Nguyên Thạch (Danlambao) -
Trong sách lược cai trị, đảng CSVN ngày càng trở nên hung bạo nhằm bảo
vệ mục đích qui Tàu và tranh thủ hoàn thành mưu đồ của cái gọi là "Mật
Nghị Thành Đô 1990". Để củng cố chiến lược, bằng mọi cách Hoa Nam luôn
quan tâm chỉ đạo và hướng dẫn cho những Thái thú từng bước thực hiện
những bước tiến trong kế hoạch mà Trung Nam Hải đã vạch ra.
Vì
lẽ đó, ĐCSVN sẽ chú tâm theo dõi và bắt bớ, nhốt tù những người dám
đứng lên chống lại. Không phải vô tình mà 13 tướng
lãnh dưới sự dẫn dắt của tên Thái thú Phùng Quang Thanh bên quân đội đi
triều cống Thiên triều, họ còn cố thu tóm cả lực lượng công an dưới thế
lực của tên Trần Đại Quang nhằm củng cố một hệ thống đàn áp kiên cố như
những bức tường sắt.
Đối
mặt với hai lực lượng cốt cán của cái gọi là bạo lực chuyên chính cách
mạng này là quân đội và côn an, người dân chỉ đơn thuần với tình yêu quê
hương, quyết tâm bảo vệ Tổ Quốc khi trong tay không một tất sắt, trong
khi đó hai lực lượng kể trên có đầy đủ quyền lực, phương tiện đàn áp và
vũ khí các loại, kể cả nhà tù và trại giam. Cuộc
đấu tranh không tương quang lực lượng này, vũ khí của chúng ta, nếu có
chăng thì đó là bầu nhiệt huyết và tinh thần đoàn kết. Để thể hiện tinh
thần này, không gì quí báu hơn là chúng ta chung lòng bảo vệ lẫn nhau,
mà tương thân tương trợ là những thứ rất cần thiết.
Để
giúp cho những nhà đấu tranh cho Dân Chủ và đồng thời cũng tự giúp cho
chính mình, mỗi một người trong chúng ta hãy cố gắng tự kiềm chế, tính
toán, dành dụm, tiết kiệm tất cả những gì mà chúng ta có thể tiết kiệm
được để cùng nhau góp gió. Triệu triệu cơn gió cùng chung một hướng thổi
sẽ tạo thành những cơn bão có thể quét
trôi bất cứ lực cản nào.
Giai
đoạn bế tắc hiện nay mà chế độ toàn trị gặp phải là sự trì trệ của nền
kinh tế mà có thể xem là vô phương cứu vãn, có thể điều này sẽ là động
lực chính để đưa đến sự sụp đổ toàn diện theo quỹ đạo Domino. Để góp
phần cho tiến trình sụp đổ xảy ra nhanh chóng hơn, người Việt ở hải
ngoại là thành phần ở vị thế được xem là rất quan trọng, nó quan trọng
đến mức đảng và nhà cầm quyền phải công nhận đây là một thành phần không
thể tách rời khỏi bộ phận của quốc gia, của dân tộc.
Nắm
được vị thế quan trọng đó, từ lâu người Việt ở hải ngoại dẫu gián tiếp
hay trực tiếp, vô tình hay hữu ý, khối người này đã và đang dung dưỡng
một chế độ bạo tàn được tồn tại cho đến ngày hôm nay. Nếu đại đa số
người Việt ở hải ngoại công nhận rằng chúng ta đã và đang tiếp tay cho
sự tồn tại khắc nghiệt đầy nghịch lý đó thì chúng ta cũng phải can đảm
thực hiện việc tạm ngưng hoặc rất giới hạn việc tiếp máu cho nhà đương
quyền, mặc dù điều đó sẽ gặp phải nhiều ưu tư, đắn đo với không ít ưu
tư, phân vân... Nhưng nếu chúng ta không sớm chọn một thái độ dứt khoát
thì sự đau khổ của toàn khối dân tộc sẽ mãi mãi kéo dài. Với thái
độ thà một lần chấp nhận đau thương trong ngắn ngủi, còn hơn là chúng
ta sẽ đau khổ trong chuỗi thời gian dai dẳng triền miên.
Có
một sự thật mà hầu như ai cũng nhìn thấy và công nhận là những người
dám đứng lên đấu tranh, dám gióng lên bằng tiếng nói cũng như bằng những
hành động cụ thể thiết thực, họ là những người can trường, những gương
hy sinh cao cả. Họ là những người đã nói thay, đã đem tấm thân thay cho
chúng ta chịu những cực hình, những tra tấn, những năm tháng tù đày. Bản
thân những nhà đấu tranh này và gia đình họ là những người phải trực
tiếp gánh chịu những đau đớn, thiệt
thòi và khó khăn. Được chia sẻ cùng họ cho những tổn thất này, ngoài
trách nhiệm của một công dân, nó còn là những hành vi chứa đầy tính đạo
đức của những con người còn có lương tâm.
Có
rất nhiều người thành khẩn mong rằng tất cả chúng ta hãy nhận thức rõ
mối nguy cơ của đất nước, của dân tộc đang và sẽ bị giam hãm trong vòng
vây đàn áp và nô lệ, luôn trao dồi ý niệm tiền đồ và tương lai của Tổ
Quốc là trách nhiệm chung, không phải của riêng ai và mọi người phải
cùng nhau gánh vác bằng những hành động thiết thực thì mới mong thấy
được ánh sáng cuối đường hầm và cao cả hơn nữa là
ngày chiến thắng.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen