Montag, 9. Februar 2015

Ghìm Súng Ở Biển Đông

Tất cả các quôc gia trong khu vực đều đang ghìm súng ở Biển Đông. Câu hỏi có vẻ như cùng thóng nhất là: bao giờ Hải quân Trung Quôc tấn công để chiếm toàn bộ quần đảo Trường Sa ở Biển Đông, nơi đang có nhiều nước tranh chủ quyền, kể cả Việt Nam.

Xa tới như Thái Lan cũng quan ngại. Thông tấn Infonet của Việt Nam cho biết rằng Thái Lan muốn xây dựng đơn vị taù ngầm. Bản tin viết:

“Thái Lan nhiều khả năng sẽ sắm mới 2 hoặc 3 tàu ngầm mới sau khi ngân sách quốc phòng năm 2016 được tăng lên, qua đó cho phép nước này cải thiện năng lực quốc phòng đã thiếu trong hơn 60 năm qua.Theo một nguồn tin của Bộ Quốc phòng Thái Lan, Lực lượng Hải quân Hoàng gia Thái Lan đã đệ trình kế hoạch mua 2 đến 3 tàu ngầm trong dự thảo ngân sách của năm 2016, và bộ trưởng bộ quốc phòng Prawit Wongsuwon đã tỏ ý ủng hộ kế hoạch này.

Hải quân Thái Lan đang xem xét các loại tàu ngầm khác nhau, nhưng tàu ngầm lớp Chang Bogo của Hàn Quốc là loại tốn ít chi phí nhất với giá 330 triệu USD mỗi tàu.”

Trong khi đó, ở tận phía nam của Biển Đông, Malaysia cũng phải trang bị hệ thống phòng không cho căn cứ gần Biển Đông...

Bản tin VOA từ Hoa Kỳ viết:

“Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia cho biết nước này đang tìm cách trang bị hệ thống phòng không cho căn cứ hải quân của mình ở Teluk Sepanggar như một biện pháp phòng ngừa những mối đe dọa tiềm tàng.

Ông Hishammuddin Tun Hussein mô tả kế hoạch triển khai hệ thống phòng không tại căn cứ Kota Kinabalu của Hải quân Hoàng gia Malaysia là một động thái chuẩn bị cho các cuộc xung đột trong tương lai, và nói thêm rằng hiện tại đang tập trung vào những mối đe dọa tiềm năng từ Biển Đông và vùng biển ở phía đông tỉnh Sabah.

Tuy nhiên, ông Hishammuddin không nêu chi tiết cụ thể về bất kỳ hệ thống nào đang được xem xét, nói rằng bất kỳ quyết định nào sẽ phụ thuộc vào đòi hỏi của lực lượng vũ trang và ngân khoản của chính phủ.

Những vụ tàu Trung Quốc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia hồi gần đây đã làm lộ rõ những hạn chế của hải quân nước này. Trong khi mối đe dọa của nhóm Nhà nước Hồi giáo đang hiển hiện, giới quan sát nhận định Malaysia muốn ngăn chặn những nguy cơ này trong khi họ đang giữ chức chủ tịch ASEAN trong năm nay.”

Không chỉ nói riêng, các nước ASEAN cũng góp chung lời quan ngại.

Bản tin RFI từ Pháp ghi nhận về tình hình 10 quôc gia ASEAN quan ngại về hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.

RFI viết:

“Các Ngoại trưởng ASEAN hôm nay 28/01/2015 tuyên bố quan ngại về việc Trung Quốc yêu sách chủ quyền lãnh thổ tại Biển Đông, trong lúc Philippines kêu gọi toàn khối phản kháng lại Bắc Kinh.

Tuyên bố này được đưa ra sau khi Manila cảnh báo các thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong cuộc họp thu hẹp tại Malaysia, rằng uy tín của cả 10 quốc gia sẽ bị ảnh hưởng, nếu không có thái độ thẳng thừng hơn trước «vấn đề cấp thiết ngay trong sân nhà của chúng ta».

Sau hai ngày họp, Ngoại trưởng nước chủ nhà Malaysia Anifah Aman tuyên bố: «Hội nghị chia sẻ quan ngại được một số Ngoại trưởng nêu ra về yêu sách chủ quyền tại Biển Đông », nhưng không nêu cụ thể yêu sách đó từ nước nào.

Không dám làm phật lòng người láng giềng khổng lồ phương Bắc, trong nhiều năm qua, các nước ASEAN đã tỏ ra thận trọng trước những hành động độc đoán của Trung Quốc nhằm khẳng định yêu sách chủ quyền trên Biển Đông.

Bắc Kinh đòi hỏi gần như toàn bộ vùng biển quan trọng này, gây xung đột với các thành viên ASEAN (Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei) và Đài Loan; và ngày càng có những hành động hung hăng hơn, gây quan ngại cho các nước láng giềng, sợ rằng sẽ xảy ra xung đột.

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario tuần trước tố cáo Bắc Kinh đang ra sức bồi đắp các đảo nhỏ xung quanh nhiều bãi đá ở quần đảo Trường Sa, trên đó có thể xây dựng các công trình kiên cố thậm chí cả phi đạo, gây trở ngại cho tự do hàng hải trên Biển Đông.

Hôm nay, ông Rosario tuyên bố: «Việc xây dựng quy mô này đặt ra cho ASEAN vào cái thế phải lựa chọn chiến lược. Nếu chúng ta cứ khoanh tay đứng nhìn, thì sẽ có hại cho sự đoàn kết của khối, do ASEAN bất lực trong việc hành động tập thể và thống nhất trước một vấn đề cấp thiết như thế ngay trong sân nhà của chúng ta». Ngoại trưởng Philippines cũng cho rằng cộng đồng quốc tế cần phải «nói với Trung Quốc rằng những gì họ đang làm là sai trái, đồng thời phải chấm dứt các hành động xây dựng trên».

Các Ngoại trưởng ASEAN họp tại thành phố Kota Kinabalu trên đảo Borneo...”

Trong khi đó, báo Thanh Niên từ VN nêu nhận định từ các chuyên gia Hồng Kông về khả thể 'Mỹ, Ấn có thể liên kết để chống Trung Quốc...

Báo Thanh Niên viết:

“Chuyến công du Ấn Độ vừa qua của Tổng thống Mỹ Barack Obama không những thể hiện rõ sự lo ngại của nước chủ nhà đối với Trung Quốc, đồng thời còn cho thấy Mỹ, Ấn có thể bắt tay nhau để đối phó Bắc Kinh khi cần thiết, một nhà phân tích Trung Quốc bình luận.

Việc ông Obama được mời làm khách mời chính trong buổi lễ duyệt binh Ngày Cộng hòa tại Ấn Độ vào hôm 26.1 đã cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa hai quốc gia, một số chuyên gia nêu nhận định với tờ South China Morning Post ngày 28.1.

Động thái nói trên còn phát đi một thông điệp rằng New Dehli và Washington có thể bắt tay nhau để đối đầu Bắc Kinh khi cần thiết, tờ báo có trụ sở đặt tại Hồng Kông dẫn lời các chuyên gia phân tích.

“Chuyến đi là một dấu hiệu cho thấy hai nước đang đặt áp lực lên Trung Quốc”, ông Sun Shihai, một nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho hay.

“Nó cho thấy quan ngại về Trung Quốc ăn rất sâu trong đầu người Ấn Độ và điều này đã không giảm đi mặc dù Bắc Kinh và New Dehli đã cam kết thắt chặt hợp tác”, học giả này nói...”

Hiển nhiên, tất cả đều đang ghìm súng ở Biển Đông.

Nguy lớn cho VN sẽ còn là cuôc tranh quyền lãnh đaọ Đảng CSVN: nếu Bộ Chính Trị mới lại thân Tàu, là hỏng hết.
 
https://sites.google.com/site/tochucnguoivietyeunguoiviet/

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen