Bốn năm về trước, sau khi chuyển
từ trại Xuân Lộc về trại Chí Hòa vào chiều ngày 10/8/2010, ngay sáng hôm sau tôi
được phân công lao động tại thư viện của toàn trại đặt ở Khu G. Sách của thư
viện nghèo nàn, đa phần là giáo trình về chủ nghĩa Marx-Lenin và lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam, in từ 20 năm trước đó. Về sau, nhờ gia đình của một vài tù
nhân biếu tặng thêm sách mới, đặc biệt là tiểu thuyết, nên mọi người còn có cái
để đọc cho qua ngày đoạn tháng.
Trước khi tôi về lao động tại
trại Chí Hòa, thư viện còn mở cửa cho tù nhân mượn và đọc sách. Vì không muốn
người tù khác tiếp xúc và trò chuyện với tôi, nên việc mượn sách bị giới hạn
dần, đến nổi ai đến thư viện mà không có cán bộ đi kèm theo sẽ bị kỷ luật nặng.
Sự hiện diện của tôi do đó chỉ giúp bộ mặt thư viện khang trang và sạch sẽ hơn,
do tôi quý sách và biết sắp xếp ngăn nắp, dọn dẹp vệ sinh thường
xuyên.
Đỉnh điểm của sự cô lập hóa tôi
là ngay trước của thư viện người ta gắn luôn tấm bảng cấm tù
nhân ra vào tự do, thậm chí cách đó độ 10m một tấm bảng khác cấm tù nhân đi ngang sát cửa thư viện. Tôi thường nói đùa với các cán bộ quản giáo canh giữ tôi, rằng thư viện của Chí Hòa là độc nhất vô nhị trên toàn thế giới từ cổ chí kim, vì được lập ra không nhằm mục đích cho mượn sách, còn người đọc bị hạn chế lui tới như thể đó là chuồng nuôi thú dữ (!).
nhân ra vào tự do, thậm chí cách đó độ 10m một tấm bảng khác cấm tù nhân đi ngang sát cửa thư viện. Tôi thường nói đùa với các cán bộ quản giáo canh giữ tôi, rằng thư viện của Chí Hòa là độc nhất vô nhị trên toàn thế giới từ cổ chí kim, vì được lập ra không nhằm mục đích cho mượn sách, còn người đọc bị hạn chế lui tới như thể đó là chuồng nuôi thú dữ (!).
Việc tôi về Chí Hòa chỉ sau một
tháng chuyển lên Xuân Lộc cùng các anh Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Thăng Long có
nguyên nhân sâu xa. Thoạt đầu người ta nói với tôi rằng Công an TPHCM xin tôi về
lại Sài Gòn, thay vì ở Đồng Nai, là do họ thương xót tình cảnh mẹ tôi già cả,
mang bệnh tật, phải đi đường xa thăm con trai hàng tháng. Tôi nghe thấy cũng cảm
kích lắm, nhưng rồi tự hỏi sao hai bà mẹ của anh Thức và anh Long cao niên hơn
và đau ốm nặng hơn mẹ tôi, mà hai anh vẫn bị giam ở Xuân Lộc xa xôi thế
(?).
Về trại giam Chí Hòa khoảng vài
tuần lễ tôi có ngay câu trả lời. Thật ra, không phải họ thương mẹ tôi già yếu đi
xa thăm con, mà thương các điều tra viên phải đi đường dài thẩm vấn tôi hơn, nên
tôi mới bị di lý về Sài Gòn nhanh chóng như thế. Lúc ấy, vụ án Câu lạc bộ Nhà
báo tự do của anh Hải Điếu Cày, chị Tạ Phong Tần và anh Phan Thanh Hải đang được
Công an TPHCM điều tra, chờ xét xử, mà cả Nguyễn Tiến Trung và tôi đều bị tình
nghi liên quan. Suốt gần một năm ở Chí Hòa tôi bị thẩm vấn liên tục về mọi khía
cạnh của vụ án này như một bị can trong vụ mới, mà lắm lúc căng thẳng cao độ,
tôi tưởng mình sẽ bị tuyên thêm một bản án nữa. Có lần mẹ tôi đến thăm theo định
kỳ, tôi buộc lòng thổ lộ khả năng ở lâu hơn 5 năm tù như đã tuyên, để chuẩn bị
tinh thần cho bà. Về phần mình, tôi bình thản chấp nhận mọi điều sẽ xảy
ra.
Kỷ niệm giữa tôi và anh Hải Điếu
Cày có nhiều, nhưng cảm động nhất có lẽ là lúc anh và tôi cùng bị giam ở Chí Hòa
đầu năm 2013. Tin tức anh Điếu Cày về Chí Hòa được anh em bạn tù thông báo đầy
đủ cho tôi. Khi tòa phúc thẩm xử vụ án của anh xong, tôi tìm cách chuyển lời
thăm anh và chúc vững lòng tin. Đến lúc gần bị chuyển đi xa khỏi Sài Gòn, anh
gửi lại lời thăm tôi và dặn dò giữ gìn sức khỏe cho ngày sau. Tin tức qua lại
ngắn gọn, nhờ nhiều bạn tù truyền miệng nối tiếp nhau mới đến nơi, nên khi nhận
được, lòng tôi thấy se thắt, mắt rưng rưng, song cảm giác vô cùng ấm áp giữa
không gian ngột ngạt của nhà tù. Sau đó một thời gian không lâu, tôi được trả tự
do. Giây phút bước chân khỏi cổng, rời trại giam để trở về nhà, tôi nghĩ ngay
đến anh Hải Điếu Cày và thầm cầu chúc anh sẽ trở về một ngày không
xa.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen