Tên Nguyễn
Thế Cường, Đại sứ CSVN tại Thổ Nhĩ
Kỳ bị bắt tại sân bay Frankfurt (Đức) vì nghi rửa tiền lúc 20-12-2013 15:52:55
(GMT+1) Cập nhật. Ảnh: Bild.de
Trước
đó, bí thư thứ nhất Đại sứ quán CSVN tại Nam Phi bị "bắt quả tang" buôn lậu
ngà voi, sừng tê giác. Nay Đại sứ CSVN tại Thổ
Nhĩ Kỳ bị hải quan Đức bắt giữ vì nghi rửa tiền.
Tiếp theo, ngày 19.12.2013 Cục hải quan, quan thuế phi trường Frankfurt (Cộng
hòa Liên bang Đức) đã câu lưu tên Nguyễn Thế
Cường đại sứ CSVN tại Thổ Nhĩ Kỳ, vì tình
nghi tên Cường mang 20.000 € tiền mặt mà không khai
báo. Cảnh sát Đức đã đưa Nguyễn Thế Cường về đồn, để điều tra và cáo buộc Cường
tội "rửa tiền“.
Tên Nguyễn Thế Cường khai nhận, đây là số tiền đại sứ quán Việt
Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ quyên góp được giao cho y chuyển về nước giúp nạn nhân bão lụt. Nhưng đây chỉ là lời khai của đại sứ Nguyễn Thế Cường,
nhưng không có loại chứng từ nào ghi nhận lời khai của y.
Nói về hành vi rửa tiền,
chính
Lê Thẩm Dương, Trưởng
khoa Quản trị kinh doanh Trường đại học Ngân hàng CSVN thú nhận:
“Công việc rửa tiền giống như giặt áo quần. Nếu
giặt một lần không sạch, thì giặt nhiều lần mới có thể sạch”.
Rửa tiền là hành vi
không dễ nhưng bản chất của việc rửa tiền là phải làm cho đồng tiền mất dấu để các cơ quan hình sự không thể lần ra được đấ vết nguồn gốc “tiền bẩn” ban đầu.
Nếu nguồn gốc “tiền bẩn”
bằng hình thức này, hình thức khác để làm cho “sạch” thì đều được xem là “rửa
tiền”. Thường ở các quốc gia phát triển, bất kể đầu tư vào đâu để sinh ra một
khoản tiền cũng đều có hóa đơn, chứng từ và xác định được nguồn gốc của đồng
tiền. Nếu một tổ chức hoặc cá nhân không minh bạch nguồn tiền dễ bị cơ quan
chức năng “sờ gáy”. Nếu một công ty tại những nước này sử dụng dòng tiền nào đó
đều bị nước sở tại giám sát. Và việc dùng tiền mặt khó “lộ” nhất bởi vì không
được kiểm soát trong hệ thống. Mặt trái của việc dùng tiền mặt là “vô danh” vì
đồng tiền trên không mang tên người sở hữu.
Đối với các nước tự do trên thế giới, mọi giao dịch đều thông qua tài
khoản tại các ngân hàng nên dễ bị phát hiện khi phát sinh một khoản tiền lớn
trong tài khoản ngân hàng. Muốn để hợp thức hóa nguồn tiền trên, các đối tượng sẽ dùng “vỏ bọc” là các công ty và
không quan tâm đến việc kinh doanh có lợi nhuận hay không.
Nếu công ty kinh doanh
lỗ thì việc “rửa tiền” càng dễ thực hiện thông qua hình thức báo… lãi giả. Đơn
cử, nếu công ty lỗ 500 ngàn USD, nhưng khai lời 1,5 triệu USD thì các tổ chức
làm ăn phi pháp sẽ bỏ 2 triệu USD để “rửa”. Lúc này, 2 triệu USD tiền “bẩn”
bỗng chốc trở thành 1,5 triệu USD “tiền sạch”.
Chi phí để “rửa” tiền
không nhỏ nếu công ty nào đó chấp nhận cho các tổ chức trên rửa tiền. Đối với
một số kênh tiền tệ của Việt Nam, nếu một tổ chức phi pháp cầm trong tay số
tiền lớn bỏ vào tài khoản để tham gia thị trường tài chính. Nhà đầu tư không
cần phải chứng minh nguồn tiền trên ở đâu ra, trong khi ở nước ngoài, nguồn
tiền trên phải được chứng minh, khai báo và khấu trừ thuế tiền cá nhân. Pháp
luật quy định người dân phải khai báo rất rõ ràng các dòng tiền trên.
Vừa qua, Ngân hàng HSBC
dính líu đến vụ rửa tiền tại Anh bị phạt rất nặng và đã đạt thỏa thuận với
chính phủ nước này về việc nộp một khoản phạt để tránh bị truy tố. Ngân hàng
này đã “tiếp tay” cho các tổ chức “rửa tiền” tại Trung Mỹ nhằm mục đích hợp
thức hóa nguồn tiền bẩn.
Nếu một tổ chức hay cá
nhân muốn gửi tiền tại ngân hàng ở nước ngoài, các ngân hàng này sẽ điều tra
nguồn gốc số tiền trên trước khi được chấp thuận gửi vào. Trừ khi, tổ chức hoặc
cá nhân đó biết cách trả tiền “hoa hồng”, mua chuộc hay hối lộ các viên chức có thẫm
quyền để tìm cách “lách”, hợp thức hóa tiền ký thác vào ngân
hàng (Deposit).
Nhiều tổ chức mafia do các đầu sỏ CSVN điều
khiển còn sử dụng những chiêu
“độc” như việc mở các công ty xây dựng, thông qua đó mua cổ phiếu và tung hô lên: “Đầu tư vào công ty X này lợi nhuận cao”.
Ngay sau đó, cổ phiếu công ty X lập tức “nhảy dựng” trên sàn chứng khoán. Từ
đây, “tiền bẩn” được rửa sạch ngay lập tức.
Mấu chốt của việc “rửa
tiền” không phải để kiếm nhiều tiền hơn, mà thực tế, bị mất 1 phần tiền nhằm hợp thức hóa dòng tiền… bẩn và thay đổi được “lý lịch” của
nguồn gốc
tiền từ đâu ra.
Do đó,
tỷ suất tiền
lời ở Việt Nam rất cao so với nhiều quốc gia khác, mặc dù kinh tế đang lụn bại. Nếu so với lãi suất ngân hàng, Việt Nam từ 6,5% đến 8%. Trong
khi tại Mỹ là 2% và Nhật 0,1%.
Phần trắm tiền lời cao khác biệt của ngân hàng VN
so với các cường quốc tư bản không phải vì nhịp độ tăng trưởng nhanh, mà vì đó là ổ rữa tiền do
chính những đầu sỏ CSVN điều khiển.
Đôi khi,
CSVN lợi dụng những người lỡ sa cơ nghiện ngập hay cờ bạc để chuyển
giao tiền mặt cho chúng, cũng là 1 hình thức rửa tiền. Như trường
hợp của Pete
Tân Hoàng đã bị bắt tại Úc mới đây vì mang trên người số
tiền 1.2 triệu USD.Hoàng Tấn Phùng tức Pete Tân Hoàng còn tuyên bố là số tiền KHỔNG LỒ là 90 triệu USD đã KIẾM ĐƯỢC ở Úc trong 5 năm qua là nhờ ĐÁNH BÀI thắng được.
Thật sự, Hoàng chỉ là tay sai ham mê cờ bạc rồi bị CSVN gài bẫy lợi dụng.
Tuy nhiên, vì bị bại
lộ qúa nhiều nên CSVN phải tìm cách che đậy. Ngày 2-10 vừa qua, chúng cho Phòng An ninh kinh tế (PA17, Công an Đà Nẵng) tuyê bố đã phá thành công vụ rửa tiền của bọn tội phạm
quốc tế, thông qua ngân hàng VN. Theo PA17 Đà Nẵng, khoảng 10g ngày 20-9, có
một người mang quốc tịch Mozambique đến chi nhánh của một ngân hàng thương mại
tại Đà Nẵng mở cùng lúc 2 tài khoản (gồm 1 tài khoản ngoại tệ và 1 tài khoản
tiền Việt).
Ngay sau khi có tài khoản, lập tức có đến hơn
4,1 tỷ đồng từ một ngân hàng ở Bà Rịa - Vũng Tàu chuyển vào và đối tượng này
yêu cầu rút ngay số tiền đó.
CSVN còn bày trò: Vì có dấu hiệu nghi ngờ, Chi
nhánh ngân hàng thương mại tại Đà Nẵng đã mật báo cho PA17 Đà Nẵng. Nhận thấy
hành vi rút tiền của đối tượng vi phạm quy định của Nghị định 74/CP về chống
tội phạm tiền giả, tội phạm rửa tiền, PA17 Đà Nẵng yêu cầu ngân hàng chỉ cho đối
tượng nhỏ từ 1-2 triệu đồng và tìm mọi cách trì hoãn để có thời gian áp trinh
sát, phá án.
Theo Công an Đà Nẵng, đây là một hoạt động tội
phạm công nghệ cao, có tính quốc tế. PA17 Đà Nẵng đã phối hợp với A17 (Bộ Công
an), PA17 Công an TPHCM, Bà Rịa–Vũng Tàu và Interpol tiến hành điều tra khẩn
cấp. Từ đây, Ban chuyên án quyết định bắt giữ Baggio Carlitos Liuska tại sân
bay Tân Sơn Nhất ngày 24-9. Cùng lúc, PA17 Đà Nẵng cũng phối hợp với PA17 Bà
Rịa - Vũng Tàu tạm giữ khẩn cấp Massamba Lendebe Vis (quốc tịch Mozambique) tại
Bà Rịa - Vũng Tàu. Đồng thời tiếp tục truy tìm Niaty Lokasso Djamba (quốc tịch
Công Gô) là kẻ đã mở tài khoản và chuyển số tiền trên 3,34 tỉ đồng tại Bà Rịa -
Vũng Tàu, hiện vẫn đang ngoài vòng pháp luật.
CSVN rêu rao: Đây là lần đầu tiên tại
Việt Nam, một vụ rửa tiền xuyên quốc gia với số lượng lớn được chuyển vào VN
thông qua nhiều ngân hàng khác nhau cho các đối tượng người nước ngoài đang chờ
sẵn để rút đã bị phá với đầy đủ chứng cứ.
CSVN đang ra vẽ là 1
“nhà nước” lương thiện trước thế giới. Nhưng cái bẫy đã giăng ra, bọn
đầu sỏ CSVN phải sa lưới pháp
luật.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen