Cựu Trung Tá QĐND Trần Anh Kim nói về HS & TS
Các nhà nghiên cứu nói tàu cá là 'công cụ tuyệt vời' của Trung Quốc trong chính sách bành trướng ở Biển Đông.
18.08.2014
Chiến
thuật dùng tàu cá để bành trướng và bảo vệ các tuyên bố chủ quyền của
Bắc Kinh ở Biển Đông dường như không thể ngăn cản được, theo nhận xét
của giới chuyên gia phân tích.
Bài
phân tích trên trang chuyên về quốc phòng Defensenews.com hôm
nay dẫn nhận định của các nhà nghiên cứu nói tàu cá là công cụ tuyệt
vời của nhà nước Trung Quốc trong chính sách của họ ở Biển Đông vì việc
Bắc Kinh phái tàu cá ra khoanh vùng các khu vực có tranh chấp hoặc dựng
nên hàng rào ngăn cản tàu hải quân hay tàu tuần duyên của các nước khác
không mang lại những hình ảnh tiêu cực trên các phương tiện truyền thông
so với hình ảnh về các vụ sách nhiễu của tàu chiến.
Ông Sam Tangredi, tác giả quyển sách ‘Trận chiến Chống tiếp cận’ nói những hình ảnh này như thể là một sự kháng cự phi bạo động.
Ngư
dân Đà Nẵng yêu cầu nhà nước phải cho lực lượng hải giám hay kiểm ngư
ra [bảo vệ ngư dân.] Phía Trung Quốc họ có tàu đi lên đi xuống, còn bên
mình chẳng thấy tàu đi lên đi xuống gì hết...
Ngư dân Nguyễn Văn Xuân.
Chuyên
gia về quân sự Trung Quốc
tại Tổ chức Di sản, ông Dean Cheng, nhận xét rằng chiến thuật này đặt
Việt Nam, Nhật Bản, Hoa Kỳ, và
Philippines vào tình thế khó khăn vì nếu dùng lực lượng để ứng phó với
đội tàu cá Trung Quốc thì các nước sẽ không được sự ủng hộ chính trị
trên thế giới và bị rơi vào vị thế là phe làm leo thang căng thẳng khi
đối đầu với tàu dân sự.
Trong
các vụ căng thẳng sau khi Bắc Kinh đưa giàn khoan 981 vào khu vực Hà
Nội có tuyên bố chủ quyền ở Hoàng Sa, Việt Nam đã tố cáo rằng trong hàng
trăm tàu các loại mà Trung Quốc điều động tới bảo vệ giàn khoan có rất
nhiều tàu cá vỏ sắt,
mũi nhọn
có nhiệm vụ tấn công, đâm húc.
Người đứng đầu lực lượng kiểm ngư Việt Nam từng khẳng định với VOA Việt ngữ rằng tàu cá Trung Quốc là một lực lượng tấn công.
Cục trưởng Nguyễn Ngọc Oai:
“Tàu
cá của Trung Quốc không gọi là tàu cá được. Thật ra đó là những tàu
thiết kế để thực hiện nhiệm vụ khác. Những tàu đó cũng là một trong
những mũi tấn công chính trong các vụ gây hấn với Việt Nam.”
Chiến
thuật dùng tàu cá bành trướng chủ
quyền đã được Bắc Kinh ứng dụng từ thập niên 90 khi tàu cá Trung Quốc
neo đầy các đảo Matsu và Junmen của Đài Loan trong vụ căng thẳng chính
trị thời bấy giờ.
Trung Quốc cũng tăng cường sử dụng tàu cá như một hình thức uy hiếp ngay sau cuộc bầu cử Tổng thống của Đài Loan vào năm 2000. Lúc đó, Bộ Quốc phòng Đài Loan báo cáo có khoảng 1.000 tàu cá bao vây đảo Pratas ở Biển Đông do quân đội kiểm soát trong khi 250 tàu cá khác của Trung Quốc đổ về đảo Tungying cũng do quân đội kiểm soát gần Trung Hoa lục địa. Đội tàu cá này được mô tả là tàu vỏ sắt với trọng tải 100 tấn.
Trung Quốc cũng tăng cường sử dụng tàu cá như một hình thức uy hiếp ngay sau cuộc bầu cử Tổng thống của Đài Loan vào năm 2000. Lúc đó, Bộ Quốc phòng Đài Loan báo cáo có khoảng 1.000 tàu cá bao vây đảo Pratas ở Biển Đông do quân đội kiểm soát trong khi 250 tàu cá khác của Trung Quốc đổ về đảo Tungying cũng do quân đội kiểm soát gần Trung Hoa lục địa. Đội tàu cá này được mô tả là tàu vỏ sắt với trọng tải 100 tấn.
Tàu
cá của Trung Quốc không gọi là tàu cá được.Thật ra đó là những tàu
thiết kế để thực hiện nhiệm vụ khác. Những tàu đó cũng là một trong
những mũi tấn công chính trong các vụ gây hấn với Việt Nam.
Ông Nguyễn Ngọc Oai, người đứng đầu lực lượng
kiểm ngư Việt Nam.
Theo
chuyên gia quân sự Dean Cheng, đội tàu cá khổng lồ của Trung Quốc cũng
là phương tiện thu thập thông tin tình báo vừa tiện lợi, vừa không tốn
kém. Một dẫn chứng được đưa ra là vụ 4 thành viên thủy thủ đoàn của một
tàu cá Trung Quốc bị Đài Loan bắt giữ gần cửa sông Zengwun năm 2000. Tàu
cá này được cài đặt các thiết bị theo dõi và thủy thủ đoàn thừa nhận là
nhân viên của Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc.
Ông Cheng cho rằng cũng có khả năng là hàng ngàn tàu cá Trung Quốc hiện đang được trang bị các thiết bị siêu âm chống tàu
ngầm.
Kinh nghiệm va chạm đầu tiên của hải quân Mỹ với chiến thuật này của Trung Quốc là vào năm 2009 khi hai tàu khảo sát Victorious và Impeccable bị tàu cá lẫn tàu an ninh hàng hải Trung Quốc quấy nhiễu gần đảo Hải Nam.
Kinh nghiệm va chạm đầu tiên của hải quân Mỹ với chiến thuật này của Trung Quốc là vào năm 2009 khi hai tàu khảo sát Victorious và Impeccable bị tàu cá lẫn tàu an ninh hàng hải Trung Quốc quấy nhiễu gần đảo Hải Nam.
Nhà
nghiên cứu này nói dùng lực lượng tàu cá giúp giảm bớt các hình ảnh xấu
về sự giương oai diễu võ của hải quân Bắc Kinh trên biển mà cùng lúc
cũng có thể duy trì được một biện pháp đầy quyền lực trong tay.
Các ngư dân Việt Nam cho biết đa số tàu cá Trung
Quốc đều được trang bị lưỡi lê nhọn phá băng để làm nhiệm vụ xua đuổi và tấn công tàu Việt Nam.
Ngư dân Việt cũng than phiền là trong khi tàu cá Trung Quốc được các tàu chức năng của nhà nước hộ tống bảo vệ thì tàu cá Việt phải tự mình đối đầu với hiểm nguy và sự hung hãn của các tàu Trung Quốc mỗi khi ra khơi.
Ngư dân Việt cũng than phiền là trong khi tàu cá Trung Quốc được các tàu chức năng của nhà nước hộ tống bảo vệ thì tàu cá Việt phải tự mình đối đầu với hiểm nguy và sự hung hãn của các tàu Trung Quốc mỗi khi ra khơi.
Chủ
tịch nước Việt Nam, ông Trương Tấn Sang, từng tuyên bố rằng ‘Ngư dân là
những cột mốc sống khẳng định chủ quyền nên ngư dân còn bám biển là Tổ
quốc còn chủ quyền.’
Tuy
nhiên, không như Trung Quốc, các tàu chấp pháp của Việt Nam không có
nhiệm vụ đi theo bảo vệ lực lượng được gọi là ‘cột mốc sống khẳng định
chủ quyền’ hoạt động
trên vùng biển đầy rủi ro này.
Cục trưởng Cục Kiểm ngư Nguyễn Ngọc Oai:
Cục trưởng Cục Kiểm ngư Nguyễn Ngọc Oai:
“Không,
không. Chúng tôi không theo bảo vệ vì lực lượng chúng tôi có hạn. Cả
vùng biển rộng lớn chúng tôi chỉ có 30 tàu. Chúng tôi chủ yếu tuyên
truyền, quan sát ở xa để theo dõi, để hỗ trợ thôi, chứ chúng tôi không
phải theo để bảo vệ tàu cá.”
Phát biểu với VOA Việt ngữ, một ngư dân Đà Nẵng tên Nguyễn Văn Xuân hoạt động ở Hoàng Sa
bày tỏ nguyện vọng:
“Ngư
dân Đà Nẵng yêu cầu nhà nước phải cho lực lượng hải giám hay kiểm ngư
ra [bảo vệ ngư dân.] Phía Trung Quốc họ có tàu đi lên đi xuống, còn bên
mình chẳng thấy tàu đi lên đi xuống gì hết trơn. Cần cho các tàu chức
năng ra vùng biển của mình hoạt động để ngư dân đánh bắt được yên tâm.
Ngư dân sợ và lo lắng khi bám biển làm ăn vì gặp Trung Quốc hoài, gặp
hải giám, kiểm ngư, hải quân của họ hoài, ngày mô cũng gặp hết trơn.
Nhiều khi còn gặp trực thăng của họ bay giám sát mình nữa mà.”
TQ dùng tàu cá làm lực lượng bành trướng chủ quyền ở Biển Đông
Truyền
thông nhà nước loan tin mới hôm 14/8 có thêm 1 tàu cá ở Lý Sơn do
thuyền trưởng Nguyễn Hiền làm chủ bị tàu hải giám Trung Quốc mang số
hiệu 46002 đập phá, cướp bóc gây thiệt hại nặng nề khi đang đánh bắt ở
Hoàng Sa.
Báo
trong nước nói cơ quan chức năng địa phương có biện pháp hỗ trợ tàu bị
hại. Tuy nhiên, cũng như những lần trước, giới hữu trách Việt Nam không
nhắc tới biện pháp ngăn ngừa hay đối phó với những vụ tấn công tương tự
từ Trung Quốc trong lúc vẫn khuyến khích ngư dân bám biển khẳng định chủ
quyền.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen