Hiện
tại, Nga cấm nhập khẩu nhiều mặt hàng nhưng theo kinh
tế gia Sergueï Gouriev, Nga sẽ không dám ngưng cung cấp khí đốt và dầu
khí cho phương Tây do Nga quá cần đến nguồn thu nhập này. Libération đặt
câu hỏi : liệu cuộc đọ sức giữa phương Tây và Nga sẽ kéo dài trong vòng
nhiều năm ?
Kinh
tế gia cho rằng, cuộc đọ sức sẽ không quá lâu như chiến tranh lạnh
trong vòng 50 năm nhưng cũng không kết thúc quá sớm. Nga sẽ tiếp tục đối
đầu cho đến khi hết tiền hay trở thành một vệ tinh của Trung Quốc và
biến mất khỏi bàn cờ chiến lược.
Về phía phương Tây, một số lĩnh vực cũng bị ảnh hưởng bởi biện pháp cấm vận của Nga nhưng nó sẽ không là thảm
họa đối với các công ty này. Châu Âu
chỉ xuất sang Nga khoảng 10% nông sản còn Hoa Kỳ chỉ chiếm 1%.
Hiện tại, theo Libération, Nga vẫn chưa động đến mặt hàng rượu vang, có lẽ nhằm tránh đụng chạm đến Pháp vì Pháp vẫn tiếp tục hợp đồng bán chiến hạm Mistral cho Nga.
Hiện tại, theo Libération, Nga vẫn chưa động đến mặt hàng rượu vang, có lẽ nhằm tránh đụng chạm đến Pháp vì Pháp vẫn tiếp tục hợp đồng bán chiến hạm Mistral cho Nga.
Tuy
nhiên, nhà kinh tế Sergueï Gouriev lại đánh giá, rượu vang sẽ là bước
kế tiếp của các biện pháp trả đũa của Nga. Thủ tướng Dmitri Medvedev đe
dọa sẽ cấm nhập khẩu xe hơi và cấm các hàng hàng không phương Tây bay
qua vùng Siberi.
Trước
mắt, hậu quả của các biện pháp trừng phạt phương Tây lên nền kinh tế
Nga vẫn còn hạn
chế. Tuy nhiên, việc Nga bị cô lập đã khiến cho giới đầu
tư rút vốn khỏi nước này (70 tỷ đô la trong vòng 6 tháng đầu năm, hơn
cả lượng vốn rút đi trong cả năm ngoái). Giao dịch trên thị trường chứng
khoán Mátxcơva giảm 20% so với đầu năm trong khi giao dịch chứng khoán
của các quốc gia đang trỗi dậy khác lại gia tăng (Sao Paulo : +13%,
Istanbul : +25%).
Giá
bất động sản không trượt giá nhưng nhà cửa lại không bán được. Lĩnh vực
phân phối sẽ bị ảnh hưởng. Mátxcơva sẽ dần cạn tiền nhưng không phải
chỉ trong một sớm một chiều. Hiện tại, ngân hàng trung ương và chính phủ
vẫn còn đủ tiền dự trữ. Ngược lại, trong 5 năm tới, khó mà hình dung
được Nga sẽ thoát được kịch bản khắc khổ. Chính phủ vừa trưng dụng tiền
của quỹ hưu trí cho
đến năm 2015 và Mátxcơva đã bắt đầu đề cập đến việc tăng thuế.
Nhật
báo Le Monde cũng trích nhận định của một số chuyên gia như sau : Nga
hiện đang bên bờ vực của suy thoái kinh tế. Các nhà kinh tế lo ngại hiện
tượng giá cả leo thang và lạm phát tăng vọt do hàng hóa khan hiếm «
khoai tây, cà rốt thì dễ kiếm chứ đặc biệt sẽ thiếu hàng cao cấp ».
Le
Monde nhận định, Nga vẫn tiếp tục đọ sức với phương Tây là vì, « Tổng
thống Putin không thể trở thành một kẻ yếu. Ông không cần biết nước
ngoài nghĩ gì về ông. Điều mà ông quan tâm chính là hình ảnh của ông
trước dân chúng Nga »,
theo nhận định của kinh tế gia Chris
Weafer. Tuy nhiên, trừng phạt của phương Tây sẽ không ngăn cản được Nga
tiếp tục gây bất ổn cho nước láng giềng Ukraina nhưng ít ra miền Đông
Ukraina vẫn còn thuộc chủ quyền Ukraina, không như vùng Crimée.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen