Đây là lúc đẩy lùi sự khống chế tự do tôn giáo
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 13 tháng 8, 2014
Một
yếu tố quan trọng để thành công là nắm thời cơ. Muốn vậy thì phải làm
đúng việc, đúng cách và đúng lúc. Theo tôi, đây đang là thời cơ để các
tổ chức tôn giáo độc lập trong nước khẳng định quyền hoạt động mà không
bị chi phối bởi các quy định đăng ký. Muốn vậy, các tổ chức này cần
nhanh chóng phát triển nội lực, mà trước hết là khả năng báo cáo vi phạm
với Liên Hiệp Quốc và các chính quyền như Hoa Kỳ, Anh, Úc, Na Uy,
Đức....
Cộng đồng người Việt ở hải ngoại có thể hỗ trợ bằng cách lôi kéo sự chú ý
và can thiệp của quốc tế. Riêng cộng đồng Việt ở Hoa Kỳ còn có thêm một vũ khí: luật pháp Hoa Kỳ đối với một “quốc gia cần quan tâm đặc biệt” (CPC) vì vi phạm tự do tôn giáo đặc biệt nghiêm trọng.
Thời điểm thuận lợi
Chúng ta đang có nhiều lợi điểm mà cách đây chỉ sáu tháng không hề có.
Lợi điểm thứ nhất là thế giới bắt đầu nhìn thấu thực trạng đàn áp tôn giáo ở Việt Nam. Tuyên
bố báo chí ngày 31 thang 7 của Ông Heiner Bielefeldt, Báo Cáo Viên Đặc
Biệt của Liên Hiệp Quốc về Tự Do Tôn Giáo hay Tín Ngưỡng, đã vén bức màn
đen mà chính quyền Việt Nam dùng để che mắt thế giới từ bấy lâu nay. Quốc
tế nay bắt đầu hiểu rằng họ đã bị che mắt quá lâu. Sững sờ nhất có lẽ
là Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vì chỉ cách đó 3 hôm, chính Ngoại Trưởng John
Kerry công bố bản phúc trình gởi Quốc Hội về tình hình tự do tôn giáo
trên thế giới; phần viết về Việt Nam có những khác biệt sâu sắc và căn
bản so với nhận xét của Ông Bielefeldt.
Lợi điểm thứ hai là các tổ chức tôn giáo quốc doanh hay quy phục chính quyền đang lộ dần chân tướng. Trong thời gian dài, chính quyền dùng họ để khống chế hoạt động tôn giáo trong nước nhưng lại trình diện họ ra với thế giới bên ngoài như là điển hình của tự do tôn giáo. Qua chuyến thị sát Việt Nam, Ông Bielefeldt kết
luận rằng phần lớn các tổ chức ấy chịu sự điều động của Mặt Trận Tổ
Quốc, công cụ kiểm soát quần chúng của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Khi lộ
chân tướng, các tổ chức này sẽ giảm cho đến mất công dụng.
Lợi
điểm thứ ba, quan trọng nhất, một số cộng đồng tôn giáo bắt đầu có khả
năng báo cáo các vi phạm đúng thủ tục và tiêu chuẩn để được quốc tế can
thiệp. Hiện nay có trên dưới 100 người ở rải rác đó đây đã và đang phát
triển khả năng này. Tuy không nhiều, nhưng đây là điều chưa hề có ở Việt
Nam trước đây. Họ đã thực hiện nhiều chục bản báo cáo trong 6 tháng
qua. Nhờ vậy mà Ông Bielefeldt đã nắm được phần nào hiện tình của nhiều
cộng đồng tôn giáo khi đặt chân đến Việt Nam.
Huấn luyện thêm người
Lợi
điểm thứ 3 này là yếu tố mà các cộng đồng tôn giáo ở trong nước có thể
chủ động phát triển, và cần phát triển thật nhanh, để sao bất kỳ vi phạm
nào xẩy ra ở bất kỳ nơi đâu đối với bất kỳ cộng đồng tôn giáo nào thì
nội trong 48 tiếng thông tin đã đến Liên Hiệp Quốc, các chính quyền có
ảnh hưởng và các tổ chức quốc tế về tự do tôn giáo.
Phát
triển nhân tố này cũng sẽ giúp khai thác 2 lợi điểm kia. Ông Bielefeldt
vẫn tiếp tục thu thập thông tin về sách nhiễu, kiểm soát, khống chế,
đàn áp người hoạt động tôn giáo, nhất là đối với những cá nhân mà Ông và
phái đoàn LHQ đã hoặc định tiếp xúc cũng như thân nhân của họ. Những
thông tin này sẽ được đúc kết trong bản phúc trình chính thức công bố
vào tháng 3 sang năm. Nó sẽ là một tài liệu nền tảng cho các cơ quan LHQ
và các chính quyền đối chiếu khi quyết định chính sách đối với Việt
Nam. Nó cũng sẽ là tài liệu quan trọng cho các tổ chức nhân quyền sử
dụng trong công tác quốc tế vận. Bản phúc trình này cũng sẽ phơi bày
thêm nữa thực chất của các tổ chức tôn giáo quốc doanh và mở đường cho
các tổ chức tôn giáo quy phục tự xác định lại vị trí.
Hãy
hình dung, nếu có một nghìn những chuyên viên báo cáo vi phạm trải rộng
mọi miền đất nước, thay vì chỉ có khoảng 100 như hiện nay thì tình hình
sẽ thay đổi rất nhiều. Điều này nằm trong tầm tay của các cộng đồng tôn
giáo ở trong nước, nếu có quyết tâm. Trong 6 tháng qua, một cộng đồng
tôn giáo nhỏ bé với không đầy một nghìn tín đồ, lại ở vùng xa xôi mà đã
cử trên 20 người tham gia các đợt huấn luyên về báo cáo vi phạm. Họ đã
cung cấp cho LHQ nhiều bản báo cáo giá trị. Trong thời gian tới đây
chúng tôi sẽ mở rộng chương trình huấn luyện này.
Đưa Việt Nam trở lại CPC
Cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ có lợi thế đặc biệt vì luật pháp Hoa Kỳ có điều khoản chế tài đối với những quốc
gia cần quan tâm đặc biệt (CPC). Theo định nghĩa trong luật, "vi phạm
tự do tôn giáo đặc biệt nghiêm trọng" nghĩa là "có hệ thống, đang diễn
tiến, và trầm trọng" và bao gồm những hành vi như là tra tấn, giam giữ
lâu ngày mà không có cáo buộc, mất tích, hoặc khước từ trắng trợn quyền
được sống, quynghiêmền tự do, hoặc sự an toàn của những con người. Các
bản báo c áo từ trong nước cộng với thông tin mà Ông Bielefeldt đã công bố và đang tiếp tục thu thập là căn cứ vững chắc để chứng minh rằng Việt Nam xứng đáng với danh hiệu CPC.
Bị xếp
vào danh sách CPC sẽ có hậu quả thực tiễn: Luật pháp Hoa Kỳ ấn định các
biện pháp chế tài, gồm có chế tài chung cho cả quốc gia và chế tài
riêng những kẻ vi phạm, tương tự như các biện pháp đang áp dụng đối với
Nga. Quan trọng hơn, CPC sẽ khoá chặt cánh cửa TPP cho Việt Nam. Và đó
là nút chặn thứ 3 mà Liên Minh Cho Một Việt Nam Tự Do Và Dân Chủ đang thúc đẩy.
Tóm lại, đây là th ời điểm thuận lợi
để nới rộng không gian cho tự do tôn giáo ở Việt Nam bằng những nỗ lực
có phối hợp trong và ngoài. Các cộng đồng tôn giáo ở trong nước cần đầu tư cho việc đào tạo các chuyên viên báo cáo vi phạm, càng đông càng tốt. Các báo cáo vi phạm, thực hiện đúng thủ tục và tiêu chuẩn quốc tế, sẽ giúp người ở ngoài vận động quốc tế tăng áp lực chế tài và
đe doạ triển vọng tham gia TPP cho Việt Nam. Áp lực quốc tế gia tăng sẽ
hỗ trợ cho các cộng đồng tôn giáo ở trong nước để từng bước nới rộng và
củng cố không gian cho tự do tôn giáo.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen