Lê
Quỳnh Diễn Viên
Lê
Quỳnh sinh ngày 06/09/1934 tại Hà Nội, mất ngày 05/01/2008 tại Santa
Ana - Hoa Kỳ. Ông theo đạo Phật, với pháp danh là Phổ Giải Thoát, ông
tốt nghiệp Tú tài ban Văn chương. Năm 1954, ông theo gia đình di cư vào
miền Nam. Lê Quỳnh là một trong những nam diễn viên kỳ
cựu và thành danh của điện ảnh Việt Nam. Ông tham gia lãnh vực điện ảnh
từ trước năm 1954 trong nhóm làm phim tại Phan Thiết.
Năm 1956, Lê Quỳnh xuất hiện
trong vai nam chính Đại đội trưởng Vinh là một thanh niên yêu nước, tham
gia kháng chiến chống thực dân Pháp giành độc lập cho nước nhà trong bộ
phim đầu tay Chúng Tôi Muốn Sống của cố đạo diễn Vĩnh Noãn, được sản xuất bởi hãng phim Tân Việt.
Vai
Vinh của Lê Quỳnh trong phim này đã hoàn toàn chinh phục khán giả thời
ấy. Nét diễn duyên dáng và đầy cá tính của Lê Quỳnh được nhà sản xuất
phim là ông Bùi Diễm đã kể lại như sau: "Khi bắt đầu làm bộ phim Chúng Tôi Muốn Sống
thì chúng tôi cũng muốn chọn một người diễn viên mà có thể nói rằng
không những đẹp trai, nhưng mà lại còn có khả năng để đóng phim
được thì trong thời gian lựa chọn ấy chúng tôi thấy Lê Quỳnh là người
rất là xứng đáng đóng vai chính, thành ra chúng tôi ở trong hãng phim
Tân Việt, tức hãng phim sản xuất ra bộ phim Chúng Tôi Muốn Sống
có nhờ đạo diễn Vĩnh Noãn và một người đạo diễn Philippines tên là
Manuel Condez, hai người hợp tác với nhau, cho nên chúng tôi sản xuất
được bộ phim Chúng Tôi Muốn Sống. Trải qua rất nhiều thời gian với nhau khi làm bộ phim Chúng Tôi Muốn Sống,
chúng tôi phải đi quay tại Nha Trang, ở trong một cái trại do quân đội
Việt Nam giúp, thành thử chúng tôi sống chung với Lê Quỳnh. Do đó chúng
tôi quen biết nhiều về cái gọi là khả năng đóng phim của Lê Quỳnh. Bộ
phim đó về một phương diện gọi là kỹ thuật, cũng như về phương diện tinh
thần, thì vào thời đó có thể coi là một bộ phim đầu tiên được sản xuất
với đầy đủ kỹ thuật. Lắm lúc chúng tôi cũng không được rõ Lê Quỳnh học
diễn xuất ở đâu nhưng mà sau khi quay một vài lần diễn thử thì chúng tôi
thấy Lê Quỳnh diễn thật đầy đủ khả năng để đóng phim. Chúng tôi đưa
kịch bản phim cho Lê Quỳnh đọc để Lê Quỳnh nghĩ xem Lê Quỳnh có đảm nhận
vai đó một cách có thể, nghĩa là lột được tinh thần của bộ phim không.
Thì ngay lúc đầu Lê Quỳnh nhận thấy là Lê Quỳnh có thể làm được. Và sự
thật sau một hai tuần làm việc thì chúng tôi thấy Lê Quỳnh đúng là người
có khả năng có thể đóng vai trò chính trong phim đó, đóng vai chính với
một tinh thần làm việc hết sức là thận trọng, thành thử vai trò của Lê
Quỳnh
là vai trò hết sức xuất sắc trong bộ phim Chúng Tôi Muốn Sống.”.
Sau bộ phim Chúng Tôi Muốn Sống, Lê Quỳnh liên tục được mời đóng trong hầu hết những bộ phim có tầm vóc lớn và quan trọng khác của Việt Nam hay do các hãng phim quốc tế thực hiện như Đất Lành, Thiếu Phụ Nam Xương, The Quiet American, A Night Of The Dragon,… Đặc biệt là khi nữ diễn viên điện ảnh Kiều Chinh lần đầu tiên đóng phim và đã xuất hiện bên cạnh Lê Quỳnh trong bộ phim nổi tiếng khác của Việt Nam, đó là phim Hồi Chuông Thiên Mụ của đạo diễn Lê Dân, thực hiện trong hai năm 1957-1958, do hãng phim Tân Việt sản xuất, khởi đầu cho sự kết hợp nghệ thuật tốt đẹp giữa hai tên tuổi được yêu thích nhất của nền điện ảnh Việt Nam thời bấy giờ.
Hành trang điện ảnh của ông rất “nặng” qua hàng loạt vai diễn chính trong các bộ phim như: Đất Lành, Hồi
Chuông Thiên Mụ, Thiếu Phụ Nam Xương (đạo diễn Jean le Duc), Vụ
Án Tình, Ngàn Năm Mây Bay, Đôi Mắt Người Xưa, Tổ Đặc Công 13, Từ Sài Gòn
đến Điện Biên Phủ, 11 Giờ 30, Chờ Sáng, Mùa Thu Cuối Cùng, Bẫy Ngầm. Lê Quỳnh cũng đã từng cộng tác với những phim quốc tế như The Quiet American (đạo diễn: Joseph L.Mankiewicz, thực hiện năm 1958), A Night Of The Dragon, Transit A Saigon. Đặc biệt với phim Bẫy Ngầm của đạo diễn Lê Hoàng Hoa, Lê Quỳnh đoạt giải nam diễn viên hay nhất trong năm.
Nhận xét về những yếu tố chính giúp diễn viên Lê Quỳnh đạt được
thành công trong lãnh vực phim ảnh cũng được diễn viên kỳ cựu Kiều Chinh
chia sẻ: "Lê Quỳnh là một người làm việc rất là có lòng, có tình với
công việc cũng như với bạn
hữu trong khi đóng phim. Trước khi được làm việc với anh Lê Quỳnh trong
phim Hồi Chuông Thiên Mụ năm 1957 thì chúng tôi là bạn, thế nên
chúng tôi được biết nhau trước khi chúng tôi được đóng phim với nhau,
thế nên khi đóng phim thì rất là thoải mái. Lê Quỳnh là một người đẹp
trai, một người có tài. Trên sàn quay lúc nào anh cũng là một người làm
việc hăng say và vui vẻ với bạn bè. Anh tạo nên không khí rất vui và đầy
hứng khởi. Anh là một người vui vẻ, thẳng thắn và rất là thông minh.
Sau bộ phim đầu tiên Hồi Chuông Thiên Mụ quay năm 1957, sau đó, mấy năm sau chúng tôi lại quay được phim thứ hai với nhau, đó là phim Từ Sài Gòn Đến Điện Biên Phủ, cùng có với Đoàn Châu Mậu, với lại Thẩm Thuý Hằng. Rồi sau đó chúng tôi lại
quay một phim thứ ba, được làm việc cùng với nhau, đó là phim Chờ Sáng của đạo diễn Thân Trọng Kỳ”.
Thành công ở vai trò diễn viên, Lê Quỳnh còn thử sức mình với công tác đạo diễn. Ông đã từng làm đạo diễn bộ phim Giã Từ Bóng Tối thực hiện vào năm 1969.
Trước 1975 có thời gian nam diễn viên Lê Quỳnh còn làm Giam đốc
Trung Tâm Quốc Gia Điện Ảnh Việt Nam (số 11 Thi Sách - quận 1 - Sài Gòn)
phụ trách mảng quay phim thời sự. Ngoài ra, ông cũng tham gia vào những
hoạt động hành chánh dân sự và xã hội khác và đã từng ra ứng cử dân
biểu quốc hội vào năm 1967.
Năm 1966, Lê Quỳnh đại diện Việt Nam tham dự Đại hội điện ảnh Á Châu tại Seoul (Hàn Quốc) và đã đoạt được hai giải thưởng trong Đại hội này. Năm 1967, Lê Quỳnh cũng tham dự Đại hội điện ảnh quốc tế tại Berlin (Đức), lần này ông được mời làm hội viên danh dự của nghiệp đoàn diễn viên điện ảnh quốc tế.
Định cư tại miền Nam California Hoa Kỳ vào năm 1975, Lê Quỳnh cũng cố gắng để tái tham dự vào những bộ phim của Hoa Kỳ được thực hiện tại Mỹ. Họ cứ nhờ ông đóng những vai của người Á Châu ở nước khác, thí dụ như trong một phim thì họ nhờ ông đóng vai một người chồng Hàn Quốc chẳng hạn, thì ông có tâm sự với bạn bè là thôi, ông sẽ không xuất hiện trong vấn đề phim ảnh cho đến khi mà họ quyết định sử dụng ông trong những vai của người Việt Nam. Ông tuy cũng được mời đóng phim tại Hollywood nhưng có thể vì tuổi đã hơi cao, không còn cơ hội đóng vai chính trong những phim Mỹ nên đành phải đổi nghề. Ông được cơ quan bác ái Công Giáo địa phận Los Angeles, tức Hội USCC, tuyển dụng và ông đã là một trong những người cố vấn về di trú đầu tiên được sự chọn lựa của Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ cũng như là của Sở Di Trú để làm về vấn đề di trú, ông làm việc tại đây hơn 13 năm, rồi ông làm chủ một tiệm phở Nụ Cười Sài Gòn được ít lâu thì bị tai biến mạch máu não cách đây khoảng 10 năm trở lại. Trong những năm cuối đời ông đã phải ngồi xe lăn.
Năm 1966, Lê Quỳnh đại diện Việt Nam tham dự Đại hội điện ảnh Á Châu tại Seoul (Hàn Quốc) và đã đoạt được hai giải thưởng trong Đại hội này. Năm 1967, Lê Quỳnh cũng tham dự Đại hội điện ảnh quốc tế tại Berlin (Đức), lần này ông được mời làm hội viên danh dự của nghiệp đoàn diễn viên điện ảnh quốc tế.
Định cư tại miền Nam California Hoa Kỳ vào năm 1975, Lê Quỳnh cũng cố gắng để tái tham dự vào những bộ phim của Hoa Kỳ được thực hiện tại Mỹ. Họ cứ nhờ ông đóng những vai của người Á Châu ở nước khác, thí dụ như trong một phim thì họ nhờ ông đóng vai một người chồng Hàn Quốc chẳng hạn, thì ông có tâm sự với bạn bè là thôi, ông sẽ không xuất hiện trong vấn đề phim ảnh cho đến khi mà họ quyết định sử dụng ông trong những vai của người Việt Nam. Ông tuy cũng được mời đóng phim tại Hollywood nhưng có thể vì tuổi đã hơi cao, không còn cơ hội đóng vai chính trong những phim Mỹ nên đành phải đổi nghề. Ông được cơ quan bác ái Công Giáo địa phận Los Angeles, tức Hội USCC, tuyển dụng và ông đã là một trong những người cố vấn về di trú đầu tiên được sự chọn lựa của Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ cũng như là của Sở Di Trú để làm về vấn đề di trú, ông làm việc tại đây hơn 13 năm, rồi ông làm chủ một tiệm phở Nụ Cười Sài Gòn được ít lâu thì bị tai biến mạch máu não cách đây khoảng 10 năm trở lại. Trong những năm cuối đời ông đã phải ngồi xe lăn.
Lê Quỳnh chẳng những đóng phim hay mà còn có giọng hát hay. Lê Quỳnh
là mẫu người đàn ông rất đàn ông trong phim và ngoài đời. Người vợ đầu
của ông là bà Phạm Thị Băng Thanh, tức nữ danh ca Thái Thanh (em gái cố
nhạc sĩ Phạm Đình Chương) - người được mệnh danh là tiếng hát
vượt thời gian của nền tân nhạc Việt Nam, ông kết hôn vào năm 1956.
Trong cuộc sống mối tình của Lê Quỳnh và Thái Thanh đã từng một thời là
khuôn mẫu của gia đình nghệ sĩ Việt Nam. Họ có với nhau 5 người con: 3
gái, 2 trai; đó là: Lê Thị Ý Lan sinh năm 1957, Lê Xuân Việt sinh năm
1958, Lê Thị Quỳnh Dao tức Quỳnh Hương sinh năm 1960, Lê Thị Thanh Loan
sinh năm 1962 và Lê Đại sinh năm 1964. Trong số năm người con kể trên,
chỉ có Ý Lan là nổi tiếng hơn cả khi ra hải ngoại trở thành ca sĩ, sau
đó mới tới Quỳnh Hương. Cuộc hôn nhân giữa Lê Quỳnh và Thái Thanh mang
rất nhiều sóng gió. Lê Quỳnh nổi tiếng đóng phim hay nhưng cũng nổi
tiếng bay bướm hào hoa. Thế rồi mối giao cảm giữa Mai Thảo và Thái Thanh
gây ra nhiều ngộ nhận cho Lê Quỳnh. Thế rồi cuộc đánh
ghen tại phòng trà ca nhạc Bồng Lai bùng nổ. Nhưng lúc đó tướng Nguyễn
Cao Kỳ vì mến yêu giọng hát của Thái Thanh nên dùng quyền lực của mình
ém nhẹm chuyện đó, không cho báo chí khai thác. Cuộc đổ vỡ trong hôn
nhân giữa một diễn viên điện ảnh và một danh ca không sao cứu vãn được.
Nhưng Lê Quỳnh vẫn nghĩ đến các con, có van nài khóc lóc xin Thái Thanh
bỏ qua vụ đánh ghen vừa rồi, nhưng Thái Thanh cảm thấy mình bị sỉ nhục
nên cương quyết ly dị, họ đã chính thức ly dị khi người con gái đầu lòng
là nữ ca sĩ Ý Lan mới được 8 tuổi.
Sống
xa Lê Quỳnh từ năm 1965, Thái Thanh một mình đóng trọn vai trò vừa là
mẹ vừa thay cha trong việc nuôi dạy con cái. Bà không thể ngủ mê trên
danh vọng để quên mất việc hướng dẫn đàn con trên đường đời. Khi dịu
dàng, lúc nghiêm khắc, bà mong các con bà có được căn bản vững chắc về
văn hóa và đạo đức, để mai sau trở nên những Con Người có thể viết hoa.
Dù các con bà đều có giọng ca thiên phú, nhất là Ý Lan và
Quỳnh Hương, nhưng khi trẻ còn nhỏ, Thái Thanh nhất quyết không cho con
bước vào nghề ca hát. Bà khuyên răn con cái đừng lấy nghề ca hát làm
chính vì dù có ở địa vị số một trong lãnh vực này cũng không tránh khỏi
những khó khăn, gian nan để sống còn.
Lê Đại là người kém may mắn nhất trong 5 chị em: Khi ra đời khỏe mạnh,
nhưng Lê Đại bị bệnh sốt tê liệt cấp tính từ lúc 8 tháng. Tuy sống sót
nhưng Lê Đại bị liệt nửa thân dưới, xương sống cũng bị sụm. Năm 4 tuổi,
chú bé được tổ chức Terre Des Hommes mang qua nước Ý chữa trị 3 năm liền
và năm 1971, Lê Đại trở về Việt Nam (7 tuổi), bắt đầu học vần quốc ngữ
với mẹ và các anh chị tại nhà. Sau 1975, bà Thái Thanh tìm đường đưa
được Lê Đại và Quỳnh Hương qua Pháp (1980). Sau đó hai
chị em được bố bảo lãnh sang Hoa Kỳ và Lê Đại được học qua điện thoại
chương trình dành cho trẻ tật nguyền. Năm 1985, Thái Thanh xuất cảnh
sang Mỹ, bà lại bắt đầu tập dợt và trình diễn trên sân khấu khắp nơi
trên thế giới. Đồng thời, bà đảm đương trách nhiệm làm mẹ với rất nhiều
nghị lực. Thái Thanh tập lái xe dù bà không thích chút nào, nhưng “phải
tập ngay để có thể hàng ngày đưa đón Lê Đại đi học”. Sau hai năm học tại
College Golden West Lê Đại đã được vô đại học Long Beach. Sự kiên trì
và nhẫn nại của bà mẹ Thái Thanh đã giúp Lê Đại (nay là Michael Đại Lê)
tự tin hơn, yêu đời hơn và tốt nghiệp Bachelor tại University of
California, Long Beach năm 1996 về bộ môn âm nhạc, thêm nhiều tín chỉ về
computer. Ngày nay, Lê Đại đang đi
làm Webmaster trong một phân bộ về giáo dục và nghiên cứu của đại học U
CI
Long Beach, sống tự túc thoải mái trong một căn hộ riêng gần trường. Lê
Đại đi làm bằng xe buýt, mỗi cuối tuần bà mẹ Thái Thanh đều tới thăm
nom, mang thêm vài món ăn Việt Nam bà nấu cho cậu út.
Còn cô bé Thanh Loan sang tới Hoa Kỳ (1985), bắt đầu bị bệnh phiền muộn nặng hơn, Thái Thanh một lần nữa lại khổ đau cùng cực trước số phận khắt khe. Trong thời gian tìm hiểu về bệnh trạng của Thanh Loan, biết con không học hành bình thường như các anh chị em được, cô đã cố gắng dìu dắt con gái, cùng đi làm những việc thiện nguyện, mong con tìm được niềm vui sống. Nhưng bệnh tình Thanh Loan cứ nặng dần, sau cùng Thái Thanh đành phải nghe lời bác sĩ và các bạn đồng cảnh ngộ, đưa con vào một bệnh viện chữa trị. Nhưng bà vẫn kiên trì phấn đấu với phương tiện và hoàn cảnh của mình để giúp đỡ con yêu và một lần nữa Thái Thanh đã thắng được định mệnh: Sau hơn mười năm chữa trị, Thanh Loan ngày nay đang tập trở lại sống bình thường trong xã hội. Cô bé đã có bằng về cắm hoa và rất mong muốn sống tự lập được sau khi đi làm.
Còn cô bé Thanh Loan sang tới Hoa Kỳ (1985), bắt đầu bị bệnh phiền muộn nặng hơn, Thái Thanh một lần nữa lại khổ đau cùng cực trước số phận khắt khe. Trong thời gian tìm hiểu về bệnh trạng của Thanh Loan, biết con không học hành bình thường như các anh chị em được, cô đã cố gắng dìu dắt con gái, cùng đi làm những việc thiện nguyện, mong con tìm được niềm vui sống. Nhưng bệnh tình Thanh Loan cứ nặng dần, sau cùng Thái Thanh đành phải nghe lời bác sĩ và các bạn đồng cảnh ngộ, đưa con vào một bệnh viện chữa trị. Nhưng bà vẫn kiên trì phấn đấu với phương tiện và hoàn cảnh của mình để giúp đỡ con yêu và một lần nữa Thái Thanh đã thắng được định mệnh: Sau hơn mười năm chữa trị, Thanh Loan ngày nay đang tập trở lại sống bình thường trong xã hội. Cô bé đã có bằng về cắm hoa và rất mong muốn sống tự lập được sau khi đi làm.
Lê
Quỳnh lập gia đình với người vợ sau và có thêm 4 người con. Người vợ
sau của ông là bà Lê Ngọc Trúc, đã chung sống với ông hơn 30 năm nay.
Bốn người con bao gồm: Lê Quang Lộc, Lê Quang Nido, Lê Quang Victor, Lê
Trúc Natalie. Tóm lại diễn viên điện ảnh Lê Quỳnh có hai đời vợ và 9
người con gồm 5 trai 4 gái, tất cả đều đã trưởng thành, trong số đó có
hai người theo nghiệp cha đi vào con đường phục vụ nghệ thuật, đó
là nữ ca sĩ Ý Lan và MC kiêm ca sĩ Quỳnh Hương.
Lê Quỳnh có người anh trai là giáo sư Lê Xuân Khoa, các em ruột gồm có: Lê Đại Toàn, Lê Đại Tường, Lê Đại Quang, Lê Kim Hoàng.
Diễn viên điện ảnh Lê Quỳnh qua đời vào lúc 12 giờ 40 sáng thứ bảy mùng 05/01/2008 (nhằm ngày 27/11 năm Đinh Hợi), tại một bệnh viện của thành phố Santa Ana ở vùng Orange County, tiểu bang California, hưởng thọ 74 tuổi và được hỏa táng ngày 16/01/2008.
Diễn viên điện ảnh Lê Quỳnh qua đời vào lúc 12 giờ 40 sáng thứ bảy mùng 05/01/2008 (nhằm ngày 27/11 năm Đinh Hợi), tại một bệnh viện của thành phố Santa Ana ở vùng Orange County, tiểu bang California, hưởng thọ 74 tuổi và được hỏa táng ngày 16/01/2008.
(Tổng hợp từ nhiều nguồn)
Bài viết của Akino (c) www.yXine.com 2008
Bài viết của Akino (c) www.yXine.com 2008
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen