On Friday, August 1, 2014 7:57 AM, Co Pham wrote:
Từ
độ linh hồn đã bị nhốt nơi địa ngục, cõi nhân gian dường như
chỉ còn lại những đấng văn nhân đang cúi mặt, ngậm miệng ăn
tiền, rồi tụng lên những lời ca lạc loài, giữa tiếng thét kêu
oán hờn của hàng triệu sinh linh.
Thì
thật may mắn thay, trong cái bi thương đó, có một vệt linh khí,
đã vượt ra khỏi xiềng xích ngục tù, tụ lại, rồi tỏa ra luồng
sinh khí mới, cho văn học đất Việt. Họ đã rạch ra một lối đi,
cách viết mới cho dòng văn học hiện thực phê phán đương đại.
Hiện tượng ấy, tuy không làm thay đổi cả diện mạo nền văn học
định hướng, bao cấp èo uột, nhưng nó lại được cất lên, làm
sống lại những trái tim khát vọng công lý và sự thật, đã bị
nhấn chìm từ bấy năm qua. Qủa thật, họ là những tên tuổi, nữ
sĩ, văn nhân đích thực nhất của văn học đất Việt hiện nay.
Võ Thị Hảo, là một trong số những nhà văn tài năng và can trường đó.
* Sự thực xã hội tàn khốc trong bức tranh siêu thực:
Gần
đây, đài báo và một số nhà phê bình cho rằng, Võ Thị Hảo là
một nhà văn phản kháng. Không thể phủ nhận ý kiến trên, nhưng
tôi lại hoàn toàn không thích, gọi chị bằng cái tên ấy. Với
tôi, trước sau chị vẫn chỉ là một nhà văn hiện thực nhân đạo.
Có khác chăng, chị đủ dũng trí để nhảy ra khỏi cái Dạ Tiệc
Qủi, mà bấy lâu nay, chúng ta vẫn cam chịu làm món mồi ngon
trên chiếc bàn ấy mà thôi. Và tôi cũng không muốn đặt lên đôi vai
gầy của chị cái “động từ phản kháng“ to vật vưỡng với sức
nặng ngàn cân như vậy. Bởi những cái
chị viết đều là sự thật, một sự thật mà bấy lâu nay, ai
cũng biết, cũng hay, nhưng đều mắc chứng giả vờ không biết. Nên
khi đọc, nhất là khi gặp gỡ, tiếp xúc, đã cho tôi cảm giác,
sự mềm mại, mong manh của chị, sao mà nó khác với sự quyết
liệt, đi đến tận cùng trong văn chương đến thế.
Nhà
văn Võ Thị Hảo sinh năm 1956 tại Nghệ An, là cựu sinh viên
trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội. Đã trải qua nhiều nghề,
nhiều công việc khác nhau, nhưng cuối cùng viết văn mới chính
là nghiệp, là đam mê đích thực của chị. Đam mê là thế, nhưng
chị lại bước chân vào làng văn khá muộn bằng truyện ngắn đầu
tay mang tên Người Gánh Nước Thuê vào năm 1989.
Trước
khi đến với nghiệp văn, Võ Thị Hảo đã có vài năm lăn lộn với
nghề báo, đặc biệt, theo năm tháng, càng có nhiều tác phẩm văn chương,
chị càng gắn kết chặt chẽ và dấn thân hoàn toàn vào nghề báo, dù có lúc
bị dọa giết chỉ vì dám điều tra và công bố sự thật bỉ ổi của những kẻ
mạnh. Những năm tháng làm báo cho chị điều kiện tiếp xúc với sự thật,
với những dân oan làm cho chị thấu hiểu một cách sâu sắc về sự
nhiễu nhương, vô đạo của xã hội và những oan trái đắng cay cũng
như thân phận con người. Vốn sống đó của chị ngày càng phong
phú và thêm nặng trĩu hành trang, mà chỉ riêng văn hoặc riêng báo
không
thôi thì không đủ sức chuyển tải, do vậy chị buộc phải tận dụng
sức mạnh của văn chương song song với sức mạnh của báo chí, phim ảnh và
cả hội họa để chia sẻ những đau đáu, khát khao của kiếp người tới bạn
đọc. Người viết là vậy, nếu ta có trái tim sống được đời mình và đời tha
nhân, khi không chia sẻ, không cất lên lời ca của lương tri, trái tim
ta cơ hồ vỡ nát.
Với
tài năng bẩm sinh, thêm một trái tim đa cảm, chỉ sau một thời
gian ngắn, chị đã cho ra lò hàng loạt truyện ngắn, tiểu thuyết
và kịch bản phim, sân khấu. Tập truyện nào của chị cũng hay,
đều gây được tiếng vang, không chỉ trong nước. Mỗi câu chuyện,
một đoạn văn của chị như nhát dao đâm thẳng vào những ung nhọt
của xã hội đương thời. Do vậy, nhiều tác phẩm cả văn chương lẫn báo
chí của Võ Thị Hảo đã nhiều lần bị từ chối, bị ngăn cấm xuất
bản ở trong nước, chẳng hạn tập truyện ngắn Ngồi Hong Váy Ướt,
tiểu thuyết Dạ Tiệc Qủy và vô số bài viết khác.
Đọc
Võ Thị Hảo khá nhiều và đã từ lâu, nhưng Dạ Tiệc Qủy, do Tủ
Sách Tiếng Quê Hương ở Mỹ xuất bản đầu năm 2013, gây cho tôi cảm
xúc mạnh nhất.
Thật
vậy, đọc xong, gấp cuốn sách lại, tôi rùng mình. Lúc này,
chỉ còn đọng lại một cảm giác: Dạ Tiệc Qủy đã diễn tả, khắc
họa những điển hình nổi bật nhất về một xã hội quái thai có thật
nhưng vượt khỏi mọi hình dung của con người và chỉ có thể khắc họa nó
với không khí, với môi sinh đặc trưng trong cơn lên đồng với thủ pháp
tái hiện ác mộng. Đó cũng là thi pháp đặc trưng của Võ Thị Hảo trong
tiểu thuyết Dạ tiệc quỷ.
Với
Dạ Tiệc Qủy, sự khắc họa cá tính, nội tâm nhân vật đã được cài
đặt sâu trong lời thoại hay những đoạn văn miêu tả thông qua một
hệ thống lúc trực diện tàn khốc, lúc ẩn dụ siêu hình, bút pháp biến ảo
khôn lường.
Có
điều lạ và thú vị, tuy Dạ Tiệc Qủy, được chia thành chương
hồi, bố cục gắn kết nhau rõ ràng, nhưng khi đọc không nhất
thiết phải đọc từ trang đầu tiên, mà ta có thể đọc chương cuối
lộn lên, hoặc từ chương giữa đọc ra. Nhưng sự hiểu, sự cảm nhận
của người đọc đối với tác phẩm vẫn hoàn toàn không thay đổi,
nếu khi đọc, ta có một chút tư duy liên tưởng. Như vậy, rõ ràng
ngoài bố cục chung, mỗi chương hồi đều có bố cục riêng và có
thể đứng độc lập. Chính vì thế, hiệu quả mà Dạ Tiệc Quỷ mang
đến cho người đọc mạnh hơn hẳn những tiểu thuyết thông thường.
Đây là sự
sáng tạo rất độc đáo của tác giả.
Trong
tiểu thuyết, nhà văn thường chắp nối những tình tiết hoặc có
thật hoặc hư cấu để để xây dựng bối cảnh, nhân vật sao cho đạt
đến mức chân thật nhất. Nhưng đọc Dạ Tiệc Qủy, ta lại thấy
Võ Thị Hảo đã đi ngược lại lẽ thông thường ấy. Chị đã đưa
những sự việc có thật nhất ngoài xã hội vào bức tranh siêu
thực của mình. Tại sao lại như vậy? Phải chăng, trong bối cảnh
sống hiện nay, chỉ đằng sau cái thực hư, ma quỉ chập chờn ấy,
tác giả mới có thể tung hết bút lực của mình và đẩy bi
kịch, hoặc phơi trần sự thật tới cung bận cao nhất? Và hơn thế
nữa, tác giả muốn mang
đến cho người đọc, một cảm giác, cách đọc hoàn toàn khác
(rất riêng, rất Võ Thị Hảo). Đây thủ pháp mới lạ, một con dao
hai lưỡi. Nếu người viết không có tài sử dụng ngôn từ, không
có trí tưởng tượng và kết nối liên tưởng phong phú, thì cuốn
sách trở thành giả tạo, nhạt phèo. Tuy nhiên, cách viết này,
nó chỉ mới trong văn chương Việt, vì trước Võ Thị Hảo, cũng
đã có một số nhà văn ngoại quốc sử dụng cách viết tương tự.
Thật
vậy, không chỉ riêng tôi, mà nhiều nhà thơ, nhà văn, lý luận
phê bình và bè bạn tôi, đã bị Dạ Tiệc Qủy hoàn toàn chinh
phục. Vì vậy, có thể nói, Võ Thị Hảo là một trong số rất
ít các nhà văn VN hiện nay,(kể cả trong và ngoài nước) đã
viết và sáng tạo rất thành công ở thủ pháp này.
Tuy
vậy, Dạ Tiệc Qủy lại hơi kén người đọc. Bởi lời văn súc
tích, trừu tượng, nhiều tầng ngữ nghĩa, buộc người đọc phải
suy nghĩ, phải có cảm nhận riêng của mình. Nếu người đọc hời
hợt, lười suy nghĩ, chắc chắn sẽ bỏ dở trang sách. Do vậy,
đọc Dạ Tiệc Qủy, tôi cảm thấy mình cũng như đang ngồi viết
vậy. Công việc nặng nhọc này, có lẽ, không kém người ngồi
viết ra nó là bao. Và đọc xong, tưởng mình vừa là món gỏi
nhắm ở trên bàn tiệc, thấy run rẩy, vã hết cả mồ hôi hột.
* Người đàn bà có đôi mắt kim cương và cả một dải đất hình chữ S bị cưỡng hiếp:
Dạ Tiệc Qủy là bức tranh thu nhỏ của đời sống, xã hội con
người trải dài trên nửa thế kỷ. Nó bắt đầu bằng những cuộc
đấu tố giết người, cướp của, cướp đất, một cách dã man, tàn
bạo, được ngụy trang dưới mỹ từ cải cách ruộng đất. Rồi hai
mươi năm chiến tranh, huynh đệ tương tàn, đẫm máu và nước mắt,
dẫn đến những cuộc vượt biển, chạy trốn kinh hoàng, rùng rợn
nhất, kể từ ngày lập quốc đến nay. Trên hết, là những gam màu
xám ngắt đè lên toàn bộ bức tranh của những bóng ma cà rồng,
dưới cái chủ thuyết quái đản. Nó đang đưa xã hội, con người
vào vòng xoáy bạo tàn được tạo ra bởi những lực lượng được đặt tên là “đang thực thi tội ác
chống lại loài người”.
Trước
Dạ Tiệc Qủy, đã có nhiều nhà văn viết về Cải cách ruộng
đất – những tội ác do nhà cầm quyền Việt Nam gây ra ở những năm năm
mươi của thế kỷ trước. Nhưng viết một cách trần trụi, quyết liệt
như Võ Thị Hảo, thì quả thật không nhiều. Có nhà nghiên cứu
cho rằng, văn của Dạ Tiệc Qủy khô và khốc liệt. Tôi lại nghĩ
khác một chút, văn của Dạ Tiệc Qủy, không hề khô, ngược lại,
rất bay, mang đậm chất thơ, nhưng hiệu quả chuyển tải quả thực
đầy sức nặng. Tuy ngôn từ nhiều đoạn rất dân dã giản dị, nhưng do
tài năng sử dụng (từ ngữ) của người viết, câu văn trở nên sinh
động, sắc nhọn,
có sức lan tỏa thấu ngay tim người đọc. Vì vậy, nó gây hiệu
ứng tức thì và đẩy sự việc lên nấc cao nhất, khốc liệt nhất,
khi miêu tả, cũng như lên án hành động, nhân vật.
Tôi
không rõ, trào lưu văn xuôi chấm xuống dòng, gọi là thơ mới,
thơ trừu tượng, đọc không để hiểu, như dạng bài viết mấy bà
đánh dậm, hay tấm thảm Thổ Nhĩ Kỳ …gì gì đó của Nguyễn Quang
Thiều, ra đời từ khi nào?. Nhưng xin bảo đảm, tôi có thể trích
ra từ Dạ Tiệc Qủy, ra hàng chục đoạn văn hay, đẹp, sáng, hình
tượng hơn thơ của ông phó chủ tịch hội nhà văn VN này nhiều
lần.
Có
lẽ, nhờ sinh trưởng từ miền quê, nên Võ Thị Hảo hiểu về nông
thôn hơn ai hết. Vì thế, từ cách đặt tên nhân vật, như tên Dậm
gắn liền với cái nghề đánh dậm nghèo đói lam lũ, cho đến
hình ảnh giết người man rợ hơn cả thời trung cổ, bằng những
cuốc mẻ, vồ đập đất… tác giả đưa vào trang văn rất chi tiết và
thuyết phục. Sự chân thực đó, đã làm bức tranh trở nên sống
động, dù thời gian trên nửa thế kỷ đã trôi qua.
Vâng!
Cũng chính nhát cuốc mẻ, cái vồ ấy, đã đập rung Văn Miếu,
bổ nát linh hồn Việt ngàn năm. Nó cắt đứt, phá tan tành mối
quan hệ gia đình, làng xóm và tình người. Và bức tranh oan
nghiệt, đẫm máu nước mắt đó, đến nay, vẫn chưa một lần được
gột rửa. Bởi không ai ngoài các thế hệ nhà cầm quyền VN phải gánh món
nợ ấy, phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc gột rửa nó. Họ phải
trả lại công bằng cho những người oan khuất và cho người dân VN qua một
chuỗi hành động tối thiểu, để sòng phẳng lại, vớt vát lại linh hồn công
lý đã bị họ làm cho rữa nát của nước Việt. Nhưng điều đó, nhà cầm quyền
VN đã
nhất quyết không làm và vì thế họ chẳng bao giờ vãn hồi được danh dự.
Chúng
ta hãy đọc lại đoạn văn trích truyền cảm, mang mang hồn thơ
dưới đây, mà tôi không thể lược, cắt ngắn hơn được nữa, vì bố
cục chặt chẽ. Chúng ta đọc, để thấy rõ sự tàn bạo, lưu manh,
phản trắc của giai cấp mới(ma cà rồng). Và trong đó, dường
như, ta cũng nghe được tiếng vọng lên oán hờn, của những linh
hồn vô tội:
“… Vì là đã là linh hồn thì đâu cần quần áo. Linh hồn chỉ trần truồng mà bay.
Ông Cử đã sang thế giới bên kia.
Tiễn đưa ông, là một chiếc cọc. Ba sợi thừng chuyên trói chó để cắt tiết và buộc lợn vào thang mà thiến của nhà ông Dậm. Một loạt đạn trong nòng súng kíp tự chế.
Rộn ràng hơn, thêm ba nhát cuốc mẻ và mười bảy nhát vồ đập đất.
Để cho vỡ nát đôi mắt thảng thốt.
Cho vỡ nát cả cái uất hận đang đọng lại dưới tròng mắt mở chong chong.
Bộ óc mẫn tiệp từng dạy học, từng làm thơ, từng cho thuốc cải tử hoàn sinh cả ngàn mạng người trong xứ, đã bị loạt đạn tự chế của con ông cu Cáy nhồi vào nòng súng làm nổ tung.
Ông cu Cáy trước đây đã được ông Cử cứu mạng trận đau bụng bão. Đau đến mức cắn đất cắn sỏi, bò lê bò càng trên mặt đất. Chỉ còn nước bó chiếu đem chôn. Thế mà ông Cử cứu được, qua một ngày lại dậy, uống một bát nước chè xanh pha mật mía, ăn một rá khoai rồi đi cày.
Chuyện đó đã qua lâu rồi. Nay thì viên đạn của con ông cu Cáy đã làm tinh óc ông Cử trắng hồng phọt ra ruộng mạ. Óc ông Cử làm bữa tiệc cho lũ giun đất và sâu bọ.
Linh hồn ông Cử lên trời.
Để lại bàn thờ tổ tông chói loà bảy đời cụ kỵ khoa bảng…“(DTQ-chương1)
Ông Cử đã sang thế giới bên kia.
Tiễn đưa ông, là một chiếc cọc. Ba sợi thừng chuyên trói chó để cắt tiết và buộc lợn vào thang mà thiến của nhà ông Dậm. Một loạt đạn trong nòng súng kíp tự chế.
Rộn ràng hơn, thêm ba nhát cuốc mẻ và mười bảy nhát vồ đập đất.
Để cho vỡ nát đôi mắt thảng thốt.
Cho vỡ nát cả cái uất hận đang đọng lại dưới tròng mắt mở chong chong.
Bộ óc mẫn tiệp từng dạy học, từng làm thơ, từng cho thuốc cải tử hoàn sinh cả ngàn mạng người trong xứ, đã bị loạt đạn tự chế của con ông cu Cáy nhồi vào nòng súng làm nổ tung.
Ông cu Cáy trước đây đã được ông Cử cứu mạng trận đau bụng bão. Đau đến mức cắn đất cắn sỏi, bò lê bò càng trên mặt đất. Chỉ còn nước bó chiếu đem chôn. Thế mà ông Cử cứu được, qua một ngày lại dậy, uống một bát nước chè xanh pha mật mía, ăn một rá khoai rồi đi cày.
Chuyện đó đã qua lâu rồi. Nay thì viên đạn của con ông cu Cáy đã làm tinh óc ông Cử trắng hồng phọt ra ruộng mạ. Óc ông Cử làm bữa tiệc cho lũ giun đất và sâu bọ.
Linh hồn ông Cử lên trời.
Để lại bàn thờ tổ tông chói loà bảy đời cụ kỵ khoa bảng…“(DTQ-chương1)
Dưới
ngòi bút Võ Thị Hảo, cái chết của ông Cử và vợ con ông càng
tàn nhẫn bao nhiêu, thì hành động man rợ, thâm độc tàn ác,
đểu cáng của những Dậm, của những bần cố nông …lại càng vọt
lên bấy nhiêu. Ở đây, chúng ta, không chỉ thấy được những kẻ vô
học, dốt nát, sau một đêm trở thành những ông trời con: “…Chỉ
sau một đêm ngủ dậy, ông thấy mình oai vệ như trời, muốn đổ
cho ai cái tội gì thì y như rằng người ta bị tội ấy. Trời
cũng chỉ đến thế thôi, cho ai sống thì được sống, bắt ai chết
thì phải chết…“(DTQ-chương 1). Mà ta còn thấy được, sự thật
ai đã dúi cái
cuốc mẻ, cái vồ đập đất vào tay, để chúng trở nên hung hãn
như vậy: “…Trong thiên hạ, bần cố nông là thần là thánh, vinh
quang chỉ kém cán bộ Đội cải cách có một bậc…“(DTQ-chương1).
Vâng!
Ông đội còn ngồi trên cả thần thánh. Ông lại là người của
Đảng, đồng chí của Đảng. Vậy thì, thủ phạm không ngoài ai
khác, chính Đảng đã dúi chiếc búa, cái vồ đó vào tay kẻ
giết người. Và cũng chính Đảng đã đưa những tên đểu cáng vô
học, như Dậm, như chánh văn phòng tỉnh ủy, như giám đốc sở văn
hóa, hay một viên đại tá… tới những chức quyền cao ngất
ngưởng, vươn vòi bạc tuộc nhơ nhuốc hút khô tấm thân gầy đất
mẹ. Chính sự lưu manh hóa, đểu cáng hóa ấy, đưa đến một xã
hội, pháp luật, đạo đức, tình người bị đảo lộn tùng phèo: “Cả dải đất này người ta
cưỡng hiếp nhau. Một chữ S to đùng bị cưỡng hiếp…”(DTQ-chương11).
Tuy
Võ Thị Hảo không dụng công xây dựng nhân vật chính, nhân vật
trung tâm. Nhưng khi đọc, ta lại thấy, dường như tác giả đã nhập
đồng vào vào Miên, một nhân vật phôi thai từ cưỡng hiếp. Miên – cô
gái đẹp có đôi mắt kim cương, cả đời phải trốn chạy, luôn luôn bị
chính Dậm, người cha, một tên bần cố đại lưu manh, từ nghề
đánh dậm, đã lộn ngược lên chức bí thư tỉnh ủy và Đồng Đảng,
tìm cách cưỡng hiếp. Không chỉ cưỡng hiếp Miên, bạn Miên, mà
chúng còn nuốt tất cả những gì, có thể nuốt được, kể cả
những linh hồn đã hóa thạch mấy ngàn năm…
Những
tình tiết cuộc đời của nhân vật Miên cũng chính là sự nhân cách hóa
hình ảnh của đất nước Việt Nam ngàn năm thương đau, ngàn năm phải trốn
chạy sự lăm le, bạo lực, sự cưỡng hiếp của người trong nước với nhau và
sự cưỡng hiếp của những kẻ ngoại bang
Mang
theo mối oan khiên ấy, và trải qua một cuộc trốn chạy, vượt
biển kinh hoàng, Miên trở thành người của giới thượng lưu. Hành
động trở về trả thù của Miên, có người cho là đơn lẻ và tiêu
cực. Nhưng với tôi, đó là hành động can trường, một sự phản
kháng mãnh liệt, tích cực theo qui luật vay trả rõ ràng. Vâng!
Món nợ đó dứt khoát phải đòi, buộc những tên đồ tể và tên
đầu sỏ Đồng Đảng, phải trả.
Xây
dựng nhân vật Miên và nhân vật phản kháng giấu mặt kế tiếp,
sau cái chết của Miên, theo tôi, đây chính là sự can đảm, không
nhân nhượng, không khuất phục của nhà văn. Và hơn thế nữa, nó
còn gợi mở ra một điều, dù oan hồn có bị đày về với Qủy,
thì nhà văn vẫn miệt mài đi gây mầm sống, đòi lại linh hồn
đúng nghĩa của hai chữ CON NGƯỜI.
Nếu
chúng ta đã đọc, Ly Thân của Trần Mạnh Hảo, Chuyện Ba Người
Khác của Tô Hoài, hay Thời Của Thánh Thần của Hoàng Minh Tường
gần đây, thì chắc chắn thấy thiếu sức mạnh, sự quật khởi, sự nổi
loạn của nhân vật Miên, thiếu cái sự phản kháng quyết liệt, máu
lửa ấy. Dù những tác phẩm trên rất hay, nhưng mới chỉ dừng ở
mức độ lột trần sự thật nên khi đọc, tôi cảm thấy tôi tội tội,
hèn hèn thế nào ấy. Nhưng đến khi đọc Dạ Tiệc Qủy, cái cảm
giác ấy trong tôi không còn nữa. Vậy thì, dứt khoát phải cảm
ơn Miên, cảm ơn nhà văn Võ Thị Hảo, hai người phụ nữ đẹp và
can đảm, cùng chung
ngày tháng năm sinh.
· Những oan hồn cổ thành – lời cầu siêu công lý cho cuộc chiến huynh đệ tương tàn
Những oan hồn chết chóc, những đổ nát ở cổ thành, nó chỉ là
hình ảnh tượng trưng cho cuộc chiến vô nghĩa dài đằng đẵng hai
mươi mốt năm. Những người lính, người sinh viên trẻ ở hai chiến
tuyến, đến chết rồi, sao vẫn ngơ ngác bàng hoàng, không thể
hiểu, mình đã chết cho ai, vì ai? Nếu như sự trở về của người
lính sau chiến tranh, trong Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh,
chìm sâu trong những cơn say, để quên đi mùi tử khí của những
đồi Xáo Thịt, thì ngày về của người lính trong Dạ Tiệc Qủy
là đói khát, điên dại, ám ảnh bởi những cơn ăn thịt người,
thịt đồng loại. Trại điên, trại tâm thần, chính là tương lai,
là nơi xiềng xích, thân xác cũng như linh hồn người
lính, như Lình, hay những người sinh viên trẻ.
Để
thấy được sự thật của cuộc chiến, Võ Thị Hảo đi vào nơi
đằng sau sự sống, để lắng nghe tiếng nói của những hồn ma
chết trận. Và để thấy rõ, thân phận con người, cũng như thân
phận những người lính.
Với
ngôn từ, lời thoại mang đậm tính điện ảnh, sân khấu này, làm
cho lời văn nổi và sống động hơn. Tuy không một lời oán trách,
nhưng hình ảnh những oan hồn vất vưởng, đi dưới ánh trăng buốt
lạnh với đỉnh trời vàng rười rượi, cũng đủ làm cho trái tim
người đọc nghẹn uất quặn đau. Và nó là một bằng chứng luận
tội xác đáng nhất, cho những kẻ đã mua bán, thần thánh hóa
cuộc chiến này. Đoạn văn dưới đây, thoạt tưởng là những câu
thoại đơn thuần, nhưng đọc xong, ngẫm lại, ta mới cảm được, sự
lý giải bản chất cuộc chiến của tác giả gửi ở trong đó:
“Ông bà cha mẹ ta có mắc nợ gì nhau không nhỉ?”
“Chắc là không. Một kẻ đầu chữ S. một kẻ cuối chữ S. Xa cả ngàn cây số…..!”
“Trước khi mặc cái bộ áo này, cầm cái lưỡi lê này anh làm gì?”
“Học. Năm thứ hai Văn khoa. Còn anh?”
“Sinh viên năm tư khoa Triết học. Chơi vĩ cầm.”
“Cắt tiết gà hồi nào chưa?”
“Chưa!”
“Vậy chúng ta biết giết người từ bao giờ?”
“Chúng ta được dạy để giết người từ ngày khoác lên vai bộ quần áo lính và ai đó đã đặt vào tay chúng ta lưỡi lê.”
“Đương nhiên. Lưỡi lê thì không phải là cây bút hay vĩ cầm. Chúng ta cùng trở thành ma!” “Và chúng ta chết cho ai nhỉ?”
Bốn ngón tay từ hai cái thây cùng chỉ lên trời và biến thành bốn dấu hỏi dập dờn ngơ ngáo in lên nền mây mờ trăng rồi thõng thượt đổ xuống.
“Đi nào! Đi thôi!”
“Đi! Cuộc đời này không phải của ta. Cả cái biển tanh ngòm này cũng sẽ tuột mất khỏi tay ta rồi. Đi thôi! Đi thôi nào!”.
“Thiên đường hay ngục?”
“Cả thiên đường và địa ngục ta cũng đã bị cướp đoạt. Nào, rút mũi lê ra khỏi ngực nhau hộ cái nào. Không lê bước được. Bây giờ ta thuộc về nhau…”.
“Cây lê và báng súng làm gậy chống. Chân tôi đã bị bom bên anh tiện đứt rồi. Thay cho chân gẫy, ta cùng đi, được không?”
“Lưỡi lê không bao giờ làm được gậy chống. Cái chân bị bom tiện cụt của anh sẽ được mọc ra ở thế giới của người ma.”
“Không! Người chết trận không còn gì để được tái sinh. Đầu thai cũng không!”
Trăng đã lên. Đứng hoang mang giữa đỉnh trời vàng rười rượi. Não nuột úa vàng như hơi thở dài thổi xuống những hồn ma…“( DTQ-chương 2- Trăng lạnh).
Xem toàn bộ chương Trăng lạnh, chúng ta cảm nhận được trái tim của người đọc đầy xót xa thương khốc trong một không khí, một tâm cảm, một nhịp điệu cầu siêu và trả lại công lý cho những người lính tử trận- bất kể từ bên nào, trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn được châm ngòi từ quyền lợi của nhóm người thống trị áp đặt lên những người bị trị, bị lùa ra trận. Chết tàn khốc tới mức chằng còn kiếp khác vì người chết trận đâu có cơ hội để tái sinh!
* Những đứa con được nuôi bằng “sữa nhạt lờ lợ tráo trở và mùi hôi nô lệ”. Ngày tệ hơn tận thế:
“Chắc là không. Một kẻ đầu chữ S. một kẻ cuối chữ S. Xa cả ngàn cây số…..!”
“Trước khi mặc cái bộ áo này, cầm cái lưỡi lê này anh làm gì?”
“Học. Năm thứ hai Văn khoa. Còn anh?”
“Sinh viên năm tư khoa Triết học. Chơi vĩ cầm.”
“Cắt tiết gà hồi nào chưa?”
“Chưa!”
“Vậy chúng ta biết giết người từ bao giờ?”
“Chúng ta được dạy để giết người từ ngày khoác lên vai bộ quần áo lính và ai đó đã đặt vào tay chúng ta lưỡi lê.”
“Đương nhiên. Lưỡi lê thì không phải là cây bút hay vĩ cầm. Chúng ta cùng trở thành ma!” “Và chúng ta chết cho ai nhỉ?”
Bốn ngón tay từ hai cái thây cùng chỉ lên trời và biến thành bốn dấu hỏi dập dờn ngơ ngáo in lên nền mây mờ trăng rồi thõng thượt đổ xuống.
“Đi nào! Đi thôi!”
“Đi! Cuộc đời này không phải của ta. Cả cái biển tanh ngòm này cũng sẽ tuột mất khỏi tay ta rồi. Đi thôi! Đi thôi nào!”.
“Thiên đường hay ngục?”
“Cả thiên đường và địa ngục ta cũng đã bị cướp đoạt. Nào, rút mũi lê ra khỏi ngực nhau hộ cái nào. Không lê bước được. Bây giờ ta thuộc về nhau…”.
“Cây lê và báng súng làm gậy chống. Chân tôi đã bị bom bên anh tiện đứt rồi. Thay cho chân gẫy, ta cùng đi, được không?”
“Lưỡi lê không bao giờ làm được gậy chống. Cái chân bị bom tiện cụt của anh sẽ được mọc ra ở thế giới của người ma.”
“Không! Người chết trận không còn gì để được tái sinh. Đầu thai cũng không!”
Trăng đã lên. Đứng hoang mang giữa đỉnh trời vàng rười rượi. Não nuột úa vàng như hơi thở dài thổi xuống những hồn ma…“( DTQ-chương 2- Trăng lạnh).
Xem toàn bộ chương Trăng lạnh, chúng ta cảm nhận được trái tim của người đọc đầy xót xa thương khốc trong một không khí, một tâm cảm, một nhịp điệu cầu siêu và trả lại công lý cho những người lính tử trận- bất kể từ bên nào, trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn được châm ngòi từ quyền lợi của nhóm người thống trị áp đặt lên những người bị trị, bị lùa ra trận. Chết tàn khốc tới mức chằng còn kiếp khác vì người chết trận đâu có cơ hội để tái sinh!
* Những đứa con được nuôi bằng “sữa nhạt lờ lợ tráo trở và mùi hôi nô lệ”. Ngày tệ hơn tận thế:
Có
thể nói, trong văn học hay sân khấu, điện ảnh, nhà văn, người
nghệ sỹ dù có dùng bất kể thể loại, hình tượng gì, để biểu
đạt, biểu cảm, thì cái đích đến vẫn phải là con người, thân
phận và cuộc sống của họ. Ở Dạ Tiệc Qủy, chúng ta bắt gặp
cái hệ quả quái thai của cải cách ruộng đất, của chiến tranh,
bằng những Đứa Con Vàng Nghệ, Đứa Con Xanh: “Thì những đứa trẻ
quái thai sinh ra dưới gầm trời này bao giờ chẳng biết làm thơ và ca
hát. Vừa sinh ra chúng đã già ngàn tuổi và trên vú trái
mọc đầy vẩy mốc của những bức tường rêu phong Văn Miếu, chủ nghĩa Mác
Lê và tà đạo ( DTQ) Và chúng được nuôi bằng nước mắt của những
người mẹ khóc con tử trận, lớn lên bằng:
“Sữa nhạt nước ốc
Có vị lờ lợ tráo trở
Có mùi hôi nô lệ
Có vị tanh ngọt lưu manh
vị nhục ngàn năm“
(DTQ chương 19).
Có vị lờ lợ tráo trở
Có mùi hôi nô lệ
Có vị tanh ngọt lưu manh
vị nhục ngàn năm“
(DTQ chương 19).
Khi
cái ác, cái độc quyền lên ngôi thống trị, thì nhân phẩm con
người, dứt khoát sẽ bị rớt xuống nơi địa ngục. Cái chủ
thuyết tà đạo và hoang tưởng đó, đã đẻ ra một cái quái thai
của thời đại. Nó là bóng ma chập chờn, vươn tay ra như những
chiếc thòng lọng, thít chặt cổ người dân lương thiện.
Thật
vậy, trong cái mớ trắng đen, hỗn độn, chập chờn ấy, người dân
lương thiện buộc phải trốn khỏi kiếp người“Đôi khi, phải làm quỷ
để thoát khỏi kiếp người!“(DTQ). Và đâu có chỉ riêng nhà văn phải
hoài nghi thực hư, nhân cách thần thánh, ma, qủy hay con người,
trong một xã hội, trật tự đã đảo lộn tùng phèo này:“Trên
Niết bàn bây giờ Phật đang băn khoăn nghĩ xem giống Người thực sự là cái
gì. Vì loài ma cà rồng đã chiếm chỗ trên dương thế. Chúng ngang nhiên
tự phong mình là thánh, là thiên thần và gọi những người lương thiện là
Quỷ“(DTQ).
Tròn
sáu mươi năm gây mầm và gần bốn mươi năm tàn cuộc chiến, những
cái quái thai, ung nhọt ấy, ngày càng lớn lên. Nó không chỉ
dừng lại ở mức độ đục khoét, lưu manh tráo trở nữa, mà đã di
căn trên thân gầy đất mẹ, đi đến tột cùng của cái ác: Bán
đất bán rừng, bán nước bán cả linh hồn. Để lại bao sinh linh
nằm lại nơi rừng xanh, biển cả và bao nhiêu triệu người phải
bỏ Tổ Quốc ra đi. Trên đất mẹ, chỉ còn lại tiếng vọng trong
đêm, của những tư tưởng, linh hồn bị xích xiềng và tiếng oán khốc
ngút trời của vô số kiểu dân oan.
Làm
nên thành công Dạ Tiệc Qủy, ngoài tài năng dựng truyện, và
nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ ẩn dụ chồng chất nhiều tầng lớp,
hình tượng đa nghĩa, đa chiều của Võ Thị Hảo, còn có rất
nhiều những câu thoại, những đoạn văn triết lý, làm người đọc
phải đau, phải nghĩ: “Quỷ khác loài người. Quỷ cũng không nỡ ăn
các linh hồn. Dạ tiệc của quỷ là bữa tiệc của mắt.“ hay “Dậy thôi, cái
gọi là bốn ngàn năm!“ …Hơn thế nữa, cùng với việc kêu tên,
điểm mặt, vạch trần mọi thủ đoạn tội ác, của tầng lớp thống
trị, tác giả còn dám cả gan bóc trần sự nhu nhược, u muội
của con người bị trị,
trước quyền lực và độc đoán. Và nó, như là mũi dao, đã tách
bóc được cái u mê ra khỏi sự sợ hãi của con người. Để từ
đó, Võ Thị Hảo can đảm chỉ ra lối thoát duy nhất, và đó cũng
là lời kết (phần một) cho cuốn sách này: “…Muốn tái sinh giống
người, trước hết hãy diệt lũ ma cà rồng. Nếu không, hễ cứ có người nào
mới ra đời, lại bị làm mồi ngay cho lũ chúng…“ (DTQ – chương 20).
Vâng!
Cảm ơn nhà văn Võ Thị Hảo, đã công phu sáng tạo nên tác phẩm
Dạ Tiệc Qủy. Chúng ta đọc nó để giải phẫu tâm hồn, và đọc để
thấy một địa ngục có thật đã mở ra, còn đang phình nở há hoác
miệng và nếu con người VN và nhân loại không hành động kịp thời để ngăn
chặn, tất cả rồi cũng lần lượt trở thành nạn nhân của ma cà rồng: bị hút
máu hoặc sẽ đi hút máu kẻ khác.
Điều đó còn tệ hơn cả ngày tận thế!
Đức Quốc ngày 31-7 -2014
© Đỗ Trường
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen