chung sức của cộng đồng. Nếu không thì chắc chắn
những người nghèo mắc bệnh nan y sẽ phải chết dù y học có phát triển đến đâu!”
Lá
thư này đã cho bạn biết rõ tại sao người nghèo phải chết.
Chuyện
ở Mỹ và ở VN
Tất
nhiên tôi không dại gì đi so sánh nền văn minh nhân loại hay nói gọn hơn là sự
chăm sóc người dân giữa Mỹ và VN. Đây chỉ là câu chuyện nhỏ.
Tôi
nhớ có lần nói chuyện qua điện thoại với ông bạn ở Virginia, ông hỏi tôi hồi này cuộc sống thế
nào. Tôi thành thật trả lời ngay “bây giờ tôi già rồi, từ ngày tôi bị CA sờ
gáy, chuyện cơm ăn áo mặc hàng ngày đã có ông chủ báo ở Úc cũng là bạn cùng làm
báo và là đồng đội từ những ngày xa xưa lo cho từ A đến Z đến khi tôi chết hoặc
ông ấy ra đi. Tôi chỉ còn lo mỗi chuyện khi phải vào bệnh viện (BV). Bắt buộc
phải có một khoản tiền để sẵn, ở đây vào BV không có tiền chỉ có nước nằm đầu
hè chờ chết.”
Ông
bạn tôi kể chuyện ở Mỹ, vào BV là “nó” lo cho rất kỹ, có khi còn lo hơn cả điều
mình mong muốn. Bởi “nó” tính tiền cho nhà nước Mẽo trả chứ tụi tôi đâu có mất
xu nào.
Tôi
kể tiếp rằng tôi không mua bảo hiểm, và cũng căn dặn người nhà rất kỹ dù gần
chết cũng không đưa tôi vào BV công. Vì có mua bảo hiển cũng như không, còn gặp
nhiều phiền toái. Cụ thể như bà Thụy Vũ, có thẻ bảo hiểm nhưng đến khi về Sài
Gòn chữa bệnh không dám đưa thẻ bảo hiểm ra vì thứ nhất phải chờ dài người mới
được khám, thứ hai là uống loại thuốc rẻ tiền, còn lâu mới hết bệnh. Đấy là
chưa nói đến những chuyện khác như máy móc thuộc loại hàng giả, hàng “đểu”, tay
nghề kém nên có nhiều bệnh nhân khám không ra bệnh hoặc đi hai ba bệnh viện đều
cho kết quả khác nhau.
Một
vần đề nhức nhối hơn đó là y đức của một số không nhỏ bác sĩ (BS) tại VN. Tôi
không nói là tất cả các BS VN đều kém y đức, vẫn còn có những “lương y như từ
mẫu” như tôi đã tường thuật trong bài “Buồn Vui ở Bệnh Viện” ngày 11 tháng 5-2012,
nhưng một số không ít những BS và y tá đã “nhiễm” cái thói quen có phong bì thì
săn sóc đến nơi đến chốn, còn không phong bì thì à ơi ví dầu cho xong chuyện.
Mời bạn đọc vài “chuyện vặt” sau đây để hiểu rõ những gì đã và đang xảy ra với
các BV ở VN. Tôi chỉ nêu 3 vấn đề chính:
Máy
xịn của Mỹ, Nhật trùm mền, xài máy TQ trôi nổi
BV Đa khoa Xuân Lộc (Đồng
Nai), nơi thích xài máy xét nghiệm trôi nổi, đã qua sử dụng của Trung Cộng.
Sở
Y tế tỉnh Đồng Nai vừa có kết luận các sai phạm trong việc quản lý, sử dụng
trang thiết bị y tế (TBYT) và công tác dược đối với BV huyện Xuân Lộc (Đồng
Nai). Theo đó có hàng loạt sai phạm tại bệnh viện (BV) này như không dùng máy
được Nhà nước trang bị mà sử dụng máy trôi nổi, đã qua sử dụng của Trung Cộng;
giao cho người không đủ điều kiện bán thuốc gây nghiện, thả nổi việc quản lý
dược…
Theo
kết luận, tháng 5-2012, BV Đa khoa Xuân Lộc được trang bị, đưa vào sử dụng máy
xét nghiệm 2000i do Nhật sản xuất. Hai tháng trước khi đưa máy vào sử dụng,
Công ty Nguyễn Tùng (đơn vị cung cấp máy) trúng thầu cung cấp hóa chất xét
nghiệm dùng cho máy này. Tuy nhiên, BV chỉ sử dụng máy ba tháng rồi ngưng với
lý do đưa ra là BV không có hóa chất.
Tổng Cục Hải quan vừa bắt 1
lô hàng thiết bị y tế quá đát nhập vào Việt Nam
Với
lý do “không có hóa chất” nên không xài máy “nhà nước”, Sở Y tế chỉ rõ: Trước
khi máy hoạt động, đơn vị cung cấp máy đã trúng thầu hóa chất sử dụng cho máy.
Năm 2013, Công ty Kỹ thuật thiết bị y tế Tân Hồng Bảo trúng thầu hóa chất xét
nghiệm, cũng có hóa chất sử dụng cho máy trên. Cuối năm 2013, khoa Dược của BV
xuất hóa chất xét nghiệm cho chiếc máy (trị giá gần 52 triệu đồng). Vì vậy BV
cho rằng không có hóa chất nên không sử dụng máy là không hợp lý.
Cũng
năm 2012, BV được trang bị một máy xét nghiệm tự động XL 640 do Nhật sản xuất
và máy hoạt động bình thường. Tuy nhiên, từ khi đưa vào sử dụng đến tháng
10-2014, BV không sử dụng cũng với lý do… không có hóa chất. Trong khi loại hóa
chất sử dụng cho máy thì BV vẫn mua!
Tương
tự, năm 2007 phòng sinh hóa của BV được cấp một máy xét nghiệm do Mỹ sản xuất
nhưng đến năm 2012 thì cho đắp chiếu với lý do chuyển sang sử dụng máy tự động.
Đối
với thiết bị hệ thống tán sỏi ngoài cơ thể bị “trùm mền” từ tháng 11-2012 đến
nay, máy do Sở Y tế làm chủ dự án cung cấp cho bệnh viện trong khi bệnh viện
chưa có phòng bảo đảm đủ điều kiện về an toàn bức xạ nên phải để tạm ở chân cầu
thang.
Ngoài
ra, bộ phẫu thuật nội soi mũi xoang được bệnh viện mua về từ năm 2007
nhưng sử dụng không hiệu quả vì trước khi mua sắm, bệnh viện chưa có kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật cho viên chức bệnh viện, chưa thực hiện đúng công
năng của thiết bị nên hiệu quả phục vụ điều trị chưa cao. Nói thẳng ra là
các viên chức này chưa biết cách sử dụng máy nên… nhắm mắt làm liều để kiếm
tiền của người bệnh.
- Công
ty Bio-Rad của Mỹ hối lộ 2,2 triệu USD cho các quan chức chính phủ Việt Nam
Theo
hồ sơ của Ủy ban Chứng khoán Mỹ và Bộ Tư pháp nước này, Bio-Rad là nhà cung cấp
các thiết bị xét nghiệm và chẩn đoán y tế nổi tiếng tại Mỹ, đã thừa nhận đã hối
lộ 7,5 triệu USD cho quan chức y tế các nước Nga, Thái Lan và cả Việt Nam. Số
tiền để bôi trơn tại VN được cho là 2,3 triệu USD và đổi lại họ có được doanh
số đạt hơn 23 triệu USD.
Hồ
sơ điều tra từ năm 2005- 2009, Bio-Rad Văn phòng tại Việt Nam có hàng loạt hợp
đồng bán thiết bị với giá mỗi hợp đồng từ 100 nghìn USD- 200 USD và mỗi hợp
đồng có được họ phải chi "hoa hồng" khoảng 20 nghìn USD.
Sự
việc bị phát lộ khi giám đốc Bio-Rad Singapore nhận thấy đại diện Văn phòng tại
Việt Nam đã đi ngược lại với chuẩn mực đạo đức kinh doanh bị cấm của Bio-Rad
nhưng theo tờ BBC, đại diện của Bio-Rad tại Việt Nam cho rằng "nếu
không bôi trơn họ sẽ mất trên 80% doanh số".
Được
biết Văn phòng Bio-Rad tại Việt Nam
đưa số tiền 2,2 triệu USD thông qua một đơn vị trung gian để hối lộ lại cho các
quan chức bệnh viện. Vụ việc sẽ làm sáng tỏ khi Bộ Công an vào cuộc.
Nhiều
hình thức hối lộ tinh vi trong lĩnh vực y tế
Tài
trợ tiền, mời bác sĩ dự hội thảo quốc tế, hoa hồng qua hoá đơn... những cách
hối lộ trong lĩnh vực y tế được Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Nguyễn
Văn Tiên nêu ra trong cuộc phỏng vấn sáng 6/11.
Ông
Tiên nói: Năm ngoái, Trung Cộng đã xử phạt một công ty của Mỹ mấy trăm triệu
USD vì tội hối lộ mà họ chấp nhận chịu phạt. Còn trường hợp này ở ta (VN), hiện
nay phải xác định là họ hoạt động trong lĩnh vực nào: thuốc, hóa chất hay thiết
bị y tế… Tôi nghĩ là trong 5 năm hối lộ 2,2 triệu USD, có lẽ còn quá nhỏ.
Thực
tế nhiều năm nay, chi hoa hồng cho bác sĩ kê đơn thuốc là chuyện phổ biến. Đây
là một vấn đề rất lớn. Ở các nước như Mỹ thì họ kiểm soát ngay từ các công ty,
xem danh sách chi hoa hồng, chi cho những ai do đó mới phát hiện được. Ta cũng
muốn kiểm soát nhưng rất khó. Tôi mong là qua đợt này, chúng ta sẽ phát hiện
được xem ở lĩnh vực nào, dược hay thiết bị y tế.
Họ
có thể tài trợ dưới hình thức mời đi nước ngoài tham dự hội thảo, cộng vào là
có thể thành mấy triệu đôla. Ví dụ, hãng tài trợ cho mấy trăm bác sĩ đi dự hội
thảo, mỗi người vài nghìn đôla cộng lại đã thành một khoản lớn. Hình thức hối
lộ rất khó, vấn đề phát hiện ra như thế nào. Nhiều nơi có tình trạng chủ yếu
trả hoa hồng qua đơn thuốc rất tinh vi.
Tôi
nghĩ là những công bố của cơ quan điều tra ở nước ngoài như vậy sẽ khó với
chúng ta. Nhưng đây cũng là một dịp tốt cho Việt Nam tìm cách đưa giá thuốc, giá
trang thiết bị y tế về giá thực mà không bị chi phối bởi những khoản hoa hồng
rất khó kiểm soát.
Tôi
rất muốn Quốc hội ban hành luật Đấu thầu, trong đó có mục riêng cho đấu thầu
cung ứng thuốc và thiết bị y tế để kiểm soát. Nhưng cũng rất vất vả vì thực tế
này tồn tại ở nhiều nước.
Có
hàng mấy chục công ty nước ngoài đầu tư trang thiết bị y tế và bán thuốc ở Việt
Nam.
Chỗ nào cũng có hoa hồng, vấn đề là làm thế nào để phát hiện được, rất khó.
Ở
đây là vấn đề y đức, sự tự giác, quản lý của cơ quan cán bộ, bác sĩ đó.
Ví
dụ mời đi hội thảo, ta không phát hiện được. Họ có cơ chế trả hoa hồng rất tinh
vi, không qua tài khoản, ngân hàng…
Ngoài
ra, Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng Cục Hải quan đã phá đường dây chuyên
nhập khẩu thiết bị y tế quá đát của Công ty Kỹ thuật Thiết bị Y tế Bảo Trân
(Công ty Bảo Trân, ở số 19, 180/2, đường Trần Duy Hưng, Hà Nội). Theo kết quả
giám định ban đầu, toàn bộ số thiết bị y tế nhập khẩu gồm máy soi dạ dày, máy
scan phim X Quang và các phụ kiện đi kèm của có xuất xứ từ Nhật Bản, Trung Cộng,
Mexico
đã bị thải ra do không còn giá trị sử dụng. Hiện cơ quan chức năng tiếp tục
điều tra làm rõ vụ việc.
Tốn
hàng tỉ USD đi nước ngoài chữa bệnh
Chỉ
cần nhìn qua vài sự kiện trên bạn còn thể tin tưởng gì vào những thiết bị y tế
để khám chữa bệnh của BV tại VN được không? Vì thế bạn đọc hiểu rõ hơn tại sao
tôi căn dặn người nhà có chết cũng không đưa tôi vào BV công. Còn môt số lớn
các “đại gia, đại quan” cứ mắc bệnh là đi Singapore, đi Mỹ chữa bệnh. Mỗi năm
chảy ra nước ngoài hàng tỉ đồng chứ không ít.
Theo
thống kê, hiện cả nước VN có khoảng 170 bệnh viện tư nhân với vốn đầu tư hàng
chục ngàn tỷ đồng (chưa kể hệ thống bệnh viện công xuống tới cấp huyện). Tuy
nhiên, theo Bộ Y tế, hằng năm người Việt vẫn đem hơn 2 tỷ USD ra nước ngoài
chữa bệnh
Có
những câu chuyện khiến ngay cả người vai vế trong xã hội cũng phát khóc
khi phải chịu đựng lối ứng xử hống hách của một số bác sĩ tại bệnh viện của
giới nhà giàu. Không ít bệnh viện gắn sao được xây to, trang bị hiện đại, nhưng
cung cách ứng xử vẫn hống hách, coi thường bệnh nhân.
Dài
cổ chờ mua thuốc ở bệnh viện
Vỉa hè là nhà chờ quen thuộc của nhiều bệnh nhân và người nhà đến khám tại các bệnh viện quá tải ở Hà Nội.
Gần
xế chiều, các nhà thuốc tại các bệnh viện ở TP Sài Gòn vẫn đông nghịt bệnh nhân
chờ đợi. Nhiều người ở tỉnh xa trót hẹn xe đến đón buộc phải dời lại giờ, số
khác ngại mất thời gian đã chấp nhận ra ngoài mua.
Nguyên
nhân gây quá tải nhà thuốc là do quá tải tải bệnh viện dẫn đến người mua thuốc
nhiều. Trong khi đó mỗi bệnh viện chỉ có một nhà thuốc.
Nhà
thuốc Bệnh viện Nhân dân Gia Định, dù không phải là ngày đầu tuần, số bệnh
nhân đến khám không quá đông, nhưng đến gần 11h vẫn ngập người ngồi đợi.
Khu
vực cấp thuốc bảo hiểm y tế, có khoảng 100 người ngồi chờ đến lượt. Khu bán
thuốc cạnh đó cũng đông người chờ. Cảnh chờ đợi mua thuốc kéo dài gần đến xế
chiều mới vơi dần.
Chờ
mệt mỏi, nhiều bệnh nhân bỏ bảo hiểm khám dịch vụ
Gần cả ngàn bệnh nhân phải
chen lấn, chờ đợi vì việc khám bệnh tại Bệnh viện Nhân dân 115
Người
dân xếp hàng dài đợi chờ, mệt mỏi với các thủ tục hành chính rườm rà, nhiều
người đành bỏ bảo hiểm sang khám dịch vụ khiến khu dịch vụ của các bệnh viện
đông lại càng đông. Gần nửa tháng áp dụng Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), tình hình
quá tải tại các bệnh viện tuyến trên không những vấn tiếp diễn, mà phía người
bệnh còn chật vật hơn khi đi khám chữa bệnh
Đông
nhất là Bệnh viện Bạch Mai, người đến khám bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) chen
nhau chật kín quầy tiếp đón. Bác Trịnh Văn Quân, trú tại quận Hoàng Mai than
thở: “Đi bệnh viện thời nay mà như đi xếp hàng thời bao cấp vậy, chờ
đợi sốt ruột vẫn chưa đến lượt mình. Càng ngày tôi càng phải chờ đợi lâu hơn”.
Sự
đông đúc này khiến nhiều người đành phải bỏ BHYT để khám dịch vụ. Do đó, tại
khu khám dịch vụ của các bệnh viện, số bệnh nhân rất đông.
Còn
ở TP. Sài Gòn, tại Bệnh viện Thống Nhất và Bệnh viện Chợ Rẫy, 2 đơn
vị thí điểm được Bộ Y tế chọn để thục hiện việc nâng cao chất lượng
khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cũng vẫn có nhiều bệnh nhân phải than phiền vì chờ
đợi.
Đến
đây bạn đọc lại có thể thông cảm với người dân Việt về nỗi khổ của cái bảo hiểm
y tế và nỗi sợ hãi thế nào khi phải vào bệnh viện công ở VN.
Đề
tài này còn khá dài, tôi sẽ có dịp tường thuật với bạn đọc vào một kỳ
báo sau.
Văn
Quang
09-
tháng 1-2015
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen