ĐIỂM BÁO PHÁP QUỐC NGÀY 06
/08/2014
Lê Vy
Bên cạnh đề tài được các nhật báo quan tâm bình luận rộng rãi
hôm nay 06/08/2014 - lệnh ngừng bắn trong vòng 72 giờ được thi hành tạo dải Gaza
kèm với thái độ của phương Tây về sự việc này - nhật báo Libération dành một hồ
sơ lớn liên quan đến Châu Á, bình luận hiện tượng sinh con hộ qua bài viết : «
Sinh con hộ : Một trường hợp khó xử tại Thái Lan ».
Thông tín viên Libération thuật lại câu chuyện về người phụ nữ
Thái Lan mang thai hộ cho cặp vợ chồng người Úc đang gây tranh cãi trong công
chúng những ngày qua. Cô gái 21 tuổi, tên Pattharamon Janbua, được một cặp vợ
chồng người Úc hiếm muộn thuê mang thai hộ, thông qua một công ty môi giới với
cái giá là 11 000 euro. Cô đã chấp nhận vì cô nghĩ với số tiền này, cô có thể
trả nợ và nuôi 2 con ăn học.
Cô sinh được một cặp song sinh trai gái cho cặp vợ chồng Úc. Tuy
nhiên, cặp người Úc chỉ nhận đứa bé gái và bỏ rơi bé trai tên là Gammy, do bé
Gammy mắc bệnh đao (down). Khi siêu âm, bác sĩ đã phát hiện bé Gammy bị đao,
công ty môi giới bảo cô nên phá thai và có cách giữ lại đứa bé khỏe mạnh nhưng
cô đã từ chối vì đó là một hành vi tội lỗi theo giáo lý đạo Phật.
Sau khi cặp người Úc bỏ đi, cô Pattharamon Janbua chấp nhận chăm
sóc cho đứa bé tật nguyền này. Từ đó cô không rời xa đứa bé và xem nó như con đẻ
vì cô đã mang nặng đẻ đau trong suốt 9 tháng, theo tâm sự của bà mẹ trẻ. Một tổ
chức phi chính phủ Úc đã tổ chức quyên tiền để nuôi dưỡng và chữa bệnh cho bé
Gammy chỉ trong 3 ngày đã thu được 150 000 euro.
Câu chuyện đẻ thuê trên gây ầm ĩ trên các phương tiện truyền
thông, do hành vi vô đạo đức của cặp vợ chồng Úc và gây nhiều tranh cãi trên các
mạng xã hội. Nhiều ý kiến cho rằng hành động của cặp vợ chồng người Úc là vô
nhân đạo.
Ngay lập tức, Thủ tướng Úc Tony Abbott đã có phản ứng. Ông gọi
đây là « một câu chuyện buồn » và ông « không muốn nghĩ đến cảnh một đứa trẻ bị
bỏ rơi như vậy ». Bộ trưởng Nhập cư Úc Scott Morrisson đã gọi bà mẹ sinh con hộ
này là « một anh hùng » và « vị thánh » và cho biết Canberra sẽ xem xét nên can
thiệp như thế nào cho thỏa đáng.
Về phía cặp vợ chồng người Úc, sau hơn một tuần im lặng, bây
giờ, họ đã lên tiếng giải thích với báo chí . Họ cho biết không hề « bỏ rơi » bé
Gammy và không hay tin trẻ này bị đao. Trái lại, cặp này muốn mang theo bé Gammy
nhưng bị các bác sĩ ngăn cản vì bé này bị dị tật về tim.
Dù gì thì sự vụ đã gây tranh luận nhiều khía cạnh của hiện tượng
mang thai thuê đang có chiều hướng phát triển.
Tranh luận về vấn đề đạo đức tại
Pháp
Tranh luận cũng lan sang đến Pháp. Những người phản đối
việc sinh hộ tận dụng trường hợp bé Gammy để làm nổi bật những vấn đề về đạo đức
như người ta có thể mướn một cái bụng để mang thai hộ chăng ? Điều đó có vi phạm
phẩm giá con người không ?
Trong một bức thư ngỏ gửi cho Tổng thống Hollande, những chính
trị gia cánh tả (Jacques Delors, Lionel Jospin) nhận định, việc đẻ thuê là « sự
đăng quang của ngành công nghiệp sản xuất trẻ nhỏ theo đơn đặt hàng », « con
người chứ không phải một đồ vật » và yêu cầu Tổng thống thể hiện thái độ phản
đối trước công chúng về việc cho phép sinh con hộ.
Xã luận Libération đề tựa « Đạo đức » nhận định, điều cần lên án
ở đây là việc bóc lột các bà mẹ đẻ mướn Thái Lan hay Ấn Độ. Tuy nhiên, không nên
lên án dịch vụ sinh con hộ nếu hoạt động này được các chính quyền quản lý tốt sẽ
cho phép nhiều cặp hiếm muộn có niềm vui được làm cha mẹ mà không xâm phạm đến
sức khỏe của người khác.
Theo Libération, quản lý tốt việc đẻ thuê phải đi kèm với tiêu
chí đạo đức. Vấn đề ở đây là quy định mỗi nơi mỗi khác nên gây ra nhiều bất cập.
Tại Mỹ, hình thức mang thai hộ phát triển rất nhanh : 25 000 trẻ được sinh ra
nhờ kỹ thuật này. Trong khi tại Châu Âu, nhiều nước cấm mang thai hộ như Pháp,
Tây Ban Nha và gây trở ngại cho những kiều dân muốn trở lại nước mình với đứa bé
đã nhờ đẻ hộ ở nước ngoài.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen