'Khi chính quyền bị dân quay mặt đi'
Khi một chính
quyền, một triều đại bị người dân 'quay mặt đi', thì đó là khi mà chính quyền
hay 'triều đại ấy' đã bị 'hạ bệ rồi', đó là nhận định của một nhà lý thuyết xã
hội học từ Hà Nội khi bình luận về những bài học lịch sử và quy luật khách quan
chi phối các thể chế chính trị cầm quyền ở một quốc gia như Việt Nam hiện
nay.
Hôm
09/2/2014, Tiến sỹ Nguyễn Đức Truyến, nguyên Trưởng phòng Xã hội học Văn hóa,
Viện Xã hội học, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, nói với BBC rằng
điều này được hiểu như một 'quy luật' chứ không phải là một cái gì 'ngẫu
nhiên'.
Theo nhà
nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến một số thể chế quyền lực đã bị sụp đổ trong lịch
sử đương đại gần đây, như ở Liên Xô, khối Đông Âu Xã hội Chủ nghĩa (cũ), hoặc
một số chế độ độc tài trong mùa Xuân Ả-rập mới đây, là do đã 'xa rời' nhân dân,
quần chúng.
Ông nói:
"Những thiết chế đã sụp đổ thực sự là những thiết chế đã xa dân... Tức là thiết
chế đó chỉ hướng vào phục vụ bản thân chính thể của nó thôi, còn nó không chú ý
gì đến đời sống của người dân, những nguyện vọng của người dân, cho nên dần dần
người ta quay lưng lại, người ta không ủng hộ nó nữa...
"Khi người
dân đã quay lại bất hợp tác với hệ thống chính trị đó, thì hệ thống chính trị
đó, cho dù thế nào, cũng không thể nào giữ được, không thể ổn định được và bản
thân nó tự sinh ra lủng cũng, sinh ra mâu thuẫn và đi đến tự sụp
đổ."
'Bất đồng quan điểm'
"Tôi không đồng ý, vì vấn đề chứng minh cái đó thì không có gì chứng minh điều đó cả. Nhưng tôi lại nghĩ rằng người Việt Nam rất hay có đột biến, Cách mạng Tháng Tám là đột biến..."
TS. Nguyễn Đức
Truyến
Gần
đây trong dịp Tết Nguyên Đán, Giáo sư BấmTrần Ngọc
Thêm, một nhà nghiên cứu về văn hóa học từ Sài Gòn nói với BBC ông tin
rằng Việt Nam có khuynh hướng ưa chuyển đổi xã hội 'từ từ, chầm chậm' hơn là
theo lối 'đột biến' như ở phương Tây với lý do về mặt truyền thống văn hóa, xã
hội, Việt Nam mang đặc tính "âm tính" kiểu phương Đông.
Bình luận về
điều này, Tiến sỹ Nguyễn Đức Truyến, người từng nghiên cứu Việt Nam trên các
bình diện văn hóa học, xã hội học và khoa học lịch sử bày tỏ ông bất đồng với
quan điểm này.
Nhà xã hội
học nói: "Tôi không đồng ý, vì vấn đề chứng minh cái đó thì không có gì chứng
minh điều đó cả. Nhưng tôi lại nghĩ rằng người Việt Nam rất hay có đột biến,
Cách mạng Tháng Tám là đột biến...
"Chúng ta
không nói đến những nguyên nhân, không nói đến những yếu tố này, yếu tố kia,
nhưng tại sao các nước khác vẫn còn đang trong vòng nô lệ, thì Việt Nam đã là
nước đầu tiên thoát ra khỏi vòng nô lệ ngay sau thời kỳ Thế chiến thứ Hai, còn
trước cả Trung Quốc?"
Theo nhà
phân tích này, dân tộc Việt Nam không phải là một 'dân tộc cam chịu' mà trái lại
là một dân tộc 'bất khuất' qua suốt quá trình lịch sử quốc gia, dân tộc tới
nay.
"Dân tộc
Việt Nam nói như là tử vi 'tôi sinh vào giờ ấy thì chẳng làm được gì nên hồn
cả', thì tôi nghĩ không đúng."
Mở đầu cuộc
trao đổi, Tiến sỹ Truyến phân tích những nhân tố chính yếu quyết định sự chuyển
biến xã hội, cũng như trả lời câu hỏi liệu một hệ thống đảng phái chính trị bất
kỳ trong xã hội ngày nay có thể đứng ngoài quy luật "hữu sinh năng hữu tử" như
một quy luật trong xã hội, văn hóa và tôn giáo vẫn được đề cập xưa nay hay là
không.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen