*** Dương Thu Hương đã
khóc vì: kẻ chiến thắng là kẻ mọi rợ.
Nếu người dân Miền Bắc ai cũng được vô
thăm quan Sàigòn một vài ngày rồi về, thì
chắc chắn, cuộc chiến xâm lăng Miền Nam của CS Hà Nội sẽ phải bị huỷ bỏ, vì
chẳng còn ai tin vào đường lối tuyên truyền lừa bịp của chúng. Cũng vì đã trải
qua tâm trạng đó, nên sau này, tôi đã tìm thấy sự đồng cảm sâu xa ở nhà văn
Dương Thu Hương khi nghe bà
nói, sau 1975, vô Sàigòn, nhìn thấy những đường phố, những tòa nhà và cuộc sống
của người dân Miền Nam, bà đã khóc và đau xót nhận ra, trong cuộc chiến tranh
Việt Nam, kẻ chiến thắng là những kẻ mọi rợ.
Điều phi lý của cuộc chiến tranh Việt Nam là, trong khi
Miền Bắc xâm lăng Miền Nam, theo đuổi một cuộc chiến phi nghĩa đầy bẩn thỉu, thì
người dân Miền Bắc lại sống trong hào quang giả tạo, xuất phát từ ảo tưởng
“chống Mỹ cứu nước, giải phóng Miền Nam”. Trái lại, trong khi Miền Nam phải
chiến đấu trong cuộc chiến tranh chống cộng sản xâm lăng, có đầy đủ hào quang
chính nghĩa và lý tưởng cao quý, thì có nhiều người sinh ra và lớn lên ở Miền
Nam, lại không nhận ra được điều cao đẹp đó, tìm đường vô bưng, đi theo cộng
sản. Đó là do lỗi của ai? Lỗi của gia đình, nhà trường, chính phủ, hay do hoàn
cảnh ân oán, phe nhóm của mỗi cá nhân? Nhưng dù cho đó có là lỗi của ai, bây giờ
nhìn lại, đều thấy chua xót, vì trong cuộc chiến, Miền Nam đã có chính nghĩa nhưng đã không làm sáng tỏ
chính nghĩa đó, hoặc có làm, nhưng chưa đến
nơi đến chốn.
Bây giờ, nhìn trở lại cuộc chiến tranh Việt Nam, nhiều
khi tôi vẫn nghĩ, nếu ở Miền Nam có những văn nghệ sĩ phản chiến, ít nhiều có
tội, làm thiệt hại đến cuộc chiến tranh chống cộng sản xâm lăng; thì ở Miền Bắc,
những người có tội lỗi nhất đối với dân tộc, đất nước, chính là những văn sĩ,
nhạc sĩ, thi sĩ, nhà báo, nhà giáo… đã đóng vai trò của những văn nô, ký nô cho
chế độ. Một người cộng sản, dù có xảo quyệt đến đâu, khi phun nọc độc tuyên
truyền, người nghe bao giờ cũng cảnh giác, thận trọng. Nhưng một người trí thức,
một thi sĩ, văn sĩ, nghệ sĩ,… khi dùng cái tài năng thiên phú của họ, phụng sự
cho qủy, thì sự khốc hại bao giờ cũng thê thảm hơn rất nhiều. Trong suốt 20 năm
sống ở Miền Bắc, và sau này suốt mấy chục năm, theo dõi thơ văn của Việt Nam
dưới chế độ cộng sản, tôi phải đau xót thú nhận, hầu hết những người cầm viết
được coi là “thần tượng” của người Việt trên đất Bắc, đều là những người đã tôn
thờ qủy, phục vụ cho qủy, để đánh đổi ơn mưa móc của chế độ cộng sản, mà nhiều
khi ơn mưa móc đó chỉ là vài lạng thịt, ít cần đường phèn, hay một chiếc vỏ xe
đẹp…. Và khi một nhà văn, nhà thơ đã được coi là “thần tượng” mà lại đi tôn thờ
qủy, đánh đổi những vật chất tầm thường, thì sự tai hại thiệt là vô cùng cho
chính họ, cũng như cho những ai tôn thờ họ.
Tôi xin đơn cử một thí dụ, nhà thơ Chế Lan Viên. Tài thơ
văn của nhà thơ Chế Lan
Viên có thể nói tuyệt vời. Tập thơ Điêu Tàn làm lúc ông mới mười mấy tuổi đã cho
thấy tài năng thiên phú của ông. Đáng tiếc và đáng giận, khi ông dùng tài năng
của ông viết những vần thơ ca ngợi chế độ cộng sản, khiến không biết nhiêu thanh
thiếu niên, lao đầu vào chỗ chết, hiến thân xác cho
đảng cộng sản, chỉ vì đọc những vần thơ của ông.
Để ca ngợi cuộc chiến tranh xâm lăng Miền Nam của cộng
sản Hà Nội, Chế Lan Viên viết những câu thơ xao xuyến lòng người:
Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm!
Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?
- Chưa đâu! Và cả trong những ngày đẹp
nhất
Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc,
Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành
văn,
Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc,
Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch
Đằng…
Hay khi kêu gọi tinh thần hy sinh, sẵn sàng dâng hiến
tất cả cho “lý tưởng giải phóng Miền Nam” của đảng cộng sản, Chế Lan Viên đã
viết những vần thơ có giá trị liên tưởng, đầy khích lệ:
Không ai có thể ngủ yên trong đời chật
Buổi thủy triều vẫy gọi những vầng
trăng,
Mỗi gié lúa đều muốn thêm nhiều hạt,
Gỗ trăm cây đều muốn hóa nên trầm,
Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt,
Mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đằng…
Đọc những câu thơ trên, quý vị sẽ thấy, thi sĩ Chế Lan
Viên đã đội vương miện, tắm hào
quang cho cuộc chiến tranh xâm lăng Miền Nam của cộng
sản. Dĩ nhiên, khi viết những câu thơ đó,
Chế Lan Viên đã biết rõ sự thực của cuộc chiến tranh VN. Sau này, khi bước vào
lúc tuổi xế chiều, Chế Lan Viên đã tỏ ra ân hận rất nhiều, khi ông thú nhận
trong bài thơ “Ai? Tôi!”, trong đó có những câu:
Mậu Thân 2,000 người xuống đồng bằng
Chỉ một đêm, còn sống có
30
Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2,000 người đó?
Tôi!
Tôi – người viết những câu thơ cổ võ
Ca tụng cac người không tiếc mạng mình
trong mọi cuộc xung phong.
Một trong ba mươi người kia ở mặt trận về sau mười
năm
Ngồi bán quán bên đường nuôi đàn con
nhỏ.
Bên cạnh những thi nô như Chế Lan Viên, Tố Hữu, Huy Cận,
Thế Lữ, Phạm Tiến Duật… ở Miền Bắc còn có những cuốn truyện đầu độc người đọc.
Trong số những tác phẩm văn chương ảnh hưởng độc hại đến trí tuệ, lửa nhiệt tình
và quan niệm sống của thanh thiếu niên Miền Bắc, có 2 tác phẩm quan trọng hơn cả
là cuốn
Ruồi Trâu và cuốnThép Đã Tôi Thế
Đấy.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen