Có
những người sinh ra tại Việt Nam, có cha mẹ là người Việt Nam, nhưng từ
thuở nhỏ đi học trường Pháp tại Việt Nam. Hằng ngày họ chào lá cờ Pháp
trong sân trường nhưng lòng họ dửng dưng với mảnh vải ba màu Xanh trắng
đỏ… Rổi thỉnh thoảng đi ngoài đường họ thấy người ta treo những lá cờ
Vàng ba sọc đỏ thì họ biết ngày đó có lễ lạc gì đó của người Việt Nam.
Họ cũng dửng dưng như họ đã dửng dưng với lá cờ Pháp.
Nhưng
họ trở nên tức giận khi những lá cờ Đỏ cướp đi đất đai tài sản và cướp
đi quyền làm người của họ vào năm 1975. Họ đành phải bỏ nước ra đi,
mang theo những kỷ niệm oán hờn đối với tấm vải Đỏ sao vàng.
Đặt
chân lên đất nước thứ ba họ lại khó chịu khi thấy có những người Việt
Nam cứ ôm lấy mảnh vải Vàng ba sọc đỏ mà khóc. Theo họ thì những giọt
nước mắt kia chính là hoài niệm cho một thời có của mà không biết giữ.
Trong thâm tâm họ thầm rủa : “đáng đời”.
Họ
cũng cảm thấy bực mình khi thấy có những người Việt Nam đứng nghiêm
trước mảnh vải Vàng ba sọc đỏ tại bất cứ nơi nào : Trong hội trường,
trong nhà thờ, nhà chùa, rạp hát, phát thanh, phát hình. Họ lên án
những người Việt kia đã : “lợi dụng cho những mục đích xấu xa, hoặc những trình diễn lố bịch, trơ trẽn”.
Riêng đối với mảnh vải Vàng thì họ hiểu như thế này : “Cờ
vàng được chính thức sử dụng từ ngày 02.06.1948 bởi Chính phủ lâm thời
quốc gia Việt Nam của Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân. Khi hiệp định Geneve
được ký kết, chia đôi Việt Nam thành 2 quốc gia riêng biệt, cờ vàng trở
thành quốc kỳ của Việt Nam Cộng Hòa từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam”. Theo họ thì năm 1954 lá cờ Vàng mới là Quốc Kỳ nhưng Quốc Kỳ của riêng Miền Nam Việt Nam mà thôi (sic).
Bởi
vì học trường Pháp cho nên họ biết về lịch sử đất nước Việt Nam rất mơ
hồ. Họ không biết chính phủ lâm thời Nguyễn Văn Xuân là chính phủ gì ?
Ai dùng lá cờ đó ? Và được treo tại đâu vào thời nào ?
Lá cờ Vàng ba sọc đỏ
Sự
thực tháng 3 năm 1945 người Nhật đuổi thực dân Pháp ra khỏi Việt Nam.
Nhưng đến tháng 8 năm 1945 Nhật thua Mỹ và Đồng Minh, cho nên tháng 9
năm 1945 Pháp bắt đầu chiếm lại Sài Gòn; 1946 chiếm lại Huế; và cuối
1946, đầu 1947 chiếm lại Hà Nội; đuổi ông Hồ Chí Minh và Đảng Cọng sản
Việt Nam lên rừng.
Nhưng
trong thời gian cầm quyền từ 1945 đến 1947 CSVN đã giết hết 10.500 lãnh
tụ của các đảng phái không Cọng sản ( Sau này được gọi là các đảng phái
Quốc gia ). Và buộc một số lãnh tụ khác còn sống sót như Nguyễn Thế
Truyền, Bảo Đại, Trần Trọng Kim, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Tường Tam, Vũ
Hồng Khanh, Nghiêm Kế Tổ, Phạm Công Tắc, Hồ Hữu Tường, Trần Văn Ân, Phan
Huy Đán, Trần Văn Lý, Phan Văn Giáo … phải chạy ra nước ngoài.
Sau
khi tái chiếm toàn Việt Nam, thực dân Pháp toan tính lập lại chế độ
thuộc địa tại Việt Nam. Nhưng họ đụng phải sự chống đối mãnh liệt của
những người Việt Nam không Cọng sản ( người Quốc gia ). Các cuộc biểu
tình tranh đấu suốt tháng 8 và tháng 9 năm 1947 trên khắp nước đã khiến
thực dân Pháp buộc phải chấp thuận để cho dân chúng Việt Nam tự bầu chọn
một minh chủ để lập thành một nước “Quân chủ lập hiến”, nằm trong Liên
Hiệp Pháp. Dân chúng quyết định chọn cựu hoàng Bảo Đại đang lưu vong
tại Hồng Kông.
Ngày
26-3-1948 các đại biểu nhân sĩ Việt Nam sang Hồng Kông bàn với Bảo Đại
thành lập một chính phủ tạm thời của người Việt để tiện việc điều đình
với Pháp. Bảo Đại đề cử ông Nguyễn Văn Xuân lập chính phủ lâm thời
trong khi chờ đợi Bảo Đại chính thức trở về nắm quyền. Chính phủ lâm
thời không có sự tham dự của ĐCSVN bởi vì chính phủ HCM đang ở trên rừng
và đã trở thành kẻ thù của người Việt Quốc gia.
Đại
hội Quốc dân nhóm họp tại Sài Gòn ngày 24-4-1948 để bầu chọn chính phủ
lâm thời, và bầu chọn Quốc Kỳ và Quốc Ca của nước Việt Nam trong tương
lai. Sau 1 năm điều đình, ngày 8-3-1949 lá cờ Vàng ba sọc đỏ mới chính
thức được kéo lên tại điện Elyssé, Pháp, trong buổi lễ ký kết Hiệp ước
Pháp trao trả độc lập cho Việt Nam. Ngày 1-7-1949 chính phủ độc lập đầu
tiên của nước Việt Nam do Bảo Đại làm Quốc trưởng kiêm Thủ tướng ra mắt
quốc dân. Từ đó lá cờ Vàng ba sọc đỏ là Quốc Kỳ của đất nước Việt Nam.
Nhưng
rồi 1950 Mao Trạch Đông can thiệp vào nội tình Việt Nam. Ông ta cho
dựng lại ĐCSVN, thành lập Quân đội Nhân dân VN, và chỉ huy 90 ngàn tay
súng của CSVN đánh nhau với quân Pháp. Cuối cùng tại Hội nghị Geneve
1954; bốn nước Pháp, Anh, Liên Xô, Trung Quốc đã buộc Quốc trưởng Bảo
Đại lấy nửa nước phía Bắc giao cho CSVN cho nên kể từ đó lá cờ Vàng ba
sọc đỏ không còn treo tại Miền Bắc nữa. Dầu vậy lá cờ Vàng cũng đã được
treo tại Miền Bắc được hơn 5 năm.
Như vậy lá cờ Vàng là Quốc Kỳ truyền thống của người Việt Nam. Nó không phải là biểu trưng riêng của nước Việt Nam Cọng Hòa.
Bởi vì nước Việt Nam Cọng Hòa được thành lập ngày 26-10-1955, tức là 6
năm sau khi lá cờ Vàng ba sọc đỏ đã được kéo lên trên toàn đất nước Việt
Nam.
Tôi là người Việt Nam…
8
giờ sáng ngày 1 tháng 5 năm 1975, tôi bươn bả đi từ bến Bạch Đằng lên
bến Chương Dương, Sài Gòn, để tìm gia đình một người anh bị thất lạc
trong cơn chạy tìm đường thoát thân đêm hôm trước. Đằng sau tôi là một
đoàn quân CSVN chỉa súng đi dọc theo hai bên đường, cũng từ Bạch Đằng
lên Chương Dương.
Nhưng
gần tới bến Chương Dương tôi hoảng hồn khi trông thấy hai người lính
Nhảy dù mặc hai bộ đồ Dù thẳng nếp đi ngược về phía tôi; một người mang
lon Trung sĩ nhất và một người mang lon Hạ sĩ…Có vài người đi trước và
sau tôi vội la lên báo động cho hai người lính : “Tụi nó tới rồi đó, tụi nó đang đi đằng sau kìa…!”, “Việt Cọng ở đằng sau kia kìa…!”.
Hai người lính Dù hơi ngẫng cao đầu hơn một chút rồi thản nhiên bước
tới với vẻ mặt như cười cười… Tôi chợt lạnh người khi hiểu ra họ đang
toan tính gì.
Những
người khác cũng kịp hiểu như tôi, một chị phụ nữ đi trước tôi đã đưa
tay níu lấy tay một người lính : “Đừng!.. đừng làm vậy…!”, người lính Dù
gở tay ra rồi tiếp tục bước tới, chị phụ nữ khựng lại bật khóc : “Trời
đất ơi!…Trời đất ơi!”… Mắt tôi mờ đi…, tôi chỉ biết vội chạy tới trước
để mong đừng nghe tiếng súng nổ và khỏi nhìn thấy những gì sẽ xảy ra
đằng sau lưng mình.
Hình
ảnh hai người lính Dù cứ ám ảnh tôi suốt những năm tháng dài nằm trong
tù. Tôi kính trọng họ, bởi vì họ kính trọng bộ đồ Dù ngang với mạng
sống của họ. Trong thâm tâm của họ bộ đồ Dù không còn là miếng vải, mà
là cái gì đó rất thiêng liêng. Không phải thiêng liêng đối với riêng họ
mà là đối với quê hương, đất nước.
Vì
vậy khi đặt chân lên đất Mỹ tôi cũng vô cùng thương mến những người mặc
lại bộ đồ trận, mặc dầu đó là sắc phục của những người thua trận. Dầu
biết thua trận là nhục nhã nhưng họ không thể từ bỏ chính họ, từ bỏ lý
tưởng thời trai trẻ của họ. Họ tôn trọng bộ đồ trận như là tôn trọng
danh dự một đời của mình.
Tôi cũng vô cùng kính trọng những người đứng nghiêm chào lá cờ Vàng ở bất cứ nơi đâu, bởi vì tôi hiểu họ. Đối với họ thì lá cờ Vàng là quê hương đất nước của họ; là máu, là nước mắt của dân tộc Việt Nam. Cho nên cái mà họ chào là thiêng liêng,… là cao cả,… là anh linh đã có từ hơn 4 ngàn năm !
Tôi khinh bỉ…
Vì
vậy tôi khinh bỉ những người Việt Nam mà không biết gì về đất nước Việt
Nam. Họ to họng chưởi rủa những người chào lá cờ Vàng mặc dầu những
người này không làm điều gì động tới họ. Tôi cũng khinh bỉ những người
không phân biệt được thế nào là miếng vải, thế nào là lá cờ; hoặc không
phân biệt được thế nào là lá cờ và thế nào là lá Quốc Kỳ. Họ không có
đủ học thức để hiểu rằng lá Quốc Kỳ là anh hồn của một dân tộc.
Giờ đây, trên diễn đàn này, họ đã viết : “Cùng
chỉ là một miếng vải thôi, cùng là 2 màu vàng đỏ có đáng gì đâu, mà đã
gây nên biết bao là tranh luận: chửi bới nhau, nhục mạ nhau”, “Nguyên
tắc dân chủ là thế . Dù mình không thích cờ đỏ, nhưng đó là ý của đa số
thì không thể chối bỏ được. Lúc đó cờ vàng 3 sọc đỏ sẽ trở thành một
tấm vải vàng đỏ không hơn không kém”.
“…cuộc
chiến đấu mới này là chiến đấu cho tự do, dân chủ cho cả nước chứ không
phải chiến đấu để cắm lại lá cờ vàng trên thành phố Sài gòn hay một nơi
nào khác trên đất nước VN”. Và : “Khi chế độ cộng sản VN sụp đổ, việc chọn lá cờ nào cho cả nước sẽ do toàn dân quyết định thông qua quốc hội”.
Vấn đề là quốc hội nào và toàn dân nào ? Phải chăng là : Khi chế độ cộng sản VN sụp đổ, việc chọn lá cờ nào cho cả nước là do toàn dân quyết định thông qua quốc hội của nước “Việt Nam xã hội chủ nghĩa” ?
Họ
không phân biệt được thế nào là đa số quốc hội, thế nào là đa số dân
chúng. Thế nào là quốc hội trước họng súng và thế nào là dân chủ bịp
bợm. Nghĩa là trình độ chính trị của họ không có … Vì vậy mà họ đã
trách người Việt chống cộng là tại sao không tiếp nhận Cù Huy Hà Vũ,
Điếu Cày… Họ viết :
“Lần
nào cũng thế, khi có một nhân vật đấu tranh trong nước bị VC « tống
khứ » ra khỏi VN thì hải ngoại nổi lên những luận điệu chê bai, bôi bác,
chụp mũ để vô hiệu hóa tiếng nói, hoạt động của người ấy”
Trong
khi ĐC chỉ muốn tranh đấu cho nhân quyền trong nước và chống TQ, chứ
không hề muốn giải thể chế độ. Còn CHHV miệng hô giải thể chế độ Cọng
sản nhưng đưa ra đường lối chỉ cần cải sửa luật pháp của nước CHXHCN
Việt Nam trong ôn hòa (sic)… Đường lối của ĐC, CHHV không thể nào hòa
hợp với đường lối của những người Quốc gia. Do đó Điếu Cày cứ đi con
đường của Điếu Cày, còn người Quốc gia cứ đi con đường của người Quốc
gia; hai con đường này song song với nhau chứ không hề chống lại nhau.
Nhưng
nếu có ai đó muốn lái người Quốc gia hòa hợp hòa giải với chính quyền
CSVN, hoặc âm mưu đưa ĐC lên làm minh chủ cho phong trào tranh đấu tại
hải ngoại thì không xong. Đơn giản vì người ta sợ lại bị lừa như trường
hợp Bùi Tín. Ông Bùi Tín cũng to họng bêu rếu nhà cầm quyền CSVN nhằm
quy tụ một số người chống cộng dưới cờ của ông ta. Nhưng rồi cuối cùng
ông ta trương lên lá cờ Đỏ sao vàng (sic). Hành vi này được coi là gian
trá, bịp bợm.
Vì
vậy người Việt Quốc gia vẫn tiếp tục hỗ trợ Điếu Cày trên bước đường mà
ĐC đang đi; như là đã từng hỗ trợ từ trước tới giờ. Nhưng người Việt
Quốc gia cũng có quyền từ chối ôm Điếu Cày vào lòng bởi vì quan điểm của
hai bên không phải là một. Người Việt Quốc gia có tiếng nói riêng và
Điếu Cày có tiếng nói riêng, không ai nói thay cho ai.
Còn
những người Việt học trường Pháp tự cho mình là kẻ đứng ngoài, trong
lòng chẳng bao giờ có một lá Quốc Kỳ, thì không nên xía vào chuyện chính
trị của người Việt. Biết gì mà xía ! Đã không biết mà còn lên giọng
dạy đời, đòi người Việt Quốc gia phải ôm lấy Bùi Tín, Điếu Cày… thì
không xong.
BÙI ANH TRINH
Nếu
Ls Lâm Đậu Đậu, con gái của Lâm Bưu, đang ở Bắc Kinh, công khai đòi lôi
cổ Mao Trạch Đông từ dưới mồ chôn ở Trung Nam Hải ra trước ánh sáng
công ly'.
Như
vậy, Ls Cù Vũ, con trai của công thần Cù Huy Cần,đang an toàn thảnh
thơi trên xứ cờ hoa của nử thần Tự Do có làm được chút gì như đồng
nghiệp Lâm Đậu Đậu ?
Ngoài
ra, Ông Cường Râu, một triễn vọng chủ tịch cộng đồng Người Việt vùng
thủ đô Hoa Thịnh Đốn nhiệm ky 2016-2018 (theo hảng Marketing NVK quảng
cáo) cùng lúc Hoa KỲ có tân tổng thống; đã từng cam đoan Điếu Cày "sẳn
sàng đào mồ cuốc mả Hồ Chí Minh"(nguyên văn).
Do
đó, đồng hương Người Việt đang chờ đợi bản cáo trạng phơi bày tội ác
của Cộng Sản sẽ được pháo thủ họ Đinh lấp thuốc bồi vào Điếu Cày chuẫn
bị khai hỏa.
T10T
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen