Hàng chục năm nay, hình ảnh nhà sư cầm chiếc bát đồng đi khất thực trên đường đã trở nên quen thuộc với người dân Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay, Thành hội Phật giáo Việt Nam khuyến cáo đa phần sư đi khất thực là sư giả.
Một người dân quỳ xuống giữa đường sụp lạy và cho tiền sư khất thực trên đường Sư Vạn Hạnh (quận 10, TP HCM)
Buổi
sáng trên đường Sư Vạn Hạnh (quận 10, TP HCM), một sư cô mặc áo cà sa
vàng nâu, tay cầm bát đồng, chuỗi hạt và cây gậy nâu, chân đi dép lào,
khoan thai chậm rãi bước đi. Cứ đi được một đoạn, sư cô lại quỳ xuống
giữa đường cúi đầu chạm đất. Khi người dân cho tiền vào chiếc bát đồng,
sư lại tiếp tục bước đi.
Ni cô tự xưng pháp danh là Thích Nữ Liên Nghiêm, khoảng 29 tuổi. Tay
chỉ lên trời và bảo: "Ở chùa trên núi Cấm, tỉnh An Giang, mới xuống đây
hôm qua". Tuy nhiên khi được hỏi về giấy giới thiệu của Hội Phật giáo
và mục đích của việc khất thực thì sư cô chỉ ậm ừ ngạc nhiên:
"Giấy nào? Mình làm mọi thứ là từ tâm, có Phật biết, không cần ai biết...".
Thấy
sư mồ hôi nhễ nhại, bước đi khoan thai, mặt cúi xuống đất, từ các em
học sinh, bác xe ôm, bà bán vé số cũng đứng lại cho tiền. Theo quan sát
của VnExpress.net, cứ khoảng 5 phút lại có người lại gần bố thí, ít thì
5.000 đến 10.000, nhiều thì 20.000 đến 50.000 đồng. Sư cô đứng dậy,
ngước mắt lên trời thở, miệng "Nam mô ai đà Phật" rồi lại gom tiền bỏ vào tay nải và đi.
Đến
11 giờ trưa, ở ngã tư Sư Vạn Hạnh - Lý Thái Tổ có một thanh niên đi xe
máy đến đợi sẵn và sư cô trèo tót lên xe rồi lao đi mất dạng.
Khất thực vốn là truyền thống tốt đẹp của nhà Phật, song hiện nay đang bị nhiều kẻ lười lao động lợi dụng.
Quan
sát cảnh này, ông Tư Thắng, làm nghề chở xe ôm 10 năm ở đây cho biết,
cứ vài ngày lại thấy một hòa thượng khất thực như vậy xuất hiện. "Cũng
nghe nói là giờ sư giả nhiều, tụi tôi đâu có cho tiền, nhưng người dân
mình tốt bụng lắm, thấy động lòng là cho thôi. Mà lạ lắm nha, sư gì mà
cho bánh mì hay thức ăn là không lấy đâu", ông kể.
Trao
đổi với VnExpress.net, Đại Đức Thích Phước Nguyên, Phó Thư ký kiêm
Chánh văn phòng Ban Hoằng Pháp trung ương, Ủy viên hội đồng trị sự trung
ương Hội Phật Giáo Việt Nam cho biết, khất thực là truyền thống từ ngàn
đời của các tu sĩ Phật giáo. Trong giáo lý dạy rằng, tu sĩ không được ở
yên một chỗ mà phải hàng ngày dậy sớm đi vào xóm làng để xin đồ ăn. Họ
đi chân đất, mặt chỉ nhìn xuống chiếc bát đồng, không vào chợ hay đô thị
và chỉ được phép nhận thức ăn từ người dân đủ để dùng trong ngày, đến
khi mặt trời đứng bóng thì trở về.
"Mục
đích của việc này vừa để khơi dậy lòng từ thiện bố thí nơi mỗi con
người vừa là để truyền giảng đạo giáo cho chúng sinh. Và quy định chỉ
xin thức ăn đủ dùng trong ngày để các tu sĩ tránh tính tư hữu tư lợi",
Đại Đức nói.
Chỉ nên cho thức ăn, không nên cho tiền khi gặp sư khất thực.
Đồng
thời Ban Trị sự Thành hội Phật giáo TP HCM cũng khẳng định, từ sau năm
1975 việc khất thực của nhà sư gần như không còn và không được cấp phép.
Song vài năm trở lại đây, truyền thống tốt đẹp ấy của đạo Phật đang bị
một số kẻ lười lao động lợi dụng để "hành nghề" mưu cầu tư lợi. Thậm chí
một số nơi còn có cả một "lò" đào tạo sư giả. Vì thế các giáo sĩ khuyến
cáo người dân, để tránh bị kẻ gian lợi dụng lòng từ thiện, tốt nhất
không nên cho tiền sư khất thực.
Đồ nghề của sư giả
Bên
cạnh đó, các tăng ni Phật tử còn cung cấp những đặc điểm của tu sĩ thật
để phân biệt với sư giả như: mặc quấn y màu vàng nâu, bước đi chậm rãi,
mắt nhìn xuống đất, không chú ý đến xung quanh, hai tay ôm bát đồng,
không nhận tiền mà chỉ nhận đồ ăn người ta cho... Tuy nhiên theo Đại Đức
Phước Nguyên thì càng ngày những thủ đoạn của kẻ lợi dụng càng tinh vi
nên dễ qua mặt người dân Việt vốn tốt bụng và yêu kính các vị tu sĩ.
"Mặc
dù việc bà con bố thí là tích đức và những người mạo danh kia làm tội
thì bản thân họ phải gánh tội. Nhưng trong tình hình hiện nay, để tránh
kẻ gian lợi dụng, người dân có lòng tốt chỉ nên cho thức ăn chứ không
cho tiền khi gặp sư khất thực (dù là thật hay giả). Điều này là phù hợp
với đạo lý Đức Phật đã dạy", ông khuyên.
Sư Gỉả Đi Xin Tiền
Hòa thượng Thích Thiện Tánh, Phó Ban Trị sự Thành hội Phật giáo TPHCM, khẳng định: Tất cả những “sư” đi khất thực, xin tiền đều là giả.
Vì theo quy định, sư nào khất thực hoặc quyên góp ngoài phạm vi chùa
phải có giấy giới thiệu của Ban Thường trực Phật giáo tỉnh, thành. Tuy
nhiên, đến nay, trên cả nước chưa có tỉnh, thành nào cấp giấy giới thiệu
cho sư đi khất thực, quyên góp tiền. Ngày 12-7, phóng viên đã theo chân
2 sư giả và mục kích những kiểu kiếm tiền của họ ở TPHCM.
Trong ngày, sư giả này xin được không dưới 500.000 đồng
Vị sư giả ăn bún thịt nướng
Một
sư giả đến đường Lê Văn Việt, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9 để “khất
thực” trái phép. Khi người vắng dần trên phố, sư giả này đón xe ôm về
nhà ở đường Tân Lập, phường Hiệp Phú, quận 9.
Về
đến nhà, sau khi trút bỏ lớp áo tu ngụy trang, vị sư giả đếm tiền thu
được rồi ăn bún thịt nướng. Theo ước tính của chúng tôi, trong ngày, sư
giả này xin được không dưới 500.000 đồng.
Nữ “sư” đưa tiền cho một người đàn ông khác
Một
phụ nữ ngụy trang thành “sư” đang hành nghề trên đường Trần Phú, phường
7, quận 5 thì bị một người dân chặn lại phản ứng: “Sư giả hay sư thật, ở
đây cấm khất thực”.
Về
đến nhà ở khu nhà trọ trên đường Hải Thượng Lãn Ông, phường 4, quận 5,
nữ “sư” đưa tiền cho một người đàn ông khoảng 40 tuổi. Ngoài nữ “sư”
này, chúng tôi còn chứng kiến nhiều “sư” khác cũng đến đây nộp tiền cho
người đàn ông nói trên.
Sư "giả" không coi ai ra gì
Những người bán hàng nước ở ngã tư thị trấn phố Mới (Quế Võ) từ lâu đã không lạ gì cảnh, cứ chiều thứ bảy, chủ nhật các "sư" lại tụ tập rất đông ở đây.
Chẳng
là một số "sư" đi làm cả tuần đến cuối tuần thì bắt xe ô tô, xách va li
như những cán bộ đi xa về thăm nhà. Họ dừng chân ở ngã tư, rồi rút điện
thoại di động gọi người nhà ra đón.
Thủ phủ của sư giả ở Bắc Ninh là làng Vũ Dương, xã Bồng Lai, huyện Quế Võ. Không ai biết cái “nghề” này có ở đây từ bao giờ.
“Phường lừa đảo, bọn thất đức”
Ngay
khi bước chân vào làng, ấn tượng đầu tiên là Vũ Dương rất giàu có, nhà
cao tầng mọc lên san sát chẳng khác gì ở một thị trấn. Vẫn biết người
dân nơi đây năng động bởi từ xa xưa làng này vốn có nghề buôn thúng bán
mẹt ngoài chợ.
Thế
nhưng, khi tôi ghé vào một cửa hàng tạp hoá bên đường gặp đúng bà chủ
quán hay chuyện đã thẳng thắn: "Nhờ cái nghề "đi sư" mới giàu thế đấy.
Nhà này cũng chạy chợ bạc mặt nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo".
"Sư giả" trên đường về nhà
Ném
ánh mắt đầy nghi hoặc về phía chúng tôi bà chủ quán tiếp tục:"Anh chị
về xem bói hay nhờ các sư cúng đấy? Ở làng này đầy, sư trẻ, sư già, nam,
nữ có hết. Sáng đến họ đi làm đông như đi hội".
“Chúng
cháu đến nhờ cúng giải hạn, cô xem có "thầy" nào giỏi chỉ giúp chúng
cháu”. "Có cả trăm sư tôi biết đường nào mà chỉ, ông Đ. bà H. chị K...
đều là "sư" tuốt. Nói thật nhá, chẳng có ai là sư thật đâu, giả hết đấy.
Phường lừa đảo, bọn thất đức ấy mà. Họ trước cũng chân lấm tay bùn như
tôi nhưng giờ thành sư hết".
Nhà
bà chủ quán ở cạnh đường chính, nên bà nắm rất rõ lịch trình hoạt động
của các "sư". Bà cho biết những nhà "sư" ở Vũ Dương vào "nghề" rất
chuyên nghiệp. Họ tự làm cho mình một chiếc thẻ giả đeo trước ngực, do
một ngôi chùa có tiếng nào đó cấp.
Cũng
áo quần nhà chùa, trai cũng cạo đầu trọc, nữ chít khăn... thế là vào
vai nhà sư một cách đàng hoàng. Họ chủ yếu đi bán hương với giá cao, xin
tiền ủng hộ xây dựng chùa để lừa đảo. Ngoài ra, họ cũng "học thêm" ít
kiến thức về Phật pháp hoặc bói toán.
Hằng ngày, họ đi khắp các miền quê như Nam
Định, Thái Bình, Hưng Yên, Hà Nội... Hiện ở làng Vũ Dương có một đội
quân xe ôm chuyên đi phục vụ các "sư" giả này. Sáng họ đến nhà đón từ
rất sớm, đường đi nước bước do thân chủ quyết định, chiều đưa về.
Hiện ở làng Vũ Dương có một đội quân xe ôm chuyên đi phục vụ các "sư" giả này.
Các
bác tài này cứ nhìn đồng hồ đếm kilômét rồi tính tiền. Chẳng biết các
"sư" kiếm tiền ra sao, chứ mỗi ngày cánh xe ôm bỏ túi cả trăm nghìn. Một
số làm ăn lớn hơn thì đi từ đầu tuần đến cuối tuần mới về một lần.
Một
chị hàng nước ở Phố Mới kể, có "ông sư" cứ mỗi lần về đến đây là vào
ngân hàng cạnh đó gửi tiền. Nghe đâu ông này có tiền tỷ, xây cả biệt thự
chứ chẳng ít.
Không coi ai ra gì
Người
dân cho biết, một số phụ nữ trong làng lấy chồng ở miền Nam khi về thăm
quê mang theo cả nghề này "du nhập" về Vũ Dương. Lúc đầu những người
"đi sư" còn biết xẩu hổ. Trước khi đi làm họ vẫn ăn mặc bình thường, chỉ
khi đến điểm hành nghề họ mới "lột xác" để khoác lên mình áo quần nhà
chùa bắt đầu quá trình "khất thực".
Lâu
dần họ chẳng còn biết ngại ngần gì. Ngay từ nhà họ đã ăn mặc chỉnh tề,
ung dung mang túi rồi rồng rắn nhau đi hành nghề công khai.
Ông
Nguyễn Quang Cát, người trông coi đình làng của làng Vũ Dương mỗi khi
nhắc đến chuyện người làng mình "đi sư", bao nỗi buồn trong ông lại ùa
về.
Ông
buồn rầu nói: "Ở đây, những gia đình nào có lương tâm thì chẳng ai để
con cháu mình đi làm cái nghề thất đức ấy. Nhìn cái cách họ công khai
mặc áo nhà chùa tung hoành khắp làng tôi vừa xấu hổ vừa chua xót. Cánh
thanh niên trai tráng khoẻ mạnh lêu lổng cũng tự khoe cái đầu trọc lốc
của mình ra đường mà mặt vênh lên, chẳng coi ai ra gì".
Ông
Cát kể cho tôi nghe về trường hợp của người cháu họ mình, ở xóm Chùa.
Vốn là một anh nông dân thuần chất, bố mẹ bỏ nhau nên người cháu này lớn
lên trong sự nghèo khó, một chữ bẻ đôi không biết.
Ông
Cát là người đã cưu mang nuôi đứa cháu này khôn lớn. Lấy vợ anh ta lăn
lộn đủ nghề cũng chẳng kiếm đủ ba bữa cơm. Từ ngày học "đi sư" thì cuộc
sống khác hẳn. Sau 6 năm hành "nghề", anh ta mua được đất, xây nhà cao
tầng, sắm tiện ghi sinh hoạt đắt tiền...
Giờ người dân đã gọi anh ta là "triệu phú". Anh ta cũng luôn tự đắc với dân làng chẳng có ai bằng mình.
Vòng lao lý
Thế
nhưng, không phải cứ "đi sư" là lừa được tiền thiên hạ. Từ khi cái nghề
này nở rộ cho đến nay cũng đã có một vài công dân của thôn rơi vào vòng
lao lý.
Bà
con làng Vũ Dương vẫn kể câu chuyện về bà Hương bị lật tẩy khi đến một
làng ở Thái Bình "khất thực". Phát hiện bà Hương là "sư" giả, người dân
đã cởi hết quần áo, cắt tóc rồi ném xuống ao.
Những
tưởng sau bài học nhớ đời đó, bà sẽ bỏ "nghề". Nào ngờ, về làng bà vẫn
mạnh mồm tuyên bố "không có tóc thì thành sư dễ hơn". Thế là từ bữa đó,
bà không cần phải bịt khăn như mọi khi nữa, chỉ diện bộ quần áo của nhà
chùa lên đường kiếm ăn.
Hai "sư" giả Nguyễn Thị Vững (bên trái) và Nguyễn Thị Sơn ở Quế Võ bị bắt vì tội lừa đảo.
Gần
đây nhất 2 "sư" giả là Phan Thanh Chương và Nguyễn Thị Hường ở làng Vũ
Dương đã bị bà con ở chợ Ninh Hiệp (Hà Nội) bắt và giao cho chính quyền
vì tội lừa đảo. Rất may cho 2 "vị tăng ni" này là được hưởng án treo.
Theo
ông Phan Bá Đố, trưởng Công an xã Bồng Lai, đến nay có khoảng gần 20
người của xã (chủ yếu ở làng Vũ Dương) bị các cơ quan công quyền các nơi
bắt và xử phạt hành chính, phạt tù. Cũng theo ông Đố, không chỉ ở xã
Bồng Lai mới có người hành nghề sư giả, nhiều địa phương khác quanh vùng
của huyện Quế Võ cũng có người làm "nghề" này.
Đột kích xóm... "sư giả"
-
Cả xóm có khoảng 10 “sư”, họ là những người từ nơi khác tới đây trọ và
hành nghề. Khi đi “làm ăn” khuôn mặt của các sư trông thật khổ hạnh và
nghiêm trang, song khi về xóm trọ nhiều người không khác gì đàn anh, đàn
chị với đủ món ăn chơi trên đời.
9 năm về trước, phong trào giả sư đi khất thực xin tiền, bán nhang hay quyên góp rộ lên. Tại khu phố 3 phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức nhanh chóng hình thành nên xóm sư giả và tồn tại đến giờ.
Giang hồ và cờ bạc
Người
được xem là “ông tổ” sáng lập ra xóm giả sư đi khất thực là Tư Trầu.
Theo như lời kể, Tư Trầu là người tu hành ở chùa dưới Đồng Nai, ông rời
bỏ nhà chùa về ngụ tại tổ 19, khu phố 3 hành nghề và thu
nạp “đệ tử” gây dựng nên phong trào giả sư đi khất thực và bán nhang.
Công việc làm ăn của Tư Trầu cùng các “đệ tử” ngày càng khấm khá, thấy
vậy nhiều người xin gia nhập, tạo thành xóm giả sư đông đảo.
Năm
2000, Tư Trầu bị cơ quan công an bắt và khởi tố 3 năm tù về tội giả
danh nhà chùa đi lừa đảo chiếm đoạt tài sản người khác. Sau khi ông bị
bắt, hoạt động của xóm sư giả kín kẽ và ngày càng tinh vi hơn.
Chiều
về, người dân quanh quán nhậu ông Hải trên con đường 16, khu phố 3
phường Hiệp Bình Chánh, ai cũng quá quen thuộc với hình ảnh ba vị sư
(Huề, Thuận, Thắng) với cái đầu trọc vô tư ngồi chéo chân và cụng ly
leng keng “giải mỏi” sau một ngày khất thực. Trong câu chuyện trên bàn
nhậu của ba “sư”, mọi người có thể nghe các vị chia sẻ kinh nghiệm khi
đi hành nghề. Làm thế nào để lấy lòng người nhanh nhất, cách đối phó với
công an, cũng như kế hoạch tăng hai, tăng ba tiếp theo của các sư.
“Sư” cầm gạch tấn công, khi biết mình bị theo dõi
Căn
nhà 12/21 đường 16, khu phố 3, là địa điểm các sư trong xóm giả sư tập
trung vào mỗi đêm để so tiền, đánh bài và nhậu nhẹt sau một ngày làm
việc. Căn nhà này là của ông Nghĩa cũng hành nghề giả sư. Ngôi nhà được
ông Nghĩa mướn lại của một người dân cách đây 10 năm, là nơi sinh sống
của vợ cùng hai đứa con ông cho tới nay. Ông Nghĩa được mệnh danh là
người ăn nên làm ra với nghề giả sư. Theo lời nhiều người dân sinh sống
tại đây thì hiện tại ông Nghĩa đã mua được đất và chuẩn bị cất nhà tại
Bình Dương.
Chúng
tôi trong vai những người làm công quả từ quận 5 xuống kêu người lên
làm việc cho nhà chùa có trả lương, chỗ ăn, chỗ ở đều miễn phí. Chị T.
người bán quán nước đầu đường số 2 nói: "Ở đây nhiều “sư” lắm, nhưng đều
là sư giả để đi lừa tiền không à, em mà kêu họ về coi chừng họ khiêng
cả nhà chùa đi đó".
Khuôn mặt hoảng hốt của sư khi bị công an sờ gáy
Khi
phát hiện chúng tôi đang theo dõi và chụp ảnh hoạt động của các sư,
người phụ nữ mặc bộ đồ màu xám, mặt hung hăng vừa chửi bằng những lời lẽ
vô văn hóa vừa lăm le trên tay viên gạch để tấn công. Lối sống giang
hồ, ăn nói thô tục khiến người dân nơi gọi "các thầy" là “dân bảy búa”.
Mới nghe hỏi về các “sư”, chị L. can ngăn: "Nhắc làm gì với những người
này, coi chừng họ mang gạch, và những thứ bẩn thỉu quăng vô trong nhà
lúc đêm khuya đó".
Vợ
chồng ông Huề, bà Lan là những người nghiện đánh đề số một tại “xóm sư
giả” này. Để có tiền chơi đề, hằng ngày cứ tờ mờ sáng hai vợ chồng dắt
nhau đi khất thực xin tiền, được bao nhiêu về đốt hết vô những con đề
may rủi. Chị K., hàng xóm ông Huề, nói: “Vợ chồng ổng có làm gì đâu, cứ
đi xin tiền về đánh đề. Bà Lan thì mất rồi, còn ông Huề, nhưng ổng đang
mắc bệnh HIV đó".
Cánh
xe ôm, người bán nước tại khu phố 3 ai cũng biết đến danh Hùng (tức
Hùng Đại Dương) một tay đánh bạc nổi tiếng tại đây. Sẵn có máu cờ bạc
trong người, nhưng lười lao động, Hùng làm mọi cách để có tiền phục vụ
các ván bài đỏ đen của mình, từ vay mượn cho đến giả làm sư đi khất thực
xin tiền.
“Sư” giả hoành hành, xấu mặt sư thật
Chúng
tôi theo chân công an phường Hiệp Chánh, quận Thủ Đức, TP.HCM bất ngờ
kiểm tra và đưa về trụ sở làm việc hai đối tượng bị tình nghi là sư giả
đang chờ xe buýt dưới chân cầu Bình Triệu. Khi vừa được yêu cầu về
phường làm việc, các “sư” đều xưng là “sư cô” đi lên chùa làm công đức
nên đi sớm.
Kiểm
tra túi xách, phát hiện bộ quần áo cà sa, bát, điện thoại di động sang
trọng và ví tiền đầy căng. Qua đấu tranh, hai đối tượng khai nhận tên là
Tô Thị Nhân, SN 1963, ngụ tại thôn 2, xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương,
tỉnh Thanh Hóa và Lưu Thị An, SN 1941, tạm trú tại 21B đường Kha Vạn
Cân, Khu Phố 1, phường Hiệp Bình Chánh. Cả hai đều khai nhận hành nghề
giả sư đi khất thực xin tiền.
Sư giả bị bắt lúc tờ mờ sáng
Thiếu
tá Huỳnh Văn Dư – Trưởng Công an phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức
nói: "Từ khi phát hiện nạn giả sư đang tồn tại trên địa bàn phường,
chúng tôi đã ra quân xử lý để răn đe bằng các hình thức cảnh cáo đem ra
kiểm điểm trước dân, tịch thu đồ nghề. Năm 20
..
qua báo chí phản ánh
chúng tôi đã phát hiện và đưa về trụ sở làm việc đối với 4 đối tượng giả
sư trên địa bàn. Tuy nhiên cho đến nay, một số đối tượng vẫn còn lén
lút hành nghề với hình thức ngày một tinh vi, cho nên rất khó để nhận
biết.
Phần
lớn những đối tượng này tạm trú ở phường và có giấy tờ hợp pháp. Tuy
nhiên các đối tượng lại đi khất thực ở địa bàn khác nên việc phát hiện
và xử lý là rất khó. Đối với những trường hợp này phải bắt tận tay mới
có cơ sở xử phạt, do đó rất cần sự hợp tác thông tin từ phía người dân,
cơ quan báo về hành tung hoạt động của sư giả. Người dân cần nâng cáo
cảnh giác với nạn giả sư, không cho tiền, mua nhang từ thiện với những
đối tượng này. Khi phát hiện sư giả đi khất thực trên địa bàn thành phố,
người dân cần báo cho cơ quan công an nơi gần nhất để có biện pháp xử
lý.”
Đồ nghề của sư giả
Hòa
thượng Thích Thiện Tánh, Phó Ban Trị sự Thành hội Phật giáo TP.HCM cho
biết thêm: “Hội phật giáo TP.HCM cực kỳ phản đối nạn giả sư đi khất thực
làm ảnh hưởng đến uy tín của nhà chùa cũng như hội phật giáo. Hội cũng
đề ra những biện pháp để hạn chế nạn giả sư đang hoạt động mạnh trở lại:
Nói cho người phật tử biết đâu là sư thật và đâu là sư giả.
Phật
tử muốn làm từ thiện thì nên tới chùa, hoặc tham gia quyên góp vào các
tổ chức từ thiện, các chương trình vì người nghèo…. Tuyệt đối không cho
tiền những người khất thực ngoài đường, làm như vậy là tạo cơ hội cho
những kẻ lười lao động mượn danh nghĩa nhà chùa đi làm những chuyện trái
với đạo lý nhà chùa. Hội giao cho 24 ban đại diện có trách nhiệm, nếu
phát hiện những người mặc đồ tu hành đi khất thực trên đường thì báo cho
công an nơi gần nhất xử lý”.
Web Một Thời Phan Châu Trinh Ðà Nẵng
Bốn kẻ giả nhà sư đi xin tiền bị bắt
Bà Ánh bị công an bắt giữ khi đang giả sư. Trong chiếc thau nhôm quấn vải vàng của bà này chứa gần 800.000 đồng.
Đầu
cạo trọc, tay bưng bình bát rồi khoác áo cà sa lên người, bốn người ở
nhiều địa phương cùng nhau đến Cà Mau giả sư đi xin tiền khắp các chợ.
Ngày 4/8/20
....
, Công an tỉnh Cà Mau đã bắt giữ 4 nghi can giả nhà sư đi khất thực ở các chợ trên địa bàn TP Cà Mau.
Tại
chợ phường 7, bà Trần Thị Hồng (48 tuổi ngụ quận Thủ Đức, TP HCM) bị
lực lượng chức năng "hỏi thăm" khi trên tay đang cầm bình bát chứa gần
400.000 đồng được những người hảo tâm cho trong khoảng 3 tiếng “khất
thực” quanh chợ.
Với
giọng nói hiền lành, mang túi nải, đầu cạo trọc, khoác lên người chiếc
áo nhà sư, sáng cùng ngày, đồng bọn của Hồng là bà Trần Thị Ánh (66
tuổi) cũng bị bắt tại chợ phường 8 với gần 800.000 đồng trong thau nhôm
quấn vải vàng. Vài ngày trước, nghi phạm này được Công an thị trấn Sông
Đốc (Trần Văn Thời, Cà Mau) thả ra sau khi tạm giữ trên 700.000 đồng
cùng bộ đồ nghề giả sư.
Đến
trưa cùng ngày hai đồng phạm khác trong nhóm sư giả là Hoàng Thị Tiết
(68 tuổi) và Nguyễn Ngọc Hiếu (27 tuổi, cùng ngụ huyện Châu Phú, An
Giang) cũng bị nhà chức trách bắt giữ khi đang chuẩn bị tẩu thoát khỏi
chợ phường 2, TP Cà Mau. Khám xét hai người này, công an tạm giữ trên 2
triệu đồng.
Làm
việc với công an sở tại, bước đầu 4 nghi can này khẳng định là nhà sư
thật. Tuy nhiên, đến chiều 4/8/20
...
, tất cả thú nhận đã cạo đầu giả sư
để lừa gạt dân lành.
Hiện Công an Cà Mau đang tiến hành thẩm vấn, cũng cố hồ sơ để xử lý nghiêm nhóm sư giả về hành vi lừa đảo.
Thiên Phước
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen