Tú Anh
Nơi tạm trú của nạn nhân Philippines bị lũ lụt sau khi cơn bão Fung-Wong đổ vào Manila ngày 20/09/2014.REUTERS/Erik De Castro
Nhân loại còn « một ít » thời gian để tự cứu ? Bản báo cáo thứ 5 của Nhóm chuyên
gia quốc tế về khí hậu GIEC được báo chí Pháp bình luận rộng rãi bên
cạnh những vấn nạn kinh tế, tài chính, chiến tranh và tham vọng bá
quyền.
Dưới
bức ảnh một nhà hoạt động bảo vệ môi trường vác trên vai quả địa cầu
màu xanh nước biển và những vầng mây trắng tươi mát đi biểu tình, nhật
báo Công giáo La Croix nhận định trên trang nhất : Vẫn còn chút thời
gian để cứu trái đất với điều kiện là phải phản ứng nhanh. Trái đất, tài
sản chung duy nhất của nhân loại đang bị đe dọa trầm trọng mà những lời
báo động đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần từ thập niên 1980 của thế
kỷ trước và đây đã là lần thứ năm nếu chỉ tính theo con số bản phúc
trình của GIEC công bố hôm qua tại Đan Mạch.
Nhật
báo kinh tế Les Echos đưa tin cơ quan chuyên gia môi trường khí hậu
GIEC hụ còi báo động và nhấn mạnh đến ba hệ quả của hiện tượng bầu khí
quyển bị hâm nóng : nước biển bị acide hóa do nồng độ CO2 gia tăng đến
36%, băng tan làm mực nước dâng cao gây lũ lụt vùng duyên hải trong khi
trong lục địa hạn hán kéo dài hơn và thường xuyên hơn.
Theo
nhật báo La Croix, nhân loại vẫn còn khả năng lựa chọn. Các nhà khoa
học thẩm định có thể giới hạn nhiệt độ khí quyển tăng dưới 2°C từ nay
đến cuối thế kỷ, có nghĩa là còn cơ may tồn tại. Đây là trách nhiệm của
con người, thay đổi quán tính, từ nay sử dụng ít năng lượng và phải hành
động ngay.
Tuy
nhiên, nhật báo Công giáo liệt kê những chướng ngại cản trở những cam
kết chân thành nhất biến thành hiện thực mặc dù công luận đã ý thức :
Hai trong số các cản lực đó là tâm lý thường tình : tình trạng nhiệt độ
gia tăng hiện nay là do các thế hệ trước tiêu dùng năng lượng gây ô
nhiễm. Thế hệ ngày nay, nếu hy sinh thắt lưng buộc bụng đầu tư vào năng
lượng sạch, thì phải nhiều thế hệ nữa mới thấy kết quả. Tâm lý ích kỷ
thường tình làm cho con người bớt hăng hái.
Bên
cạnh khoảng cách thời gian còn có khoảng cách địa lý. Những nước công
nghiệp, thủ phạm gây ô nhiễm thì « ở quá xa » các nước nghèo, không phải
là thủ phạm chính nhưng lại là nạn nhân lãnh hậu quả trực tiếp bị lũ
lụt, bão tố triền miên.
Cản
lực cuối cùng mà cũng không kém quan trọng là từng cá nhân cảm thấy bất
lực trước một vấn đề quá lớn dù sự sống còn của nhân loại bị đe dọa.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen