Donnerstag, 15. Januar 2015

Mặc Lâm - Khổng Tử - Ông là ai vậy?


Thứ Tư, ngày 14 tháng 1 năm 2015

Ông Khổng Tử nói nhân dịp khánh thành Viện Khổng Tư tại Hà Nội."Tụi mày chỉ lợi dụng học thuyết lỗi thời của tao để mưu sự ác thôi chứ gì?". Hình internet. 
Câu hỏi trống không, có một ít chua nhưng nhiều người sẽ thắc mắc: Ông Khổng Tử thì thế gian này chỉ có một. Đó là ông được người Tàu tôn sùng là Vạn Thế Sư Biểu, tức là bậc thầy của muôn đời. Ông Khổng là thánh nhân của người Tàu và hàng hàng lớp lớp con người vẫn đang xì sụp lạy ông. Lạy trước bàn thờ và lạy trong tâm tưởng.
Nhưng vẫn chưa thỏa mãn, chân dung của ông vẫn còn mờ nhạt lắm. Ông làm gì mà được tôn sùng đến nỗi mấy ngàn năm rồi mà vẫn còn chưa thôi. Ông có ngang với Chúa, với Phật với Allah hay không, và quan trọng nhất ông đã để lại gì với đời này?
Có. Những học thuyết, triết lý của ông xoay chung quanh đời sống trong đó ông lấy đạo đức làm chuẩn mực cho mọi sinh hoạt. Từ vua tới tôi, từ cha tới con vợ tới chồng. Ông bao quát mọi cá nhân và chỉ ra cá nhân phải hy sinh trước người khác để nhận lại những gì đã đưa ra. Nhưng lý thuyết chính vẫn được tuyền tụng như Quân Sư Phụ, Tề Gia , Trị Quốc, Bình Thiên Hạ hay Trung Nghĩa Lễ Trí Tín.
Trong suốt 20 năm ông dẫn học trò đi khắp nơi để mong có một minh quân nào đó thu nhận và chấp nhận triết lý của ông. Mãi tới năm 51 tuổi, nước Lỗ mới trọng dụng và giao ông giữ chức Đại tư khấu coi việc binh pháp và kiêm luôn chức Tể tướng. Nhưng cuộc đời quan trường của ông luôn bị dè bĩu, tranh chấp khiến ông bỏ cuộc và mở trường dạy học trò.
Trong thời đại của Khổng Tử, sự rối loạn lên tới cực điểm và từ chỗ rối loạn đó ông đưa ra thuyết Thiên Mệnh nhằm áp dụng “mệnh trời” - “Thiên tử” để cai trị và thống nhất các phần đất đai bị phân chia khắp chốn. Ông muốn thống nhất thiên hạ qua cái mà người dân bị nhồi nhét từ trước rằng vua là con trời và vì vậy ông vua muốn làm điều gì cũng được.
Hàng trăm năm qua các học giả, thức giả Việt Nam đã xem đây là một ý tưởng bảo thủ, phong kiến tuy nhằm thống nhất đất nước, nhưng sau khi thống nhất thì người dân lại chịu cảnh sống cùm kẹp một cách khốc liệt qua các vua chúa Trung Hoa từng nổi tiếng với những ý tưởng điên rồ về đàn áp dân chúng.
Thuyết Quân Sư Phụ của ông là một điển hình nữa, chống lại cách mà người Trung hoa cổ không thích tự mình trói mình trong sợi dây quyền lực. Các sứ quân nổi lên khắp nơi trong thời Xuân Thu cho thấy sự rệu rã của xã hội không còn thuốc chữa vàThuyết Quân Sư Phụ là cách kéo mọi người trở lại tôn ti nhằm thiết lập một xã hội an lành.
Nhưng qua thời gian, xã hội đã nhiều năm không còn cần cái tôn ti ấy nữa. Quân Sư Phụ đã làm xong nhiệm vụ của nó từ cả ngàn năm trước, hôm nay tiếp tục mang nó ra để ngâm nga thì quả là không hợp thời và đậm chất phong kiến.
Vua bảo chết thì thần phải chết là một tư tưởng phản động. Ngu Trung là mặt trái của trí thức a tòng với chế độ, bất cứ chế độ nào dù là cộng sản hay độc tài, dù là quân phiệt hay dân chủ. Ngu Trung không phải là cách để giữ yên sự ổn định chính trị mà chính nó làm cho chính trị bị xáo trộn bởi tính chất thỏa hiệp mang mặt nạ trung thành. Đảng cộng sản Việt đang đầy dẫy loại ngu trung như thế.
Về mặt gia đình, lý thuyết Tề Gia Trị Quốc Bình Thiên Hạ của Khổng Tử hiện rõ nét sự khiên cưỡng mà dù có cố gắng cách mấy cũng rất khó thực hiện. Khái niệm Tề giangày nay thật lố bịch khi mỗi thành viên trong gia đình đều có vị trí ngang nhau. Ngang nhau từ suy nghĩ tới phát biểu và tự do hành động. Người cha trong gia đình không phải là một ông vua nhỏ mà muốn cầm dao “tề” mọi người vào khuôn phép của ông ta là được. Sự phát triển xã hội không chỉ đến từ đàn ông, vai trò người phụ nữ bị coi thường là đặc tính của Khổng giáo. Từ khước tất cả mọi đóng góp của người nữ khi xem họ ngang hàng với bọn tiểu nhân.
“Duy nữ tử dữ tiểu nhân vi nán dưỡng dã, cận chi tắc bất tốn, viễn chi tắc oán” (Nghĩa là, Khổng Tử nói: “Duy chỉ có phụ nữ và tiểu nhân là khó giáo dưỡng. Gần thì họ khinh nhờn, vô lễ, xa thì họ oán hận”).
Tiểu nhân trong mắt của Khổng Tử đối lập lại với quân tử, người mà vạn thế sư biểu nâng lên thành icon, thành mẫu mực của mọi thời đại. Quân tử đôi lúc cũng kỳ khôi, lố bịch dưới mắt người đời sau và cụm từ “quân tử Tàu” đã bao đời, sống trong tiềm thức người Việt, và xem ra vẫn còn sống mãi.
Tại sao Khổng Tử húy kỵ với phụ nữ như vậy? Có lẽ ông xấu trai, có lẽ ông thất bại trong cuộc hôn nhân mà lý do xấu trai là chính đã đẩy vợ ông ra khỏi gia đình để từ đó ông mang niềm căm giận phụ nữ một cách sâu sắc.
Trong tất cả các tài liệu nói về ông không có một chương hồi nào thuật lại cuộc đời hôn nhân của ông. Người đàn bà duy nhất phảng phất trong suốt cuộc đời của Khổng Tử là Nguyên Quan Thị. Phảng phất, vì bà không bao giờ nói chuyện với ai. Phảng phất, vì không bao giờ được Khổng Tử hay học trò ông nhắc đến. Tình duyên đổ vỡ là nguyên nhân rất lớn khiến Khổng Tử kỳ thị phụ nữ, nhưng chính sự kỳ thị đó đã khiến cho tề gia trị quốc bình thiên hạ của ông nằm rất lâu trong các gia đình Trung Hoa và các xứ sở bị người Trung Hoa đánh chiếm, trong đó có Việt Nam.
Đàn ông Việt Nam xứng đáng là học trò ngoan của Khổng Tử vì họ gìn giữ và bảo tồn tư tưởng coi thường phụ nữ, kể cả vợ mình một cách đáng kiêu hãnh. Hơn trăm năm sống dưới sự đô hộ của Pháp nơi mà văn hóa vốn tôn trọng phụ nữ với hai chữ “ga lăng” nổi tiếng nhưng đàn ông Việt Nam trong hơn 100 năm ấy vẫn xem vợ là cái máy đẻ, rửa chén và sai vặt. Tâm lý trọng nam khinh nữ thoát thai từ miệng của Khổng Tử mà ra, đến nỗi cả tỷ người Tàu đang đánh vật với tâm lý này trong đời sống hàng ngày của họ.
Mà lạ, chính phụ nữ Tàu chấp nhận nó như một số phận. Chấp nhận sự miệt thị của chồng lẫn của xã hội khi họ ra đường va chạm kiếm sống. Tâm lý tự ti ấy đã kéo dân tộc Trung Hoa hàng trăm năm thua sút nước ngoài và quan trọng hơn nữa chính tâm lý ấy làm cộng sản nảy nở và sống sót.
Khi người chồng, người cha trong gia đình bất cần sự góp ý kiến của các thành viên khác thì thói quen ấy tự họ mang vào cơ quan, mang vào đời sống bên ngoài xã hội và áp dụng nó đối với các cấp cao hơn mình. Nấc thang giá trị ấy ngày một bền chắc khiến sự cai trị của hệ thống mạnh đến nỗi nó trở thành tảng đá lớn cản trở mọi ý tưởng nhằm thay đổi não trạng “tề gia” đã ăn sâu trong từng ông chồng Việt Nam.
Bây giờ khi nghe tin Trung cộng mang Viện Khổng Tử vào Hà Nội, người ta nhảy lên chống đối. Chống đối vì nhiều lẽ trong đó có sự lo sợ về một ổ tình báo nằm trong lòng thủ đô. Cái lo hơn mà mỗi người phụ nữ Việt cần thấy đó là chồng mình mỗi ngày từ nơi làm việc trở về nhà với cái miệng nồng nặc rượu và trừng mắt nhìn mình với hàm ý anh ta sắp sửa “tề gia”.
Ở Mỹ thì các chị sẽ cười: À há, tui thấy ông chồng dễ thương cực kỳ làm gì có chuyện đó?  
Đúng là chuyện bên Tàu mà dân Việt cựa quậy. Ông Khổng Tử đáng thương hay đáng trách?
Nguồn: songnews.net

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen