Montag, 10. Februar 2014

Brussels: chuyến viếng thăm hiếm hoi của những người Bảo vệ nhân quyền Việt Nam trước phiên họp Kiểm định định kỳ lần thứ 2

Brussels: chuyến viếng thăm hiếm hoi của những người Bảo vệ nhân quyền Việt Nam trước phiên họp Kiểm định định kỳ lần thứ 2


Philipp Woschitz (Frontline Defenders) / (Người dịch  Dieu Quyen (Danlambao) - Ngày 28-29 tháng 1 năm 2014, hai người bảo vệ nhân quyền từ Việt Nam đến Brussels và gặp gỡ với đại diện của tất cả các tổ chức Âu châu để thảo luận về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. 

Chuyến viếng thăm này thật đặc biệt vì ít nhất hai lý do. Thứ nhất, đây là lần đầu tiên nhóm Bảo vệ nhân quyền từ bên trong Việt Nam đã có thể đi đến châu Âu và chia sẻ những kinh nghiệm làm việc cho nhân quyền tại đất nước của mình. Và thứ hai, chuyến viếng thăm này xảy ra chỉ một tuần trước phiên họp Kiểm định định kỳ thứ hai của Việt Nam. Đây là thời điểm thuận lợi nhất cho họ. Điều này giải thích sự quan tâm đáng kể của Hội đồng Âu Châu và thành viên đối với những lời tường thuật của bà Phạm Thị Đoan Trang và ông Nguyễn Anh Tuấn, trong 1 cuộc họp có rất đông người tham dự (khoảng 70 người) những người này thuộc Nhóm công tác Hội đồng Liên minh châu Âu về Nhân quyền (COHOM), được phối hợp tổ chức với Ban Công tác về Châu Á và Châu Đại Dương (COASI).

Cả hai người bảo vệ nhân quyền này là những blogger hoạt động tích cực và đã phải đối mặt với sự quấy rối của chính quyền vì các hoạt động của họ. Trong các cuộc thảo luận khác nhau, họ chia sẻ đánh giá của họ về tình hình nhân quyền tại Việt Nam, và cũng nhấn mạnh rằng xã hội dân sự đang nhanh chóng phát triển ở đây. Trang và Tuấn tin rằng sự phát triển rất gần đây, xảy ra trong vòng bốn năm qua, là phần lớn nhờ vào các mạng xã hội như Facebook, đã cho phép các tổ chức nhân quyền mới nổi tổ chức các hoạt động của họ và tạo ra mạng lưới kết nối. Điều này cũng đã giúp họ ngày càng có thể tham gia nhiều hơn với các tiềm năng đối tác quốc tế, cũng như các cơ chế nhân quyền quốc tế và trong khu vực, như Liên hiệp quốc. Trang miêu tả như sau: "Bốn năm trước, tôi đã không hề biết rằng một công cụ như cuộc họp Kiểm điểm định kỳ lại tồn tại".

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tình hình bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam là hoàn toàn tích cực. Trong thực tế, theo Trang và Tuấn, nhiều người vẫn còn phải đối mặt với sự quấy rối của chính quyền, cả hợp pháp và ngoài luật pháp. Pháp luật hình sự của Việt Nam vẫn còn giúp cho nhà nước dễ dàng kết tội những người bảo vệ nhân quyền, đặc biệt là những người đẩy mạnh tự do ngôn luận. Ví dụ như điều 258 Bộ luật hình sự biến việc "sử dụng các quyền tự do dân chủ" thành "xâm phạm lợi ích của Nhà nước", trở thành một tội hình sự. Ngoài những bản án hình sự, người bảo vệ nhân quyền còn bị giám sát bao gồm cả việc giám sát kỹ thuật số, bị đe dọa, phỉ báng, và gần đây hơn, là cả một chiến thuật bao vây kinh tế.

Khi được hỏi họ mong đợi gì từ quá trình Kiểm định định kỳ này, Trang và Tuấn cho biết họ muốn thấy không chỉ là những khuyến nghị mạnh mẽ đối với nhà cầm quyền Việt Nam, mà cộng đồng quốc tế cũng nên theo dõi tiến trình thực thi các đề xuất này, bao gồm những điều khoản mà phía Việt Nam đồng ý thực thi tại kỳ kiểm định trước. Trên thực tế, theo họ, điều khó khăn nhất là việc thực hiện - và giám sát - các cam kết của Việt Nam. Hội đồng Âu Châu và các nước thành viên có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc này. Đối với Trang và Tuấn, một việc tốt là phía Việt Nam, khác với các quốc gia khác, có vẻ chịu bị ảnh hưởng hơn từ những áp lực quốc tế. 

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen